Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 30 TN, năm C, của Fx. Đỗ Công Minh

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 30 TN, năm C, của Fx. Đỗ Công Minh

Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi

(Lc 18, 13 )

        fariseo-publicano-800x321Bài Tin mừng hôm nay Đức Giêsu lại một lần nữa giúp con nhận biết phải cầu nguyện thế nào? Dụ ngôn Chúa nói với một số người tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê người khác, cũng là nói với mỗi người chúng con. Người chỉ ra cho con thái độ cần có trong cuộc sống làm con Chúa nơi trần thế, đồng thời cho con biết thêm về cung cách khi cầu nguyện. Trước hết, dụ ngôn cho thấy trong xã hội luôn có hai hạng người đối nghịch nhau. Người Pharisiêu, tự hào là thuộc giai cấp tách biệt, đạo đức, trí thức trong dân và người thu thuế, thành phần bị coi là tội lỗi vì tiếp tay với ngọai bang. Người Pharisiêu thì coi rẻ người thu thuế, ở ngòai xã hội, họ không muốn mình dây vào những người bị coi là tội lỗi, xấu xa. Về phương diện tâm linh, người thu thuế cũng bị những người lãnh đạo trong đạo, hay những người tự coi mình là chính thống, đạo gốc, lọai trừ. Chính vì thế khi Đức Giêsu tới nhà Ông GiaKêu, một người thu thuế, haykhi Chúa gọi Matthêu, nhiều người trong đạo Do Thái đã bất bình ra mặt. Không ngăn cản Người được thì họ lên án, phỉ báng, nói xấu. Họ coi người là hạng giao du với phường tội lỗi, đĩ điếm. Cả các môn đệ Người cũng bị  vạ lây. Trong nghi lễ, người Pharisiêu có chỗ đứng phía trên đền thờ để tham dự, còn người thu thuế, người bệnh tật như phong cùi, băng huyết, tâm thần, tàn tật, đui mù. . .thì ở phía dưới, phía xa. Chính vì vây nên người thu thuế luôn đầy mặc cảm trước mọi người và cả trước Thiên Chúa, do những người lãnh đạo coi rẻ họ. Còn người Pharisiêu thì huênh hoang, tự đắc, “đứng thẳng “ khi cầu nguyện, tự coi mình “không như bao kẻ khác, tham lam, bất chính, ngọai tình như tên thu thuế kia “. Ông ta kể lể với Chúa về công trạng của mình:”Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con “.

        Có thể điều ông ta nói ra là sự thật. Ăn chay, đóng thuế thu nhập “thập phân “ là luật trong Đạo Do Thái thời bấy giờ. Điều ông nói trước mặt Chúa không sai, nhưng cái mà Chúa muốn phê phán là thái độ của ông. Thay vì một mình đối diên với Chúa, thưa với Người, báo cáo thành tích với Người, được lắm. Nhưng ông ta lại so sánh mình với “tên thu thuế kia”. Ông tự cho mình là quan tòa có quyền kết án, vạch  những lỗi lầm của người thu thuế mà ông tự đặt ra. Làm sao ông biết được người thu thuế, hay bao người khác là tham lam, bất chính, ngọai tình?  Phần ông, ông tự hào không như họ, để trả treo trước mặt Chúa. Ông tự khẳng định : chắc chắn lời cầu nguyên của ông phải được Chúa nhận lời và bản thân được trở nên công chính trước mặt Chúa và mọi người. Còn người thu thuế và bao người khác ông, Chúa không thể và không nên đóai hòai đến họ, những người như họ nên lọai trừ ra.

      Chúa đã không làm vậy, Người đã lắng nghe và nhìn xem thái độ của người thu thuế: đứng đàng xa, ngước mắt lên trời, vừa đấm ngực vừa than rằng :” Lạy Thiên Chúa , xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Người thu thuế nhận biết mình tội lỗi, xấu xa trước mặt Thiên Chúa và mọi người. Có thể chỉ vì sinh kế, vì hòan cảnh riêng, anh ta phải  làm việc cho người La Mã. Nhưng như những người thu thuế từng đến xin Gioan làm phép rửa, Ông bảo họ:”Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình “, đâu phải ai trong số đó cũng xấu xa. Chính sự khiêm tốn, ăn năn, nhìn nhận mình yếu đuối, tội lỗi, hết lòng tin tưởng vào lòng Chúa thương xót; nên người thu thuế khi trở về đã được nên công chính trước mặt Thiên Chúa, còn người Pharisiêu thì không có được điều đó.

     Lạy Chúa,

 Xin thương xót con theo lượng từ bi Chúa. Xin cho con biết nhận mình yếu đuối, chẳng là gì trước mặt Chúa. Xin Chúa giúp con sống theo lời Chúa dạy, luôn khiêm tốn, không lên án, coi rẻ, đóan xét người khác và luôn biết kiên trì cầu nguyện để được ơn tha thứ và ơn lành Chúa ban. AMEN.

Fx Đỗ Công Minh

Xem thêm

MARY & ELISABETH

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM MINH ANH

TẶNG TRAO “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi?”. Trong “Bước Tới …