LÀM Ô UẾ ĐỀN THỜ HỮU HÌNH CỦA THIÊN CHÚA
Thưa quý vị, thưa các bạn, hành trinh lên Giêrusalem của Chúa Giêsu là một hành trình tiến đến Mầu Nhiệm Tử Nạn của Người. Chúng ta thấy, Tin Mừng Chúa Nhật 2 MC củng cố niềm tin cho các môn đệ của Người là một Biến Cố Biến Hình, Thánh Vịnh 115 cho biết cuộc hành trình của Người ở tại câu: “Trước nhan Thiên Chúa, Tôi sẽ đi trong miền đất của nhân sinh”. Điều nầy nói lên, Chúa Giêsu thực thi Sứ Vụ Thiên Sai của Người giữa nhân loại tội lỗi.
Hôm nay, Chúa Nhật 3 MC, Tin Mừng theo thánh Gioan cho chúng ta một chi tiết duy nhất trong cuộc đời Cứu Thế của Chúa Giêsu như thế nào khi Người tiến vào thành Thánh Giêrusalem?
Gần đến ngày Lễ Vượt Qua của dân Dothai, Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem, Người thấy những cảnh tượng mua bán chiên bò, gia súc để chuẩn bị cho Đại Lễ, trao đổi, tiền bạc và cảnh tượng nhốn nháo. Một cảnh tượng làm ô uế đền thờ Thiên Chúa không thể chịu đựng. Người liền lấy dây thừng làm roi, đánh đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi khu vực đền thờ.. Điều nầy, mặc nhiên dấy lên sự bất bình của những con buôn, bởi vì, lợi ích tư hữu của họ bị động chạm. Người nói với họ: “ …Đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán“.
Chúng ta thấy, sự nổi giận của Chúa Giêsu là sự nổi giận vì lòng nhiệt thành lo việc nhà Chúa, một sự nổi giận không vì bản Thân Người, mà là sự nổi giận vì người Dothai làm ô uế đền thờ Thiên Chúa, vâng, và đây là lần nổi giận duy nhất trong cuộc đời Cứu Thế của Người. Đến độ, các mộn đệ của người nhớ lại Lời chép trong Thánh Kinh rằng: ”Lòng nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, sẽ làm hao tổn thân xác Tôi”. (x. c 17) (chỉ có duy nhất ở Ga)
Và đến độ, Người so sánh sẵn sàng để cho người Dothai phá hủy đền thờ là chính Thân Thể Mầu Nhiệm của Ngưới tức cuộc khổ hình sắp xảy ra vời Đền Thánh Giêrusalem. Câu nầy cho thấy vừa là lời tiên tri, vừa là thể hiện hết mình Tính Thiên Sai Cứu Thế của Chúa Giêsu. Điều nầy cho thấy Chúa Giêsu tôn thờ Chúa Cha trong chân lý và tình yêu lớn như thế nào. Người sẵn lòng hy sinh, trao mình chịu nạn để cứu chuộc thế nhân, nhưng, Người không thỏa hiệp với sự làm ô uế đền thờ Thiên Chúa, dù là đền thờ hữu hình.
Như vậy, đền thờ hữu hình Giêrusalem, rồi sau đó, Lời tiên tri của Chúa Giêsu cũng bị sụp đổ, dù thời gian xây dựng là bốn mươi sáu năm. Nhưng, đền thờ thiêng liêng là chính Thân thể Mầu Nhiệm của Người thì sẽ tồn tại muôn đời.
Lời tiên tri của Chúa Giêsu cho chính Thân Mình Mầu Nhiệm của Người. cũng ứng nghiệm như chính đền thờ hữu hình Giêrusalem vậy. Chúa Giêsu không nói suông, khi Người nổi giận trước sự việc thờ phượng của Người Dothai, niềm tin và sự tôn thờ Thiên Chúa nơi họ thật là giả trá, hời hợt, chỉ là bên ngoài mà thôi.
Điều nầy cho thấy, sự bất xứng trong việc thờ phượng Thiên Chúa ở những nơi thiếu thành tâm, thiện chí, chỉ cầu hình thức bên ngoài, như những lễ hội rình rang, tốn công sức, thời gian vô bổ. Thức chất, bên trong, nội tâm con người trống vắng Thiên Chúa.
Trải qua hơn hai mươi thế kỷ, giá trị Đoạn Lời Chúa hôm nay còn nguyên tính thời sự. dù chưa thấy vị linh mục nào can đảm như Thấy Chí Thánh, đứng ra bảo vệ chính đáng những nơi thờ tự của Giáo Hội khi bị xâm phạm nghiêm trọng, có chăng chỉ là những thỏa hiệp mềm yếu, để được tiếng là “khôn ngoan”.
“Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện“, xin cho mọi Kitô hữu luôn ý thức và trung thành tuân giữ có trách nhiệm như Lời dạy của Chúa Giêsu.
Đền thờ vật chất luôn hướng đến đền thờ tâm linh là Chính Chúa, và đền thờ chính trong tâm hồn con người nhân thế có Chúa ở cùng.
Vì vậy, theo đó, khi vị linh mục đại diện Hội Thánh xướng lên lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em“, thì, chính lúc ấy, nếu tâm hồn từng người không phải là đền thờ của Thiên Chúa, thì sao Thiên Chúa có thể ở cùng chúng ta được. Vậy, muốn Thiên Chúa ngự trong tâm hồn chúng ta, thì chính tâm hồn chúng ta phải xứng đáng như một đền thờ để Thiên Chúa ngự vào.
Vì thế, thánh Phaolo đã nhắc nhở chúng ta: “Anh em không biết sao, anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thần Khí Thiên Chúa ngự trong anh em sao?”
Thánh Vịnh 18 hôm nay, cho chúng ta biết “Giới răn Chúa chính trực và luật pháp Ngài công minh”.
Và Bài đọc II hôm nay, thánh Phaolo cho chúng ta biết (1Cr 1, 22 -25) rằng: ”…người Dothai và Hylap thì dùng sự khôn ngoan của họ là lý trí phàm nhân, họ xem thường Thập Giá, chính lúc ấy, Thiên Chúa muốn dùng Thập Gía để cứu độ con người qua Đức Giêsu –Kitô”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã rao giảng Nước Trời bằng một Lời mời vác Thập Gía và chính Chúa đã thực thi cho chúng con noi theo, trên đường lên thành thánh Giêrusalem, để chịu tử nạn, Người đã vác lấy Thập Gía siêu nhiên là xua đuổi con buôn tại đền thờ, để cho họ biết rằng, Chúa có quyền làm như vậy, vì, Người đã tự hiến đi chính Thân Thể Mầu Nhiệm của người cho thế gian. Xin cho mọi người biết tôn thờ Thiên Chúa trong chân lý và tình yêu là chính tâm hồn mỗi người chúng con ./. Amen.
P.Trần Đình Phan Tiến