Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật I MÙA VỌNG, năm B, của Phêrô Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật I MÙA VỌNG, năm B, của Phêrô Trần Đình Phan Tiến

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM ( B) 2020

(Mc 13, 33- 37)

 THIÊN CHÚA LÀ CHA NHÂN LÀNH

2020-11-28_11-29-08Thưa quý vị và các bạn, chủ đề Lời Chúa Chúa Nhật I Mùa Vọng là chủ đề nói về sự “ tỉnh thức”.

Vâng, sự tỉnh thức ở đây là gì , thưa quý vị ? Thưa, đó là sự “ cầu nguyện” luôn luôn hướng lòng lên Thiên Chúa.

Vậy, lúc nào không nói đến sự cầu nguyện, vâng, sự cầu nguyện luôn luôn được nhắc đến, như một sự tỉnh thức.

Vâng, tâm tình Mùa Vọng cho chúng ta hai điều, một là sống lại tâm trạng chờ mong “ơn Cứu Độ “ đến của người Dothai, và chuẩn bị tâm hồn đón mừng Lễ Giáng Sinh, hai là mặc lấy tâm tình chờ mong Đức Ki-tô đến lần thứ hai trong vinh quang.

Riêng người Công giáo có một tâm hồn luôn chuẩn bị ngày giờ Chúa đến riêng cho từng cá nhân. Ngày phán xét riêng cho từng người là giờ chết.Xét cho cùng Mùa Vọng có bốn đặc tính, hai đặc tính chính, hai đặc tính riêng.

Như vậy, tâm tình tỉnh thức mà Chúa Giêsu nói qua Tin Mừng (Mc 13, 33 – 37)  Chúa Nhật I Mùa Vọng hôm nay là gì? Thưa , đó là tâm tình “ trong sạch”, tâm hồn trong sạch, cũng có nghĩa là tâm hồn có Chúa, tâm hồn có Chúa là một tâm hồn đón nhận Tin Mừng.Tâm hồn đón nhận Tin Mừng phải là một tâm hồn  trống rỗng. Không vướng víu tội lỗi.

Như vậy, Lời Chúa theo thánh Mc hôm nay nhắc nhớ cho chúng ta biết tỉnhthức như một “ mệnh lệnh”, một sự bắt buộc hầu được đón nhận ơn Cứu Độ.

Theo đó, Đoạn Tin Mừng (Mc 13, 33 -37), tuy ngắn, nhưng mang nhiều động từ cần thiết.

Câu đầu tiên, chúng ta thấy hai cụm từ : “phải coi chừng”, “ phải tỉnh thức”. động từ “ biết” và động từ “ đến”,  làm cho chúng ta thấy một câu với nhiều mệnh đề, nhiều động từ.

Những câu “ mệnh lệnh” , câu “ cầu khiến”, attantion : coi chừng, chú ý, cẩn thận.

Chúa Giêsu dùng hình ảnh “ngủ mê”,hoặc “ đắm đuối” vào thế gian, tiền bạc, của cải, đời sống vật chất, sa đọa là hình thức “ mê ngủ”,

Một dụ ngôn, một Ông Chủ ”trẩy đi” phương xa, “ gọi “ đầy tớ lại “dặn dò”, “trao quyền”, “ chỉ định”, “ ra lệnh”, “giữ cửa”, “ phải tinh thức” cho các tôi tớ của minh.

“Gọi”, “ dặn dò”, “trao quyền” , “ chỉ định”, “ ra lệnh”, “ phải tỉnh thức “, cho thấy một sự cẩn thận , sắp xếp tỉ mĩ một sứ mạng cho người dưới, thân thuộc của mình.

Rồi lập lại, “ phải canh thức”, “ không biết”, “ đến”, của Ông Chủ cho các tôi tớ trong nhà, một sự dặn dò tỉ mĩ như thế trong một đoạn văn ngắn cho thấy một sự cẩn thận, chu đáo đến mức lo lắng cùa Ông Chủ.

Tiếp theo, “ phải canh thức “, “ đến”, “ bắt gặp”, “ đang ngủ”, “ nói với”, “ phải canh thức”.

Đoạn văn có 05 câu, nhưng mỗi câu đều co những động từ nhắc đến, nhắc lại là: ”phải tỉnh thức”.

Như vậy, tâm trạng lo lắng của Ông Chủ cho thấy một “ hình ảnh” của sự  “mê ngủ” của gia nhân khi chủ đi vắng .

Như vậy, tâm trạng của Đoạn Tin Mừng (Mc 13, 33 -37) được đọc trong Chúa Nhật I Mùa Vọng hôm nay có ý nghĩa gì với tâm tình Mùa Vọng ?

