Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật 32 Thường Niên, Năm C, của LM Giuse Đỗ Văn Thụy

Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật 32 Thường Niên, Năm C, của LM Giuse Đỗ Văn Thụy

CN 32C TN

 Tin Vào Sự Sống Đời Sau

(Lc 20,27.34.38)

11-9-2019 5-03-29 AM1.Chối bỏ việc kẻ chết sống lại

Trong thời Đức Giêsu, ba nhóm rất có thế lực và chi phối đời sống xã hội cũng như tôn giáo Do Thái. Ba nhóm ấy là Luật Sĩ, Biệt Phái và Sađucêu.

Nhóm Luật Sĩ và Biệt Phái là những người đạo đức chuyên lo việc học hỏi Thánh Kinh và giữ luật một cách tỉ mỉ. Họ chuyên lo việc đạo chứ không quan tâm đến chính trị. Tuy nhiên chính họ lại là những người giả hình và hay chống đối Đức Giêsu. Nhiều lần Ngài đã phải thẳng thắn vạch trần bộ mặt giả dối của họ. 

Còn nhóm thứ ba là Sađucêu. Đây là một nhóm tư tế cao cấp trong Do Thái giáo. Họ có quyền cả về sinh hoạt tôn giáo và chính trị Do Thái từ trước thời Đức Giêsu.

Họ chỉ chấp nhận Ngũ Kinh, và chỉ coi Môsê là vị tiên tri vĩ đại nhất. Họ không tin linh hồn bất tử và sự sống lại (họ trái ngược và kình địch với nhóm Biệt Phái) vì hai lý do: một là họ bảo giáo lý về sự sống đời sau không có trong Thánh Kinh (đối với họ chỉ có luật Môsê thôi), hai là họ nghĩ rằng: quyền năng của Thiên Chúa không vượt qua con người.  

Với trí khôn minh mẫn và trào phúng, họ cố làm cho câu chuyện sống lại trở nên lố bịch và buồn cười, họ đã nại đến thế giá ông Môsê mà Đức Giêsu không thể không nhìn nhận (Đnl 23,5) để bịa ra câu chuyện về sự sống lại. 

Theo luật Môsê, luật mà Thánh Kinh gọi là luật Levirat (Dt 25, 5-10), khi có người anh em trong gia đình chết mà không có con, người anh em còn sống phải lấy chị dâu hay em dâu góa để gây dòng họ cho anh em mình.

Theo phái Sađucêu, việc áp dụng luật như vậy, nhất thiết chứng minh rằng không có sự sống lại. Họ hỏi Đức Giêsu: nếu một người đàn bà theo luật Levirat lấy liên tiếp 7 anh em mà không có con thì khi sống lại bà là vợ ai?

Thực ra, trong thực tế không có trường hợp nào xảy ra như vậy; nhưng ở đây chỗ quá đáng của 7 anh em có mục đích cho ta thấy việc sống lại là một việc không thể tin được. 

Đức Giêsu đã trả lời bằng cách bác bỏ quan niệm sai lầm về sự sống lại mà phái Sađucêu chế giễu. Ngài chứng minh rằng: “con cái đời này cưới vợ gả chồng”, sự sống tại trần thế có cưới vợ gả chồng vì lẽ đời sống con người có sinh có tử, và vì có tử nên con người cần phải dựng vợ gả chồng để truyền sinh và nối dõi. Trong đời sống mai hậu họ không còn cưới vợ gả chồng vì hai lý do: một là vì họ sẽ không thể chết được nữa, và họ được ngang hàng với các thiên thần; hai là vì họ trở nên con cái Thiên Chúa, và là con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và sự sống mới từ nơi Thiên Chúa. (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).[1] 

  1. Khoa học chứng minh có “sự sống đời sau”

Sau khi Raymond Moody xuất bản quyển Life after life (cuộc sống sau cõi đời này) vào năm 1975, công chúng Phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử (tạm gọi là trải nghiệm sự chết đi sống lại). Có một số người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã được giới chuyên môn về y khoa xác nhận là đã chết lâm sàng và thi thể của họ được đưa vào nhà xác. Nhưng sau đó họ hồi sinh.

Năm 1982, George Gallup ước lượng có khoảng 8 triệu người ở Mỹ và 23 triệu người trên toàn thế giới đã trải qua kinh nghiệm này.

Những năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ rất chú ý đến hiện tượng này. Họ đã phỏng vấn 1.370 người trải qua kinh nghiệm cận tử. Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau: 

– Có một cuộc sống khác ở “cõi bên kia” và cuộc sống đó hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.

– Điều đặc biệt là sau khi “chết đi sống lại”, không ai còn sợ chết nữa, không còn ham muốn kiếm tiền bạc danh vọng lạc thú nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người. (Willie Hoffsuemmer). 

Bác sĩ George Rodonaia, có học vị tiến sĩ trong ngành thần kinh học (về sau nầy cũng là một tiến sĩ tâm lý học tôn giáo) vốn là công dân Liên Xô, nhập cư vào Mỹ năm 1989. Ông là chuyên gia nghiên cứu về thần kinh tại Đại học Moscow. Ông đã trải qua một kinh nghiệm cận tử đặc biệt nhất được ghi nhận từ trước đến giờ. Ông được giới y khoa xác nhận là chết ngay lập tức sau một vụ tai nạn ô tô vào năm 1976, được đưa vào nhà xác và được quàn tại đó trong ba ngày. Ông vẫn không hồi sinh cho tới khi bác sĩ tiến hành giải phẩu phần bụng như một phần của công tác khám nghiệm tử thi. Ông thuật lại trải nghiệm về cuộc sống bên kia và xác quyết rằng chính biến cố nầy khiến ông đổi đời tận gốc rễ.[2]

Ông Eymieu đã công bố bản thống kê 432 nhà bác học thế kỷ 19 thì có 367 vị tin có Thiên Chúa và sự sống lại. Bác sĩ Dennaert người Đức cho biết trong số 300 nhà bác học lỗi lạc nhất ở 4 thế kỷ vừa qua có 242 vị tin, 38 vị không rõ lập trường, 20 vị không tin và dửng dưng.[3]

  1. Niềm Tin Kitô hữu

Mỗi khi đọc kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng: “tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”, chúng ta tuyên xưng như thế và chúng ta tin điều đó dễ dàng, chứ thực ra vấn đề này không dễ dàng cả vào thời Đức Giêsu lẫn ở thời nay. 

Người Kitô hữu tin rằng không chỉ có linh hồn tham dự vào cuộc sống mai hậu, mà cả thân xác cũng sẽ sống lại sau khi hư nát một thời gian, để tham dự vào sự sống thần linh và vĩnh cửu đời sau. Thân xác ấy sẽ được biến đổi để phù hợp với cách hiện hữu mới ấy. Niềm tin vào sự sống lại được xây dựng trên nền tảng sự sống lại của Đức Kitô, mà các tông đồ là những người đã thấy tận mắt, đã sẵn sàng chịu đau khổ và chết để làm chứng. “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”(Cv 2,32; 10,41). Đây là một trong những niềm tin căn bản nhất của người Kitô hữu, đến nỗi có thể nói ai không tin vào sự sống lại thì không phải là Kitô hữu.  

Tin vào sự sống lại không phải là niềm tin vu vơ, phản khoa học, nhưng ngược lại chính các nhà khoa học thượng thặng lại tin nhận điều đó. Một lần nữa chúng ta lập lại lời tuyên xưng trong kinh tin kính: “tôi tin xác loài người ngày sau sống lại và sự sống đời sau.” Amen

CN 32C TN:  Tin Vào Sự Sống Đời Sau (Lc 20,27.34.38)

1.Chối bỏ việc kẻ chết sống lại

Trong thời Đức Giêsu, ba nhóm rất có thế lực và chi phối đời sống xã hội cũng như tôn giáo Do Thái. Ba nhóm ấy là Luật Sĩ, Biệt Phái và Sađucêu.

Nhóm Luật Sĩ và Biệt Phái là những người đạo đức chuyên lo việc học hỏi Thánh Kinh và giữ luật một cách tỉ mỉ. Họ chuyên lo việc đạo chứ không quan tâm đến chính trị. Tuy nhiên chính họ lại là những người giả hình và hay chống đối Đức Giêsu. Nhiều lần Ngài đã phải thẳng thắn vạch trần bộ mặt giả dối của họ. 

Còn nhóm thứ ba là Sađucêu. Đây là một nhóm tư tế cao cấp trong Do Thái giáo. Họ có quyền cả về sinh hoạt tôn giáo và chính trị Do Thái từ trước thời Đức Giêsu.

Họ chỉ chấp nhận Ngũ Kinh, và chỉ coi Môsê là vị tiên tri vĩ đại nhất. Họ không tin linh hồn bất tử và sự sống lại (họ trái ngược và kình địch với nhóm Biệt Phái) vì hai lý do: một là họ bảo giáo lý về sự sống đời sau không có trong Thánh Kinh (đối với họ chỉ có luật Môsê thôi), hai là họ nghĩ rằng: quyền năng của Thiên Chúa không vượt qua con người.  

Với trí khôn minh mẫn và trào phúng, họ cố làm cho câu chuyện sống lại trở nên lố bịch và buồn cười, họ đã nại đến thế giá ông Môsê mà Đức Giêsu không thể không nhìn nhận (Đnl 23,5) để bịa ra câu chuyện về sự sống lại. 

Theo luật Môsê, luật mà Thánh Kinh gọi là luật Levirat (Dt 25, 5-10), khi có người anh em trong gia đình chết mà không có con, người anh em còn sống phải lấy chị dâu hay em dâu góa để gây dòng họ cho anh em mình.

Theo phái Sađucêu, việc áp dụng luật như vậy, nhất thiết chứng minh rằng không có sự sống lại. Họ hỏi Đức Giêsu: nếu một người đàn bà theo luật Levirat lấy liên tiếp 7 anh em mà không có con thì khi sống lại bà là vợ ai?

Thực ra, trong thực tế không có trường hợp nào xảy ra như vậy; nhưng ở đây chỗ quá đáng của 7 anh em có mục đích cho ta thấy việc sống lại là một việc không thể tin được. 

Đức Giêsu đã trả lời bằng cách bác bỏ quan niệm sai lầm về sự sống lại mà phái Sađucêu chế giễu. Ngài chứng minh rằng: “con cái đời này cưới vợ gả chồng”, sự sống tại trần thế có cưới vợ gả chồng vì lẽ đời sống con người có sinh có tử, và vì có tử nên con người cần phải dựng vợ gả chồng để truyền sinh và nối dõi. Trong đời sống mai hậu họ không còn cưới vợ gả chồng vì hai lý do: một là vì họ sẽ không thể chết được nữa, và họ được ngang hàng với các thiên thần; hai là vì họ trở nên con cái Thiên Chúa, và là con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và sự sống mới từ nơi Thiên Chúa. (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).[1] 

  1. Khoa học chứng minh có “sự sống đời sau”

Sau khi Raymond Moody xuất bản quyển Life after life (cuộc sống sau cõi đời này) vào năm 1975, công chúng Phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử (tạm gọi là trải nghiệm sự chết đi sống lại). Có một số người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã được giới chuyên môn về y khoa xác nhận là đã chết lâm sàng và thi thể của họ được đưa vào nhà xác. Nhưng sau đó họ hồi sinh.

Năm 1982, George Gallup ước lượng có khoảng 8 triệu người ở Mỹ và 23 triệu người trên toàn thế giới đã trải qua kinh nghiệm này.

Những năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ rất chú ý đến hiện tượng này. Họ đã phỏng vấn 1.370 người trải qua kinh nghiệm cận tử. Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau: 

– Có một cuộc sống khác ở “cõi bên kia” và cuộc sống đó hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.

– Điều đặc biệt là sau khi “chết đi sống lại”, không ai còn sợ chết nữa, không còn ham muốn kiếm tiền bạc danh vọng lạc thú nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người. (Willie Hoffsuemmer). 

Bác sĩ George Rodonaia, có học vị tiến sĩ trong ngành thần kinh học (về sau nầy cũng là một tiến sĩ tâm lý học tôn giáo) vốn là công dân Liên Xô, nhập cư vào Mỹ năm 1989. Ông là chuyên gia nghiên cứu về thần kinh tại Đại học Moscow. Ông đã trải qua một kinh nghiệm cận tử đặc biệt nhất được ghi nhận từ trước đến giờ. Ông được giới y khoa xác nhận là chết ngay lập tức sau một vụ tai nạn ô tô vào năm 1976, được đưa vào nhà xác và được quàn tại đó trong ba ngày. Ông vẫn không hồi sinh cho tới khi bác sĩ tiến hành giải phẩu phần bụng như một phần của công tác khám nghiệm tử thi. Ông thuật lại trải nghiệm về cuộc sống bên kia và xác quyết rằng chính biến cố nầy khiến ông đổi đời tận gốc rễ.[2]

Ông Eymieu đã công bố bản thống kê 432 nhà bác học thế kỷ 19 thì có 367 vị tin có Thiên Chúa và sự sống lại. Bác sĩ Dennaert người Đức cho biết trong số 300 nhà bác học lỗi lạc nhất ở 4 thế kỷ vừa qua có 242 vị tin, 38 vị không rõ lập trường, 20 vị không tin và dửng dưng.[3]

  1. Niềm Tin Kitô hữu

Mỗi khi đọc kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng: “tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”, chúng ta tuyên xưng như thế và chúng ta tin điều đó dễ dàng, chứ thực ra vấn đề này không dễ dàng cả vào thời Đức Giêsu lẫn ở thời nay. 

