Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 13 TN-A của Trần Đình Phan Tiến

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 13 TN-A của Trần Đình Phan Tiến

LỄ THÁNH PHÊRÔ & PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

(Mt 16, 13-19)

CHUNG BẦU NHIỆT HUYẾT

 

Thưa quý vị, thưa các bạn, tháng sáu, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, có nhiều lễ trọng trong tháng sáu, hôm nay, ngày cuối cùng của tháng sáu, cũng là ngày bế mạc tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu, được Giáo Hội mừng kính trọng thể hai thánh Tông Đồ PHÊRÔ & PHAOLÔ. Có nhiều từ ngữ dùng để tôn kính nhị vị Tông Đồ cả của Giáo Hội. Mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười. Cũng có thể mượn hình ảnh thi ca Việt Nam trong truyện Kiều của Nguyễn Du là nhị vị tông đồ giống như hai nhân vật: “mười phân vẹn mười”. Nhưng, điểm nổi bật cũng là điểm chung của nhị vị, đó là: “CHUNG BẦU NHIỆT HUYẾT”.

Tin Mừng Chúa Nhật XIII hôm nay, (Mt 16, 13-19), chỉ trình thuật về thánh Phê-rô, vị tông đồ Trưởng, vì vậy, tựa đề phần chia sẻ hôm nay cũng có thể gọi: “GƯƠNG THÁNH PHÊRÔ”. Bởi vì, cho dù thánh Phêrô có mang tội “chối Thầy”, thì lời tuyên xưng của thánh Phêrô hôm nay cũng rất đáng muôn đời noi theo, một lời “tuyên xưng đức tin“ tuyệt vời.

Theo đó, ý nghĩa Lời Chúa hôm nay gồm ba phần:

1/ Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu (c 16)

2/ Chúa Giêsu chúc phúc cho thánh Phêrô (c 17)

3/ Chúa Giêsu trao quyền thiết lập Hội Thánh cho thánh Phêrô (c 18 -19)

Vâng, ai đọc Thánh Kinh Tân Ứơc cũng đều biết câu chuyện trên. Ý nghĩa đã rõ ràng, không cần phân tích gì thêm, cũng hiểu rõ về thánh Phêrô, vị tông đồ trưởng. Nhưng con chỉ xin chia sẻ thêm về ba ý nêu trên là: Trong bối cảnh ấy, trong lúc mà Chúa Giêsu đang đi rao giảng, thì dân chúng cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau, vì sự giảng dạy của Người. Sự thông thái, uyên bác, nhưng sự thông thái, uyên bác đó không giống như các kinh sư Dothai, nên chi rất có nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng làm sao, Phêrô, một anh thuyền chài mà lại nhận ra sự mầu nhiệm như vậy. Và, cũng tính tình ấy, ngay thẳng, bộc trực, anh đã tuyên xưng Thầy mình là: “ĐỨC KITÔ” Con Thiên Chúa Hằng Sống. Qủa thật, đáng kinh ngạc, ngay cả Chúa Giêsu cũng thấy “giật mình”. Nhưng với Thiên Tính, Người đã không quở trách anh, mà lại khen anh. Khen anh một cách chân thật rằng: Điều anh nói không phải do bởi anh, mà do bởi Chúa Cha đã mặc khải cho anh. Như vậy, há không diễm phúc sao? Há, không phải tuyệt vời sao? Vì, chính Chúa Cha đã ban cho thánh Phêrô, một con người thấp kém, ít học, được thanm dự vào “mầu nhiệm cứu độ” nhân loại sao? Tại sao vậy? Thưa quý vị, thưa vì “bầu nhiệt huyết”, vâng, bầu nhiệt huyết của Phêrô lạ lùng đến mức cảm động đất trời. Vâng, chỉ có thế thôi! Đối với phàm nhân chỉ có thế thôi! Vâng, đó là bài học về thánh Phêrô, hấp tấp, nóng nảy, vội vàng, nhưng là một “bầu nhiệt huyết“. Từ đó, Chúa Cha đã mặc khải và chọn Phêrô. Như vậy, chúng ta thấy, để trở nên như Phêrô không phải là chuyện đơn giản, mà là chính Thiên Chúa chọn. Vâng, Thiên Chúa thật diệu kỳ, thật tuyệt vời, khi muốn chọn những con người mà có thể nói có nhiều thiếu sót. Nhưng, chỉ có tấm lòng, vâng, Thiên Chúa chọn “tấm lòng”, vì Thiên Chúa chỉ có “TẤM LÒNG”, đó là tình yêu. Vâng, “BẦU NHIỆT HUYẾT” của thánh Phêrô là như thế! Cũng bầu nhiệt huyết ấy mà có lần, Phêrô bị Chúa Giêsu quở trách, vì dám cản trở công cuộc cứu chuộc của Người, đó là hành trình lên Giêrusalem, và sau khi chối Thầy ba lần, cũng bầu nhiệt huyết ấy, mà anh đã ăn năn khóc lóc đến chảy máu mắt. Rồi cũng bầu nhiệt huyết ấy, anh đã yêu mến Thầy mình, và để chứng minh tình yêu “bất trung“ mà anh xin chịu treo ngược trên thập giá, vì biết không xứng với Thầy mình, một cử chỉ khiêm nhường, một hành động tha thiết đối với “CON THIÊN CHÚA” bởi bầu nhiệt huyết đã làm nên một vị đại thánh của giáo hội công giáo.

BẦU NHIỆT HUYẾT thứ hai đó là thánh PHAOLÔ, được mệnh danh là TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI. Ngược lại với thánh Phêrô, thánh Phaolô là một học giả Dothai lỗi lạc, không phải là môn đồ trực tiếp của Chúa Giêsu, vì vậy là người bách hại khét tiếng Đạo Thánh. Một con người tràn đầy nhiệt huyết cho Cựu Ứớc, nhưng sau đó, được chính Đức Kitô mặc khải và thâu nhận môn đệ. Bầu nhiệt huyết nầy được Chúa sử dụng một cách hiệu quả phi thường. Ngày nay, chúng ta là dân ngoại được thừa hưởng ân đức siêu việt của ngài qua các thánh thư và những tác phẩm bất hủ về Đức Kitô, một chứng nhân can đảm và phi thường về ơn gọi dấn thân cho Tin Mừng của Chúa Cứu Thế.  Thánh Phaolô không được phúc viết sách Phúc Âm, nhưng ngài là một chứng nhân anh dũng trong sự rao giảng Tin Mừng của Chúa Cứu Thế. Thánh Phaolô là một công cụ tuyệt hảo do dân ngoại trong công cuộc rao giảng Tin Mừng cứu độ cách hoàn hảo. Vâng, chính là nhờ ”BẦU NHIỆT HUYẾT“ của ngài trong Đức Kitô.

Kết luận: Hai Cột Trụ, Hai Vì Sao Sáng, Hai Tông Đồ Cả, Hai Cuộc Đời Một Lý Tưởng, đi chăng nữa, cũng chính là có “CHUNG BẦU NHIỆT HUYẾT” nơi Đức Kitô. Như vậy, tại sao nơi những phàm nhân ấy, lại có những phẩm chất cao trọng đến thế, là do bởi đâu? Há chẳng phải là do bởi hấp thụ Đức Kitô, Thầy của họ cũng là Thầy của chúng ta, một “CON TIM“ từ Thiên Chúa sao? Mà như danh ngôn nói: “Gần Đèn thì sáng“.

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, Cha đã ban Con Một của Cha là Đấng Cứu thế Giêsu- Kitô cho nhân loại, để chịu khổ nạn và Phục Sinh, hầu thiết lập một Hy Lễ Cứu Độ nhân loại. Trong hành trình cứu chuộc ấy, Cha đã ban cho chúng con hai vị tông đồ khả kính là Phêrô & Phaolô, để hợp tác với Đức Kitô trong công cuộc rao giảng Tin Mừng Nước Trời, xin Cha ban cho Hội Thánh Đức Kitô còn ở trần gian được vững mạnh và tiến bước trong đức tin, nhờ công nghiệp Đức Kitô và nhị vị tông đồ Phêrô & Phaolô. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con./. Amen.

29/06/2014

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

lc194548

Suy niệm Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  KHÔNG GIAN CHO CHÚA “Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các …