Mùa Vọng là thời gian, mong chờ “ƠN CỨU ĐỘ” của người Dothai, thời gian bị lưu đày 40 năm trong sa mạc bên Babylon của dân Israel, làm cho họ khát khao ơn cứu độ, Lời Hứa của Thiên Chúa thật cháy bỏng, khát khao theo nghĩa đen, “khát” là một trạng thái lo âu, chờ đợi để được “giải khát”, là một trạng thái khổ sở đối với họ.

Chúng ta có thể tưởng tượng trong luyện ngục là nơi linh hồn chưa vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa, họ hằng ngày mong đợi một sự “cứu thoát”, một nỗi khát khao đến khủng khiếp, khi họ nghĩ về sự hoan lạc vô biên trên Thiên Đàng.

Linh hồn nhân thế khát khao ơn cứu độ như trạng thái khát nước trong sa mạc, như hừng đông mong trời sáng, như con thơ mong mẹ hiền, như nai vàng khao khát suối nước trong, hồn con cũng trong mong ơn cứu độ của Chúa.

Một đoạn văn ngắn ngủi của Tin Mừng(Mc 13, 33 -37) không trình bày hết ý nghĩa của tâm trạng “ khát khao”, chờ mong của một dân tộc khát khao ơn cứu độ, hay những linh hồn trong luyện ngục mong chờ ơn giải thoát.

Lúc đó, bạc vàng thế gian, phương tiện trần thế không thể đổi lấy sự khát khao ấy. Chúng ta thấy, trong lúc nầy điều gì “ thỏa “ được điều khao khát ấy, nếu chẳng phải là” Lòng thương xót” của Thiên Chúa.

Tại sao vậy ? Thưa , bởi vì, thế gian không phải là nơi “vĩnh cư”, mà là chốn dừng chân của linh hồn.

Như vậy, hình ảnh Nước Thiên Chúa của dân Dothai từ tạo thiên lập địa đến thời Tổ Phụ Apraham và cho đến tận thế, họ vẫn mong chờ , khao khát ĐẤNG CỨU ĐỘ của họ.

Còn chúng ta, những ai TIN vào Đức Ki-tô, thì Mùa Vọng là thời gian “TỈNH THỨC” đợi chờ Người lại đến trong cuộc đời riêng từng người và ngày cánh chung.

Chúa đã đến trong Đêm Giáng Sinh lần thứ I, nhưng, khi Người đến lần thứ II trong vinh quang của Thiên Chúa.

Sự tỉnh thức trong Đoạn Tin Mừng hôm nay trong bối cảnh nói về ngày tận thế. Ngày mà chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi, ngay cả Con Người cũng không biết.

Như vậy, qua sự mạc khải của Chúa Giêsu, sự hữu hình không thể can dự vào vô biên được. Lúc đó, bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu sẽ hiệp thông vào bản tính Thiên Chúa của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Theo đó, ngày tận thế của riêng và của chung mọi người là một điều vô cùng huyền bí và mầu nhiệm, đến độ ngay cả bản tính Con Người của Chúa Giêsu cũng không biết.

Hình ảnh mê ngủ là hình ảnh ngu muội của nhân thế, khi đắm chìm vào thế gian, vật chất, đó là mê muội. Hình ảnh mê ngủ thật đáng sợ, bởi vì, mơ mơ, màng màng, không nhận ra chân lý.Giữa thế trần bao nhiêu là ngu muội, bao nhiêu là giả trá, lọc lừa, bao nhiêu đòn roi của satan, bao nhiêu sự giả trá làm vua, lên ngôi, bao nhiêu quyền hành để lừa dối, gạt gẫm, thủ đoạn ranh ma, mà luật pháp thế gian phải đầu hàng. Khi lọc lừa, gian xảo tha nhân để trục lợi là “ ngủ mê” trong thế gian.

Như vậy, khởi đi từ Bài đọc I hôm nay (Is 63, 16b – 17. 19b . 64 , 2b -7) cho chúng ta hiểu được Đọan Tin Mừng hôm nay. Thiên Chúa là Cha nhân lành.,

Lạy Chúa Giêsu,

Xin Người ngự đến, hầu chiếm giữ lòng trí chúng con

để ánh sáng Chúa làm cho chúng con tình thức.

Xin xua đuổi những tà kiến,

để linh hồn chúng con chỉ chứa đựng ánh sáng của Chúa,

như thế chúng con mới có thể tỉnh thức để đón chờ Chúa đến,

xin cho chúng con luôn bước đi trong đường lối của Người./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …