Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay, Năm C, Của P.Trần Đình Phan Tiến

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay, Năm C, Của P.Trần Đình Phan Tiến

(Lc 4, 1 -13)

TIN & XƯNG

h5_resizeTin và Xưng là hai động từ phải đi đôi với nhau, vì nếu Tin mà không rao giảng thì niềm tin sẽ bị “chết”, và nếu Xưng mà không tin, thì không thể được, vì không có cái gì để mà xưng.

Vâng, thưa quý vị, TIN và XƯNG là hai động từ tưởng chừng đơn giản đối với người Kitô hữu, nhưng thật ra không dễ dàng, bởi vì, satan nó cũng tin có Thiên Chúa. Vâng, “TIN” có nghĩa là biết, ai nói cho biết, hay được ai nói cho biết, tin có nghĩa là tin tức. Như vậy, tất cả các mầu nhiệm bởi Thiên Chúa, do Thiên Chúa tỏ cho biết, nói cho biết, đó là: ”ĐỨC TIN“. Vậy, “ĐỨC TIN“ là sự mạc khải bởi Thiên Chúa.

Thiên Chúa mạc khải trực tiếp, hoặc gián tiếp qua các tổ phụ và tiên tri, tức ngôn sứ. Đón nhận Đức Tin là đón nhận ơn Mạc Khải từ Thiên Chúa. Đón nhận Đức Tin thì phải tuyên xưng đức tin, đó là rao giảng Đức Tin, rao giảng bằng “lời” (bằng tiếng nói của mình) và bằng “đời sống”.

Theo đó, Mùa Chay là mùa tri ân, mùa hồng phúc từ Thiên Chúa dành cho con người.

Khởi đi từ bài đọc I, sách (Đnl 26, 4 -10), Nghi lễ đầu mùa của dân Irael dâng lên Thiên Chúa, để tri ân vì đã được Thiên Chúa cứu thoát khỏi ách Ai-cập. Theo đó, ý nghĩa mùa chay, là mùa để tri ân Thiên Chúa cứu độ dân Ngài.

Bài đọc II, (Rm 10, 8 -13) thánh Phao- lô cho chúng ta biết: TIN và Tuyên Xưng Đức Kitô thì được cứu độ. Điều đó có nghĩa là thời đại Tân Ứơc. Tri ân Thiên Chúa là TIN và TUYÊN XƯNG vào Đức Kitô thì được cứu độ, không cần phải dâng lễ vật đầu mùa. Vì chính Đức Kitô là lễ vật hoàn hảo nhất dâng lên Thiên Chúa Cha. Vì, TIN và TUYÊN XƯNG vào Đức Kitô chính là sự chân nhận Thiên Chúa là Đấng Thánh duy nhất, có quyền năng giải thoát con người khỏi quyền lực satan.

Trở lại Tin Mừng hôm nay, (Lc 4, 1- 13), chúng ta thấy, Chúa Giêsu chịu satan cám dỗ là nói lên phần nhân tính của con người trần gian, mà Người mặc lấy để thực thi ơn cứu độ. Dưới sự cám dỗ của satan, con người trần gian không tài nào thắng nổi, nhưng, mưu chước satan không thể thắng phần thiên tính nơi Chúa Giêsu.

Chúng ta thấy, ba lần Chúa Giêsu chịu cám dỗ là ba lần Người dùng Lời Chúa để lướt thắng satan. Vì satan có nghĩa là: kẻ phản nghịch.

Tai sao Chúa Giêsu lại chịu satan cám dỗ và lướt thắng satan? Dù biết Người là Thiên Chúa làm Người.

Thứ nhất: Để thực thi công trinh cứu độ nhân loại bởi Thiên Chúa.Vì vậy, Chúa Giêsu đã trút bỏ hoàn toàn phần Thiên Tính. Khi chịu satan cám dỗ, Người chỉ dựa vào Lời Chúa.

Thứ hai: Chỉ để cho Thần Khí hướng dẫn, có nghĩa là tín thác vào mầu nhiệm cứu độ, tức chương trình bởi Thiên Chúa.

Thứ ba: Thần Khí Thiên Chúa hoạt động bên ngoài Chúa Giêsu,luôn hướng dẫn Người. Sự đói khát thức ăn, quyền lực danh vọng và cậy dựa mình là Con Thiên Chúa, tức Ông Trời Con, là Con Ông Trời.

Vâng, ba lần Người chịu cám dỗ và lướt thắng cám dỗ là ba lần Người “tự hạ” hoàn toàn trút bỏ phần Thiên Tính và Nhân Tính của Người. Vì thế, satan đã rút lui.

Chúa Giêsu chịu cám dỗ và lướt thắng cám dỗ bởi satan là Người đã biết đối nghịch lại với satan, vì satan là kẻ “phản nghịch”, còn Chúa Giêsu là Đấng “tự hạ”.

Như vậy, ba cơn cám dỗ mà Chúa Giêsu chịu bởi satan. Không gì khác hơn chính là một điều, đó là “KHIÊM NHƯỜNG” tự hạ của Một Ngôi Vị Thiên Chúa làm Người. Vì TIN và TUYÊN XƯNG Thiên Chúa bằng hành động cụ thể như Chúa Giêsu hầu phá tan mưu chước satan là một phương pháp tuyệt hảo, mà được gọi là diệu kế. Vì ba lần Người dùng Lời của Thiên Chúa để đối đáp với Satan, chứ không dùng uy quyền mà đánh đuổi satan. Satan đã dùng kế hiểm độc nhất để hãm hại Chúa Giêsu, đó là “SỰ KIÊU NGẠO”.

Dù là Con Thiên Chúa và  là Thiên Chúa thật, nhưng, người không “tỏ” ra là Con Thiên Chúa bởi quyền uy và thế lực, bởi danh vọng và sự hưởng thụ, mà là một sự chay tịnh từ trong cung lòng.

Chúng ta thấy lần chịu cám dỗ thứ nhất, Người đã dùng Lời Thánh Kinh mà đáp trả, đó là: TIN và TUYÊN XƯNG vào Thiên Chúa. Rồi lần thứ hai cũng vậy. Đến lần thứ ba, satan cũng dùng Lời Chúa trong Thánh Vịnh 90, câu 11 -12. Theo đó, chúng ta thấy satan cũng biết Tin và Tuyên Xưng vào Thiên Chúa, nhưng không bởi sự khiêm nhường, mà là bằng sự kiêu ngạo, vì satan cũng “nhận biết” có Thiên Chúa, nhưng không bởi sự khiêm nhường của nó, satan TIN vào Thiên Chúa bằng sự kiêu ngạo của mình, và Tuyên Xưng Thiên Chúa cũng bằng sự cậy dựa vào mình. Như vậy, nó thua Chúa Giêsu là Đấng “TỰ HẠ”.

Như vậy, ba cơn cám dỗ mà Chúa Giêsu chịu bởi satan chính là sự kiêu ngạo và sự khiêm nhường. Nhân thế đễ mắc bẫy satan vì họ theo cách của satan, dù là TIN và Tuyên Xưng vào Thiên Chúa. Nhưng, nếu chúng ta theo cách của Chúa Giêsu, thì chúng ta không mắc bẫy satan. Bởi vì, cũng TIN và TUYÊN XƯNG Đức Kitô là Đấng Cứu Độ, nhưng, không phải ai cũng giống ai. Nếu chúng ta , tin vào Chúa Giêsu và tuyên  xưng Người thì chúng ta phải bước theo Người bằng một cách “TIN và TUYÊN  XƯNG” vào Thiên Chúa như Người.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu satan cám dỗ và lướt thắng satan. Xin ban cho con người biết nhận ra chân lý của Chúa mà noi theo, hầu thoát được mưu chước satan, vì satan cũng nhận biết có Thiên Chúa và tuyên xưng vào Chúa, nhưng bằng sự kiêu ngạo, chứ không bởi sự khiêm nhường./. Amen

Chúa nhật I Mùa Chay 2016

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Ga 18, 33 - 37a

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN- LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ, NĂM B, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Chúa là Vua SUY NIỆM LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ – B (Ga 18, 33 – 37) Chu kỳ …