Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 5 Phục sinh, năm C, của Lm Giuse Đỗ Văn Thụy

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 5 Phục sinh, năm C, của Lm Giuse Đỗ Văn Thụy

GiỚi RĂN MỚI

h1

Thầy ban cho anh em điều răn mới là

“anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.

Vậy chúng ta đã sống giới răn mới đó như thế nào và tình yêu thương mà chúng ta đang sống đó là tình yêu thương nào?

Quả thực chúng ta vẫn sống vẫn yêu thương, nhưng yêu thương có nhiều cách, yêu thương có nhiều thể loại.

Loại thứ nhất là yêu thương vụ lợi. 

Chúng ta yêu thương người khác bởi vì họ có lợi cho chúng ta. Cái lợi đó thể là cái lợi vật chất hay tinh thần. Cái lợi đó có thể là tự nhiên hoặc siêu nhiên. Như vậy đây chỉ là tác động của tính ích kỷ hơn là tác động của tình yêu thương.

– Loại thứ hai là yêu thương lãng mạn. 

Đó là loại tình cảm hướng chúng ta về người khác bởi vì niềm vui thích mà người khác đem lại cho chúng ta. Chúng ta say mê người khác. Nhưng đó không phải là tình yêu. Chúng ta tưởng rằng mình yêu người khác, nhưng thật ra, chúng ta yêu chính mình chúng ta.

– Loại thứ ba là yêu thương nhân bản. 

Đó là tình yêu dành cho nhân loại nói chung.

 “Tôi yêu nhân loại, nhưng tôi không dính dáng gì với họ”.                  

Tôi yêu nhân loại nhưng lại rất hờ hững với những người chung quanh tôi.

– Loại thứ tư là tình yêu Kitô giáo,

là tình yêu chính Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta mà Người gọi là giới răn mới: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.”[1] 

“Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”. 

Yêu “Như Thầy đã yêu” chính là cúi xuống rửa chân cho nhau để bày tỏ một tình yêu sâu thẳm, cho dù người ấy là Giuđa, kẻ phản bội.         

Yêu “Như Thầy đã yêu” chính là hạ mình xuống ngang hàng với người mình yêu để cảm thông, chia sẻ và yêu thương như “Bạn hữu thân tình”.                  

Yêu “Như Thầy đã yêu chính là “Yêu cho đến cùng”, yêu cho đến chết và chết trên thập giá.                                                                                 

Vâng, kể từ khi Con Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại cho đến cùng, thì luật yêu thương đã trở thành điều răn mới, mới ở đây chính là yêu “Như Thầy đã yêu”.

Chúng ta chỉ có thể yêu “Như Thầy đã yêu” khi chúng ta dám xả thân đến mức như Chúa Giêsu đã hiến dâng mạng sống cho chúng ta.

Như vậy, yêu “Như Thầy đã yêu” không phải là tình yêu vị kỷ (Eros).         

Yêu người khác chỉ để lợi dụng, chỉ để chiếm đoạt.                                          

Còn Yêu “Như Thầy đã yêu” chính là tình yêu vị tha (Agapé) .                         

Tình yêu sẵn sàng hiến dâng, hy sinh cho kẻ khác.

Một buổi tối nọ, sau khi ngôi sao âm nhạc nổi tiếng của Broadway, Mary Martin lên sân khấu trình bầy vở nhạc kịch lừng danh South Pacific (vở nhạc kịch này đoạt giải hay nhất năm 1950) được Oscar Hammerstein khen tặng với nội dung như sau:

Mary mến,

một cái chuông không phải là chuông cho đến khi cô rung cái chuông đó.

Một bản nhạc không phải là bản nhạc cho đến khi cô hát bài hát đó lên.

Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi cô cho đi tình yêu của cô”        

Và cô ta đã tâm sự:”Tối nay, tôi đã cho đi tình yêu của tôi”[2] 

Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi tình yêu được cho đi                  

Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi tình yêu được trao ban.  

Tức là tình yêu phải được thực hiện như Chúa Giêsu đã dạy “Yêu như Thầy đã yêu”.                     

Trong cuộc sống hằng ngày, không phải chúng ta không biết đến đòi hỏi của Chúa Giêsu là yêu thương tha nhân như Chúa đã yêu thương.                  

Chúng ta cũng biết rằng tình yêu là dấu chứng thuộc về Chúa.

Thế nhưng, từ chỗ biết đến chỗ sống, luôn luôn có một khoảng cách, một khoảng cách rất xa: chúng ta vẫn thích lấy lòng mình làm thước đo tình yêu dành cho tha nhân. Chúng ta vẫn muốn giới hạn tình yêu tha nhân trong một mức độ nào đó để khỏi phải thiệt thòi cho mình.     

Chúng ta vẫn muốn dựa vào một danh xưng bề ngoài để xác định chúng ta thuộc về Chúa, chứ chúng ta chưa dám “liều mạng” để khẳng định chân tính Kitô hữu của mình bằng ý nghĩa và hành động yêu thương biết thực sự cho đi. Vì thế mà ngay đối với chúng ta, là linh mục, là tu sĩ hay giáo dân, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi lối sống của người thế gian: người ta đối xử với tôi thế nào, tôi đối xử lại như thế ấy!             

Quan hệ của chúng ta với tha nhân còn mang nặng tính vụ lợi, mua bán, đổi chác.

Và vì thế cách sống của chúng ta chẳng nói được với ai điều gì về niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa Tình Yêu cả!

Chính vì vậy, ai không yêu thương, người ấy không phải là Kitô hữu, ai không yêu thương, người ấy không phải là con cái đích thực của Thiên Chúa, ai không yêu thương, người ấy không phải là người đi theo Chúa.                                            

Điều Chúa muốn nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay là hãy lắng nghe Lời Chúa và đưa Lời Chúa vào cuộc sống: “Thầy ban cho anh em điều răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Amen.

 

Lm Giuse Đỗ Văn Thụy

[1] Flor McCarthy, CN 5C PS

[2] Internet 

Xem thêm

Ga 18, 33 - 37a

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN- LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ, NĂM B, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Chúa là Vua SUY NIỆM LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ – B (Ga 18, 33 – 37) Chu kỳ …