Người Kitô hữu tin rằng không chỉ có linh hồn tham dự vào cuộc sống mai hậu, mà cả thân xác cũng sẽ sống lại sau khi hư nát một thời gian, để tham dự vào sự sống thần linh và vĩnh cửu đời sau. Thân xác ấy sẽ được biến đổi để phù hợp với cách hiện hữu mới ấy. Niềm tin vào sự sống lại được xây dựng trên nền tảng sự sống lại của Đức Kitô, mà các tông đồ là những người đã thấy tận mắt, đã sẵn sàng chịu đau khổ và chết để làm chứng. “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”(Cv 2,32; 10,41). Đây là một trong những niềm tin căn bản nhất của người Kitô hữu, đến nỗi có thể nói ai không tin vào sự sống lại thì không phải là Kitô hữu.  

Tin vào sự sống lại không phải là niềm tin vu vơ, phản khoa học, nhưng ngược lại chính các nhà khoa học thượng thặng lại tin nhận điều đó. Một lần nữa chúng ta lập lại lời tuyên xưng trong kinh tin kính: “tôi tin xác loài người ngày sau sống lại và sự sống đời sau.” Amen

 

CN 32C TN:  Tin Vào Sự Sống Đời Sau (Lc 20,27.34.38)

1.Chối bỏ việc kẻ chết sống lại

Trong thời Đức Giêsu, ba nhóm rất có thế lực và chi phối đời sống xã hội cũng như tôn giáo Do Thái. Ba nhóm ấy là Luật Sĩ, Biệt Phái và Sađucêu.

Nhóm Luật Sĩ và Biệt Phái là những người đạo đức chuyên lo việc học hỏi Thánh Kinh và giữ luật một cách tỉ mỉ. Họ chuyên lo việc đạo chứ không quan tâm đến chính trị. Tuy nhiên chính họ lại là những người giả hình và hay chống đối Đức Giêsu. Nhiều lần Ngài đã phải thẳng thắn vạch trần bộ mặt giả dối của họ. 

Còn nhóm thứ ba là Sađucêu. Đây là một nhóm tư tế cao cấp trong Do Thái giáo. Họ có quyền cả về sinh hoạt tôn giáo và chính trị Do Thái từ trước thời Đức Giêsu.

Họ chỉ chấp nhận Ngũ Kinh, và chỉ coi Môsê là vị tiên tri vĩ đại nhất. Họ không tin linh hồn bất tử và sự sống lại (họ trái ngược và kình địch với nhóm Biệt Phái) vì hai lý do: một là họ bảo giáo lý về sự sống đời sau không có trong Thánh Kinh (đối với họ chỉ có luật Môsê thôi), hai là họ nghĩ rằng: quyền năng của Thiên Chúa không vượt qua con người.  

Với trí khôn minh mẫn và trào phúng, họ cố làm cho câu chuyện sống lại trở nên lố bịch và buồn cười, họ đã nại đến thế giá ông Môsê mà Đức Giêsu không thể không nhìn nhận (Đnl 23,5) để bịa ra câu chuyện về sự sống lại. 

Theo luật Môsê, luật mà Thánh Kinh gọi là luật Levirat (Dt 25, 5-10), khi có người anh em trong gia đình chết mà không có con, người anh em còn sống phải lấy chị dâu hay em dâu góa để gây dòng họ cho anh em mình.

Theo phái Sađucêu, việc áp dụng luật như vậy, nhất thiết chứng minh rằng không có sự sống lại. Họ hỏi Đức Giêsu: nếu một người đàn bà theo luật Levirat lấy liên tiếp 7 anh em mà không có con thì khi sống lại bà là vợ ai?

Thực ra, trong thực tế không có trường hợp nào xảy ra như vậy; nhưng ở đây chỗ quá đáng của 7 anh em có mục đích cho ta thấy việc sống lại là một việc không thể tin được. 

Đức Giêsu đã trả lời bằng cách bác bỏ quan niệm sai lầm về sự sống lại mà phái Sađucêu chế giễu. Ngài chứng minh rằng: “con cái đời này cưới vợ gả chồng”, sự sống tại trần thế có cưới vợ gả chồng vì lẽ đời sống con người có sinh có tử, và vì có tử nên con người cần phải dựng vợ gả chồng để truyền sinh và nối dõi. Trong đời sống mai hậu họ không còn cưới vợ gả chồng vì hai lý do: một là vì họ sẽ không thể chết được nữa, và họ được ngang hàng với các thiên thần; hai là vì họ trở nên con cái Thiên Chúa, và là con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và sự sống mới từ nơi Thiên Chúa. (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).[1] 

  1. Khoa học chứng minh có “sự sống đời sau”

Sau khi Raymond Moody xuất bản quyển Life after life (cuộc sống sau cõi đời này) vào năm 1975, công chúng Phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử (tạm gọi là trải nghiệm sự chết đi sống lại). Có một số người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã được giới chuyên môn về y khoa xác nhận là đã chết lâm sàng và thi thể của họ được đưa vào nhà xác. Nhưng sau đó họ hồi sinh.

Năm 1982, George Gallup ước lượng có khoảng 8 triệu người ở Mỹ và 23 triệu người trên toàn thế giới đã trải qua kinh nghiệm này.

Những năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ rất chú ý đến hiện tượng này. Họ đã phỏng vấn 1.370 người trải qua kinh nghiệm cận tử. Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau: 

– Có một cuộc sống khác ở “cõi bên kia” và cuộc sống đó hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.

– Điều đặc biệt là sau khi “chết đi sống lại”, không ai còn sợ chết nữa, không còn ham muốn kiếm tiền bạc danh vọng lạc thú nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người. (Willie Hoffsuemmer). 

Bác sĩ George Rodonaia, có học vị tiến sĩ trong ngành thần kinh học (về sau nầy cũng là một tiến sĩ tâm lý học tôn giáo) vốn là công dân Liên Xô, nhập cư vào Mỹ năm 1989. Ông là chuyên gia nghiên cứu về thần kinh tại Đại học Moscow. Ông đã trải qua một kinh nghiệm cận tử đặc biệt nhất được ghi nhận từ trước đến giờ. Ông được giới y khoa xác nhận là chết ngay lập tức sau một vụ tai nạn ô tô vào năm 1976, được đưa vào nhà xác và được quàn tại đó trong ba ngày. Ông vẫn không hồi sinh cho tới khi bác sĩ tiến hành giải phẩu phần bụng như một phần của công tác khám nghiệm tử thi. Ông thuật lại trải nghiệm về cuộc sống bên kia và xác quyết rằng chính biến cố nầy khiến ông đổi đời tận gốc rễ.[2]

Ông Eymieu đã công bố bản thống kê 432 nhà bác học thế kỷ 19 thì có 367 vị tin có Thiên Chúa và sự sống lại. Bác sĩ Dennaert người Đức cho biết trong số 300 nhà bác học lỗi lạc nhất ở 4 thế kỷ vừa qua có 242 vị tin, 38 vị không rõ lập trường, 20 vị không tin và dửng dưng.[3]

  1. Niềm Tin Kitô hữu

Mỗi khi đọc kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng: “tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”, chúng ta tuyên xưng như thế và chúng ta tin điều đó dễ dàng, chứ thực ra vấn đề này không dễ dàng cả vào thời Đức Giêsu lẫn ở thời nay. 

Người Kitô hữu tin rằng không chỉ có linh hồn tham dự vào cuộc sống mai hậu, mà cả thân xác cũng sẽ sống lại sau khi hư nát một thời gian, để tham dự vào sự sống thần linh và vĩnh cửu đời sau. Thân xác ấy sẽ được biến đổi để phù hợp với cách hiện hữu mới ấy. Niềm tin vào sự sống lại được xây dựng trên nền tảng sự sống lại của Đức Kitô, mà các tông đồ là những người đã thấy tận mắt, đã sẵn sàng chịu đau khổ và chết để làm chứng. “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”(Cv 2,32; 10,41). Đây là một trong những niềm tin căn bản nhất của người Kitô hữu, đến nỗi có thể nói ai không tin vào sự sống lại thì không phải là Kitô hữu.  

Tin vào sự sống lại không phải là niềm tin vu vơ, phản khoa học, nhưng ngược lại chính các nhà khoa học thượng thặng lại tin nhận điều đó. Một lần nữa chúng ta lập lại lời tuyên xưng trong kinh tin kính: “tôi tin xác loài người ngày sau sống lại và sự sống đời sau.” Amen

 Lm Giuse Đỗ Văn Thụy

 

[1] Lm. Giuse Đinh lập Liễm

[2]  http://www.nderf.org/Vietnamese/index.htm

[3] Văn Quy, Đi về đâu, trg. 39

Xem thêm

lc202740

Suy niệm Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  LÀM CHO PHONG PHÚ “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng …