Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 25 Thường niên, năm A, của P. Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật 25 Thường niên, năm A, của P. Trần Đình Phan Tiến

NƯỚC TRỜI LÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

(Mt 20, 1- 16a)

h5_resizeKính thưa quý vị, thưa các bạn, Nước Trời là một “định tín “khó“ định nghĩa”, bởi vì, Nước trời chưa ai thấy được, ngoại trừ Đấng từ Trời mà xuống, đó là Chúa Giêsu. Vì, Nước trời nếu theo ai đó, thì là: Thiên Đàng, nhưng, nếu người Dothai cho rằng: Nước Trời là nơi “dành” cho người “tốt“, hay người “giỏi giang”, hoặc người “trí thức”, hoặc là “sự công bằng” theo kiểu thế trần, thì hôm nay đây, một lần nữa, Chúa Giêsu cho chúng ta biết, “NƯỚC TRỜI“ là gì?

Vâng, Nước Trời chính là “Đạo lộ“ của Thiên Chúa, vì Khởi đi từ bài đọc I hôm nay (Is 55, 6 -9) cho chúng ta biết Đường lối và tư tưởng của Thiên Chúa thì khác xa với đường lối của loài người. Vì : ”Đạo lộ của Ta khác với đường lối của các ngươi, Tư tường của Ta khác với tư tưởng của các ngươi, vì trời cao hơn đất bao nhiêu, thì tư tường và đường lối của Ta cũng cáo hơn của các người bấy nhiêu“ (Is 55, 8-9).

Vì vậy, lời Chúa hôm nay (Mt 20, 1- 16a) cho chúng ta ý tường đó. Vâng, không ai công bằng hơn Thiên Chúa, cũng như không ai thương xót như Ngài. Thiên Chúa không bao giờ bất công với ai, vì Ngài là Thiên Chúa. Nhưng, Thiên Chúa muốn thể hiện Nước Trời trong lòng nhân thế, vì Ngài muốn hướng nhân thế lên với Ngài, chứ không muốn nhân thế chỉ mãi mãi là thế nhân.

Vâng, điều ấy là chân lý, chứ không phải lộng ngôn. Cũng chính vì điều nầy mà có một thiên thần phản nghịch, tức sự ganh ghét, sự đố kỵ, sự cạnh tranh đối với loài thụ tạo có thân xác, và xuất phát là ma quỷ.

Thiên Chúa đã thỏa thuận “một đồng mỗi ngày” đủ cho nhu cầu của ngày ấy và của mỗi người. Ân sủng siêu nhiên, cũng như ân sủng tự nhiên là phương tiện sinh sống trên trần thế không thể theo ý người làm công, mà là theo sự “thỏa thuận“ rõ ràng lúc ban đầu. Thiên Chúa không bỏ rơi ai, và cũng không bóp chẹt ai. Một ngày 24 tiếng đồng hồ như nhau, và mưa nắng trải đều khắp nhân gian. Chúng ta thấy giờ thứ ba, tức 9 giờ sáng, giờ thứ mười một tức 5 giờ chiều, nhưng, công nhật mỗi ngày là “một đồng”. Những người làm từ tảng sáng tức khoảng 6 giờ sáng, đến người sau cùng cũng chỉ “một đồng lương’, vì đã “đồng ý” như vậy.

Ông chủ không hề bớt xén tiền công, nhưng vẫn bị “chỉ trích”, tuy đây là ”dụ ngôn”, nhưng thực tế trong cuộc sống, không phải là không có xảy ra. Điều đặc biệt là “Ông Chủ” lại trả tiền công cho những người làm giờ thứ 11 trước, rồi sau đó, lần lượt trả cho những người làm từ sáng sớm, rồi đến giờ thứ ba, giờ thứ sáu, giờ thứ chin.

Vậy, sự công bằng của Thiên Chúa là gì? Há chẳng phải là “Lòng Xót Thương“ sao?! Thiên Chúa xót thương vì thời gian “thất nghiệp” của người giờ thứ 11. Sự đau khổ của anh ta từ sáng sớm đến chiều tối không được ai thuê mướn. Sự trả lương cho người làm giờ thứ 11 như Thiên Chúa đã làm, ngày nay, không có chủ doanh nghiệp nào làm. Bởi vì, đó là “thâm“ tiền túi của chủ. Thiên Chúa thể hiện tình thương trên người bất hạnh, chứ Ngài không bất công, cũng như mắc nợ ai. Thiên Chúa không cho người nhiều, người ít, mà là Thiên Chúa yêu thương họ. Thiên Chúa yêu thương người bất hạnh, nỗi khốn khổ của họ, chứ Ngài không mắc nợ họ. Vì Thiên Chúa muốn yêu thương ai, thì đó là quyền của Thiên Chúa. Nhân thế không thể đòi hỏi theo ý mình.

Chúng ta thấy, nội dung Đoạn Tin Mừng hôm nay, dường như là “vô lý” nhưng rất hợp lý. Bởi vì, Ông Chủ trả lương cho người “sau cùng” ngang bằng với người làm từ tảng sáng. Nhưng, Thiên Chúa không lấy của những người làm trước, mà cho những người làm sau. Xét cho cùng Ông Chủ “bị thiệt” chứ không phải những người làm trước bị thiệt. Vì sự thỏa thuận vẫn giữ nguyên giá trí của nó, Ông Chủ không tùy tiện “tăng thêm” tiền công nhật, mà là Ông Chủ cho “thêm“ người làm sau cùng, để ngày ấy họ cũng “đủ” cái ăn như người làm từ sáng.

Thiên Chúa không xét theo nhiều hay ít, mà là xét theo “nhu cầu” thực tế của họ trong ngày ấy.

Sự công bằng của Nước Trời không phải bởi sự “so đo” theo kiều trần thế, mà là “tình thương“ bởi Thiên Chúa. Sự cân đong, đo, đếm của Thiên Chúa không dựa vào ”năng lực” của con người, vì có ai có năng lực xứng đáng, hay tài năng hơn tha nhân đâu? Nếu có chăng sự giỏi giang, hay tài trí của người đó, cũng do chính Thiên Chúa ban.

Vậy, sự “đau khổ” của người làm công từ giờ thứ 11, không phải do anh ta lười biếng không chịu làm, mà do không được thuê mướn. Nỗi khổ của anh ta cũng không kém người làm từ sáng sớm. Anh ta làm ít giờ hơn, nhưng tâm trạng “lo lắng” ưu tư, nỗi buồn, sự mặc cảm, không biết có ai thuê mình không? Làm thế nào có đủ tiền mua gạo cho ngày hôm nay để nuôi vợ con, v. v và v…v? Như vậy, Thiên Chúa thấu suốt những điều ấy và ban cho họ.

Như vậy, Nước Trời qua Dụ Ngôn hôm nay chính là ”LÒNG THƯƠNG XÓT” của Thiên Chúa. Bởi vì, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung.

Bài đọc II nay (Pl 1, 20c -24. 27a) khuyên chúng ta… ”ăn ở như thế nào cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô“. Vì, mối lợi duy nhất chính là Đức Kitô, chứ không phải điều gí khác.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy cho chúng con sống chứng nhân cho Nước Trời, xin cho chúng con biết sống khôn ngoan như Lời Chúa dạy là có một tấm lòng quảng đại, một trái yêu  thương, và một tính thần đầy quả cảm để làm chứng cho Tin Mừng của Chúa. Vì chúng con muốn làm theo lời Chúa, chứ không muốn làm theo ý của phàm nhân, xín cho chúng con can đảm thực thi ý Chúa ./. Amen.

P. Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

mqdefault

Thánh lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót hạt Gia Định, 18/12/2024 tại nhà thờ Thánh Nguyễn Duy Khang

BTT CĐLCTX TGP SG