Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 28 Thương niên, năm A, của P.Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 28 Thương niên, năm A, của P.Trần Đình Phan Tiến

Y PHỤC LỄ CƯỚI LÀ GÌ?

h1_resizeThưa quý vị, thưa các bạn, từ ngữ “y phục lễ cưới” trong đoạn Tin Mừng (Mt 22, 1-14) hôm nay, dường như “xa lạ” với người nghe mỗi khi được nghe, hay đọc.

Nhưng, kỳ thật nó là “cụm từ” quan trọng nhất trong Đọan Lời Chúa hôm nay. Tại sao vậy? Thưa quý vị, thưa bởi vì là “yếu tố” chính trong điều “trọng đại” đó là “điều kiện“ để được vào Thiên Quốc, tức Nước Trời.

Vâng, theo đó, Đoạn Lời Chúa hôm nay có thể chia làm ba ý chính:

  • Nước Trời là ơn Cứu Độ cho dân tộc Israel. “Tiệc Cưới“ của nhà Vua dành cho dân tộc Israel.
  • Nước Trời là ơn Cứu Độ phổ quát. “Tiệc Cưới“ ấy dành cho hết mọi dân tộc.
  • Nước Trời là ơn Cứu Độ “có điều kiện”. “Tiệc Cưới” ấy phải có “y phục lễ cưới”.

Đọc nội dung Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy phần đầu từ câu 2 đến 6, Chúa Giêsu đã dùng Dụ Ngôn nói với họ về nước Trời. Theo đó, Nước Trời là “Tiệc Cưới” của nhà Vua tổ chức cho “Hoàng Tử” và Nhà Vua đã hai lần cho mời các quan cận thần và khách mới đến, nhưng họ đã khước từ, xem thường và lần thứ hai thì còn xúc phạm nặng nề là đánh đập các đầy tớ của Vua, những người đã đi mời khách dự tiệc. Còn những quan khách khác thì từ chối không đi, viện cớ công việc làm ăn.

Mặc nhiên, đây không phải “tiệc cưới” theo nghĩa đen, mà là “sự mời gọi” sống đời “công chính”, nhưng đã bị từ chối. Mặc nhiên, Nhà Vua nổi cơn thịnh nộ, vì đây là một hành động bất lương, không có vị Vua nào nhân từ đến nỗi không nổi cơn thịnh nộ.

Nếu xét theo nghĩa đen, một Vị Vua trần thế tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử của mình, rồi mời tất cả các bá quan văn võ và quần thần đến chung vui, thử hỏi có ai mà “dám” không đến, hoặc từ khước không, lại còn dám bắt gia nhân của vua mà giết chết. Như vậy, nhà vua trần thế không nổi cơn lôi đình mới là lạ.

Như vậy, rõ ràng dân tộc Israel đã khước từ ơn Cứu Độ của Thiên Chúa, đánh đập các tiên tri và ngôn sứ, vị Ngôn Sứ Tối Cao là Đức Kitô, đồng thời là Vị Hoàng Tử của Đức Vua cũng đã bị giết chết.

Theo đó, chúng ta thấy, Thiên Chúa vô cùng nhẫn nại và nhân hậu đối với dân của Ngài, nhưng một dân tộc thật bất trung, ngỗ nghịch, cứng đầu không hoán cải. Như vậy, đây cũng là hình ảnh của chúng ta, những người có đức tin, hay là tín hữu, hoặc là đạo gốc, đạo dòng.

Bước kế tiếp, Nhà Vua cho mời tất cả các khách mời ở khắp nơi, đầu đường, xó chợ, thường dân, vô danh, tiểu tốt đều được mời vào dự tiệc cưới. Như vậy, bước thứ hai, Nước Trời là Ơn Cứu Độ phổ quát. Có nghĩa là tất cả mọi người, mọi dân, mọi nước đều được kêu mời đón nhận Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa. Đến thời viên mãn, nghĩa là ơn Cứu Độ không còn dành riêng cho dân tộc nào, mà là cho hết mọi phàm nhân. Cuối cùng, số người được đón nhận ơn Cứu Độ đã đông nghịt, không còn chổ. Nếu nói theo ngôn ngữ “kinh doanh” thì không còn “ế`” nữa.

Ý nghĩa thứ ba: Y phục lễ cưới.

Y phục lễ cưới theo phong tục người Dothai là chiếc áo dành cho khách mời dự tiệc, để tránh sự nhầm lẫn, lộn xộn, trà trộn, để gia chủ dễ nhận ra từng “loại khách”. Như linh mục phải mặc áo chùng thâm, giúp lễ phải mặc áo giúp lễ, áo Abba hay dây Stola chẳng hạn.. v.v…

Đây là phần quan trọng liên hệ đến câu số 14, nếu đọc đến đoạn nầy, chúng ta thấy có sự “đối lập” với đoạn ở trên, vì một “Ông Vua” rộng lượng, tại sao bây giờ lại “khắt khe” với thực khách? Sai gia nhân đuổi những người không mặc “y phục lễ cưới”. Vậy “Y phục lễ cưới“ theo Tin Mừng là gì? Thưa, đó là “các Bí Tích”, các Bí Tích là “dấu ấn” tình yêu của Thiên Chúa ban cho người được kêu mời, thứ đến là “tâm tình” của Thiên Chúa. Mặc lấy tâm tình của Thiên Chúa là mặc lấy ân sủng và điều thiện, như ngày lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, linh mục trao chiếc áo trắng và đèn cháy sáng cho thụ nhân và đọc: “Con hãy nhận lấy chiếc áo trắng nầy và giữ mãi tinh tuyền cho đến ngày ra trước tòa Đức Kitô, Đấng thẩm phán chí công …”.

Như vậy, mặc y phục lễ cưới là mặc “chính Đức Kitô – Giêsu”, Đấng Cứu Độ duy nhất. VẬY NẾU VÀO DỰ TIỆC CƯỚI, mà không mặc y phục lễ cưới như phong tục người Dothai, thì sẽ bị đuổi ra ngoài. Thì mặc nhiên, nếu được mời vào dự TIỆC CƯỚI NƯỚC TRỜI mà không mặc lấy “tâm tình” của Thiên Chúa, mặc lấy nhân đức của Đức Kitô. Để dễ hiểu chúng ta hãy thử nghĩ xem, nếu vào Nước Trời mà mặc lấy” tâm tình của satan”, thì làm sao vào được Nước Trời.

Nước Trời là Nước của Thiên Chúa, mặc nhiên phải mặc lấy Thiên Chúa, vâng, đó là “Y PHỤC LỄ CƯỚI NƯỚC TRỜI“ vậy. Như thánh Phaolo nói đó là: “Tâm tình từ bi nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, tha thứ…”

Lạy Chúa Giêsu , Chúa đã dạy cho chúng con ý nghĩa dụ ngôn “Y Phục Lễ Cưới Nước Trời”, xin cho những ai đón nhận, nghe theo và thực thi hầu mang lại cho họ phúc trường sinh ./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN