Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng, năm B, của Lm Giuse Đỗ Văn Thuỵ

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng, năm B, của Lm Giuse Đỗ Văn Thuỵ

CN 1 MV NĂM B

Hãy Tỉnh Thức và Sẵn Sàng

Mc 13,33-37b(Mc 13,33-37)

I.TÀI LIỆU GỢI Ý

  1. Tỉnh thức là gì

Tỉnh thức hay thức tỉnh tâm linh (tiếng Anh: Spiritual Awakening ) là lời kêu gọi đến ý thức cao hơn và nhận thức sâu hơn về tinh thần cũng như thế giới xung quanh. Quá trình tỉnh thức mang lại sự chuyển đổi cá nhân và sự thay đổi khác trong thế giới quan của một người. Khi ai đó trải qua giai đoạn tỉnh thức, họ sẽ trải qua một sự biến đổi trong khuôn khổ tinh thần của họ.

Tỉnh thức là gì?

Những bận rộn của cuộc sống, những áp lực về cơm, áo, gạo, tiền khiến chúng ta mệt mỏi, căng thẳng và mất cân bằng. Tâm trí ta luôn mệt nhoài với những tiếc nuối trong quá khứ, khi lại lo tính cho những dự định trong tương lai. Ít khi chúng ta dành toàn tâm, toàn ý cho cuộc sống hiện tại, để có thể mang tâm về sống cùng với thân.

Hiện tại sống động này, ta lại không quan tâm và trân quý. Để đời sống mình có ý nghĩa hơn, chúng ta cần sống và thể nghiệm từng phút giây hiện tại. Để sống được với hiện tại nhiệm màu, chúng ta cần phải biết đến phương pháp tỉnh thức.

2.Sống tỉnh thức là gì

Sống tỉnh thức là chú tâm toàn vẹn vào hiện tại để nhận diện rõ những gì đang diễn ra bên trong và xung quanh ta, nhờ đó, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể triển khai xong công việc một với một hiệu suất cao nhất. 

Người sống tỉnh thức là người luôn quan sát dòng tâm thức đang quản lý, vận hành và phản ứng của tâm so với những tác động ảnh hưởng từ bên ngoài. Theo cách này, tâm lý tất cả chúng ta từ từ trở nên yên bình và sáng suốt hơn. Thực hành tỉnh thức là cách để tất cả chúng ta tự hiểu về chính bản thân mình nhiều và rõ hơn.

Sống tỉnh thức sẽ giúp bạn trang bị sức mạnh để đối diện với khó khăn, thử thách. Tỉnh thức không đến với chúng ta một cách tự nhiên, lối sống tỉnh thức phải được rèn luyện từng bước, từng bước một. Chúng ta tập giám sát chặt chẽ những ý tưởng và hành động, nhờ đó sẽ giảm đi rất nhiều những lỗi lầm, sai sót để không phải hối hận và nuối tiếc về sau. Một cuộc sống đầy tỉnh thức trong từng phút giây là cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa nhất.

3.Sống tỉnh thức có lợi ích gì

Sống tỉnh thức là cách để chúng ta tự hiểu về chính bản thân mình nhiều hơn. Quá trình thực hành mỗi ngày sẽ tạo cho chúng ta một thói quen trú tâm vào những việc đang làm, kiểm soát ý tưởng và suy nghĩ của mình trong từng giây từng phút. Vậy sống tỉnh thức thật sự có lợi ích như thế nào đối với cuộc sống hằng ngày?

3.1. Kiểm soát và điều chỉnh tâm ý của bản thân

Sống tỉnh thức giúp tâm trí chúng ta tĩnh lặng và sáng suốt hơn. Sống tỉnh thức là luôn quan sát dòng tâm thức đang vận hành và phản ứng của tâm đối với những tác động từ bên ngoài. Theo cách này, tâm trí chúng ta dần dần trở nên tĩnh lặng và sáng suốt hơn.

Gặp những điều mình thích, tâm phản ứng thế nào, gặp điều mình không ưa tâm suy nghĩ thế nào, khi gặp người hay cảnh không ưa cũng chẳng ghét tâm biểu lộ thế nào… nhờ thực hành thực tế lối sống tỉnh thức, tất cả chúng ta hiểu được tâm ý mình muốn gì, đi về đâu và hiểu được những tâm lý của mình để kịp thời kiểm soát và điều chỉnh chúng. 

Những tâm ý không trong sáng và xấu nếu được trấn áp khi nó còn là ở dạng tiềm tàng trong tâm lý, sẽ được ngăn ngừa kịp thời trước khi nó hành hoạt và bộc lộ ra lời nói và hành vi, nhờ đó tất cả chúng ta sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Lợi ích của sống tỉnh thức sẽ nhiều, bền vững và kiên cố hơn nếu tất cả chúng ta thực hành thực tế sống tỉnh thức mỗi ngày. Luyện tập khả năng tập trung, chuyên sâu và trấn áp tâm ý trong toàn bộ những việc mình làm.

3.2. Hoàn thành mọi công việc một cách hoàn hảo vào chỉn chu nhất

Sống tỉnh thức là phương pháp mang đến hiệu suất công việc cao. Sống tỉnh thức chính là chú tâm trọn vẹn vào những việc đang làm để nhận diện rõ những gì đang diễn ra trong ta và quanh ta. Vì vậy, chúng ta có thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo và chỉn chu nhất.

Khi nguồn năng lượng, sự tập trung chuyên sâu và nỗ lực được đặt vào những việc ở hiện tại, điều hiển nhiên là hiệu quả công việc sẽ ở mức hoàn hảo nhất trong năng lực hoàn toàn có thể. Đây là cách tất cả chúng ta tiết kiệm ngân sách và chi phí thời hạn nhiều nhất, thao tác hiệu suất cao nhất vì nguồn nguồn năng lượng dành cho việc làm cần làm không bị phân tán và tiêu tốn lãng phí.[1]

II.CHIA SẺ TIN MỪNG

Powell, ông tổ của ngành hướng đạo, hồi còn là đại tá chỉ huy những cuộc chiến đấu tại Âu Châu, lần kia đoàn quân của ông có một ngàn mà phải đương đầu với địch quân những chín ngàn. Suốt trong 217 ngày đợi chờ được cứu viện, ông đã dùng chiến thuật nghi binh.

Ở mặt trận, ban ngày thỉnh thoảng ông cho nổ chỗ này chỗ khác mấy trái lựu đạn. Còn ban đêm trong một vùng rộng lớn, ông cho thắp đèn sáng tại nhiều nơi, mục đích là để đánh lừa đối phương, khiến chúng tin rằng ông có nhiều lính và hiện diện ở khắp nơi, chớ có liều lĩnh mà tấn công. Khi viện binh tới, ông mới tấn công đối phương và đã dành được thắng lợi.

Giữa lúc chính phủ nước Anh định nâng ông lên cấp bậc thống tướng thì ông lại rút lui, để rồi lập nên phong trào hướng đạo, huấn luyện các em thiếu nhi trở thành những người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Mục đích của hướng đạo là lúc nào cũng phải tỉnh thức và sẵn sàng để đương đầu với mọi hoàn cảnh.

Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa nói: các con hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Những lời đó được minh hoạ tức bằng dụ ngôn: một người trẩy đi phương xa, chắc là xa lắm, và trao tất cả quyền hành cho các đầy tớ, sắp đặt mỗi người một việc, và dặn người gác cửa tỉnh thức. Chúa nhấn mạnh đến việc không biết trước ngày giờ sẽ đến, có mục đích duy nhất như một lệnh truyền là hãy tỉnh thức.

Chúa nói: các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ sẽ về, hoặc là chiếu tối, hoặc là nửa đêm hoặc lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông chủ trở về thình thình, bắt gặp các con đang ngủ. Ngủ ở đây không chỉ là cái ngủ thể lý, nhưng còn là tình trạng quá mải mê việc trần thế, không quan tâm đến việc bổn phận của mình là những người con của Thiên Chúa.

  1. Một cuộc sống với những việc đầy ứ phải làm

Một ngày làm việc của chúng tràn ngập không biết bao nhiêu chuyện phải làm, bao nhiêu người phải gặp, bao nhiêu dự án phải thực hiện, bao nhiêu thư phải viết, bao nhiêu cú điện thoại phải trao đổi và bao nhiêu cuộc hẹn phải tôn trọng.

  1. Một cuộc sống với những công việc còn dang dở

Chúng ta luôn bị ám ảnh, bị quấy rầy bởi những việc chưa làm xong, những lời hứa chưa giữ, những đề nghị chưa thực hiện. Khi nào cũng có một cái gì đó phải nhớ, phải làm hay phải nói. Luôn luôn còn công việc bỏ dở chưa làm, còn những người chưa kịp nói, chưa kịp gặp và còn một bổn phận nào đó chưa hoàn thành.

  1. Một cuộc sống dồn dập những tin tức

Qua các thông tin của báo chí, truyền thanh, truyền hình, họ làm chúng ta sống trong một không khí thường xuyên khẩn cấp. Giọng kích thích của ký giả, khuynh hướng thích đưa những tin giật gân, những tai nạn khủng khiếp, những tội ác tày trời, những cách ứng xử trước tội lỗi. Nói tóm lại, tất cả những khốn cùng của nhân loại được họ cung cấp từng giờ, từng phút, đã từ từ làm cho chúng ta rơi vào trạng thái nơm nớp lo sợ một tai họa như thể sắp xảy ra ngay sát chúng ta.

  1. 4. Một cuộc sống tràn ngập những quảng cáo

Tiếp theo làm một loạt những quảng cáo dồn dập được tung ra. Họ nhấn mạnh làm sao để chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta sẽ thiếu một điều quan trọng gì đó, nếu chúng ta không đọc quyển sách này, không mua sản phẩm kia. Các điều này lại càng làm cho chúng ta thêm bối rối, thêm lo lắng trước đủ mọi mặt phức tạp của đời sống cộng thêm những lo lắng đã có sẵn muôn đời còn nằm đó. Xã hội chúng ta bị lệ thuộc vào những lo lắng giả tạo này. Chúng ta luôn bị kẹt trong mạng nhện của những dự kiến giả tạo và những nhu cầu đặt định: những bận rộn và những lo lắng lấp đầy đời sống bên ngoài cũng như bên trong.

Một cuộc sống quá bận rộn với những công việc trần thế khiến chúng ta không còn thời giờ để nghĩ đến phần rỗi thiêng liêng của chúng ta, nhưng hậu quả như thế nảo?

Chúng ta hãy nghe câu chuyện trong Sách Sự Sống: tôi qùi cầu nguyện, nhưng chẳng lâu được; tôi có nhiều việc phải làm. Tôi phải cấp tốc đi làm vì hóa đơn đòi tiền chồng chất. Vì vậy, tôi qùi gối, đọc vội một kinh và nhảy đứng dậy. Thế là việc bổn phận Kitô hữu của tôi đã làm xong.Tâm hồn tôi thanh thản, bình an. Suốt ngày tôi không có thì giờ để buông một lời chào hỏi vui vẻ hoặc

nói về Chúa Kitô cho bạn bè vì sợ họ cười nhạo tôi. Tôi luôn miệng la lớn: không có thì giờ, không có thì giờ, nhiều chuyện phải làm quá !

Không có thì giờ để lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng cuối cùng giờ chết đã đến. Tôi trình diện trước mặt Đức Chúa, mặt cúi xuống, vì Đức Chúa đang cầm trong tay một quyển sách, sách sự sống. Đức Chúa nhìn vào trong sách và nói: ”Ta không tìm thấy tên con, vì có lần Cha dự tính viết tên con, nhưng Ta không có thì giờ”.

Một ít phút để chúng ta suy nghĩ về chính ngày chúng ta phải ra đi. Một ngày mà không bao giờ chúng ta nghĩ tới.

Lm Giuse Đỗ Văn Thuỵ

 

[1] https://vuanem.com/blog/tinh-thuc-la-gi.html

 

Xem thêm

23-1-2025 11-25-05 AM

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT TUẦN III THƯỜNG NIÊN, NĂM C, CỦA LM AN TÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Năm Thánh – Năm Hồng Ân SUY NIỆM CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN – C (Lc …