Home / Chia Sẻ / SUY NIỆM TAM NHẬT VƯỢT QUA 2015 CỦA TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TAM NHẬT VƯỢT QUA 2015 CỦA TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

 

TUẦN BI THƯƠNG!

Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, Chúa Nhật Lễ Lá đã cho chúng ta “nếm” trải sự THƯƠNG KHÓ và ”CÁI CHẾT “ của Chúa Giêsu. Bắt đầu cho một Tuần Thương Khó , gọi là ”TUẦN THÁNH ”. Vâng, Chúa Nhật Lễ lá, khởi đi là một “niềm vui “, niềm vui đích thực về “Đấng Kitô “ sẽ khải hoàn , sẽ là “VUA “đích thực cho con người nhân loại. Nhưng, qua “ cái chết “ đầy bi thương của Người. Vâng, qua cái chết ấy, Người đem lại sự sống vĩnh cửu cho chúng ta, như vậy, “CÁI CHẾT “ ấy không phải là “ VUA “ sao ?! Vâng, là thần dân trong Nước Thiên Chúa, hiện tại và mai sau, chúng ta thờ lạy “ CÁI CHẾT “ là  Vua của Đấng Cứu Thế Giêsu – KitTô.

Theo đó, chúng ta thấy rằng : “ Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Người  cho thế gian. Để nhờ Người Con đó, mà thế gian được sự sống muôn đời.” ( Ga 3, 16 ).

Vâng, chúng ta đừng nhầm lẫn : “Chúa chết “ và “ cái chết “ của Chúa. Thiên Chúa là “ NGUỒN SỐNG “ và là Nguồn Sống vĩnh cửu. Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành và làm chủ mọi loài, kể cả sự chết. Vì thế, nơi Thiên Chúa không có sự chết. Mặc nhiên, Thiên Chúa không bao giờ chết, vì Thiên Chúa vô biên, hằng hữu. Vâng, đó là Thiên Chúa.

Bước vào Tuần Thánh, chúng ta suy niệm về cuộc Thương Khó, chịu nạn của ĐỨC KITÔ – GIÊSU. Vâng, Kitô có nghĩa là : ĐẤNG ĐƯỢC XỨC DẦU TẤN PHONG, có nghĩa là ĐẤNG CỨU THẾ, Hay là ĐẤNG CỨU CHUỘC. GIÊSU có nghĩa là : THIÊN CHÚA Ở CÙNG nhân loại.

Vì vậy, để cứu chuộc con người nhân loại, Đấng Kitô sẽ trở nên Hy Lễ đền tội thay cho muôn dân. Nghĩa là Người phải chịu khổ nạn, chịu chết đau thương trên nỗi khốn cùng của nhân loại, nói cách khác, Người gánh tội trần gian. “GÁNH TỘI TRẦN GIAN “, Nghĩa là Đấng CỨU THẾ, là Đấng Kitô. Còn  “GIÊSU ”: nghĩa là Thiên Chúa trở nên phàm nhân, trở nên Hữu Hình vì nhân loại. Từ đó, Đấng Kitô đã chết cho nhân loại, chết vì Nhân Loại, nhưng ,Người sẽ trỗi dậy từ cõi chết, nghĩa là ” PHỤC SINH”. Trở về nguyên lý vĩnh cửu.

Nhưng, chúng ta thờ lạy cái chết của Đấng cứu thế, vì yêu thương nhân loại tội lỗi. Từ đó, cùng với Giáo Hội là mẹ hiền, chúng ta cùng nhau bước vào Tuần Thương Khó của Đức Kitô – Giêsu, để cùng Người trở nên Hy Lễ muôn đời đền thay tội lỗi chúng ta. Nhưng cao điểm của Tuần Thánh là Tam Nhật Vượt Qua, được bắt đầu bằng ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

I/ THỨ NĂM TUẦN THÁNH.

Vâng, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta bước theo chân Chúa Giêsu đến nhà Tiệc Ly để cùng Người chia sẻ tâm tình “THƯƠNG KHÓ “.

Vâng, Tâm Tình Thương Khó ngày chia ly, ngày bịn rịn , ngày buồn sầu , vì bạn hữu “phản bội”, môn đệ sẽ “ chối “ Thầy. Ngày khởi đầu của cuộc tử nạn. Chúng ta cảm nghiệm tâm tình “ bi thương” của Thầy Chí Thánh biết là ngằn nào !

Trong bối cảnh “ bi thương “ ấy, Người đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể, để ở cùng nhân loại mãi mãi cho đến ngày thế mạt.

Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta thấy, Đức Kitô trao ban “ cử chỉ “ khiêm nhường tột đỉnh, dấu chỉ “ Bình An”, dấu chỉ “ môn đệ “. Sau khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Chức Linh Mục, Người đã quỳ xuống Rửa Chân cho các mộn đệ, trong đó có “ kẻ  phản thầy ”. trong đó, Người lập Bí Tích tha thứ, mà Người sẽ kiện toàn Bí Tích Hòa Giải nầy vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh.

Như vậy, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã thiết lập ba Bí Tích, Thánh Thể, Hòa giải, Linh mục. Cùng với “cử chỉ” khiêm nhường tột đỉnh, Người đã Rửa Chân cho các môn đệ. Trao ban cử chỉ “ KHIÊM NHƯỜNG”, dấu chỉ “ BÌNH AN “, bởi một “lòng “ duy nhất là ”yêu thương” và yêu thương đến cùng, hầu thiết lập ba Bí Tích để ở cùng chúng ta.

Qua ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta “đến cùng” qua các mộn đệ của Người. Qua Bữa Tiệc Chiên “ Vượt Qua “ của người Do-thai xưa. Chúa Giêsu đã cùng các môn đệ của Người, ăn Lễ Vượt Qua, tức Lễ Bánh Không Men của người Do-thai.

Như vậy, Lễ Vượt Qua xưa là ngày bắt đầu cho Lễ ” VƯỢT QUA “ của Tân Ứơc. Tai đây, Chiên Vượt Qua không phải chỉ là “ một chiên con “ là” con vật “ mà là chính “CHIÊN THIÊN CHÚA”, ĐẤNG XÓA TỘI TRẦN GIAN là “HY LỄ ” trường tồn và bất diệt vì nhân loại.

Vâng, THỨ NĂM TUẦN THÁNH là một ngày đầy “ YÊU THƯƠNG “. Theo đó, chúng ta làm gì để cùng hiệp thông vào ngày “YÊU THƯƠNG “ấy, chúng ta chạy đến với Thầy Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể.

II/ THỨ SÁU TUẦN THÁNH :

Sau khi để lại tất cả ” di sản ” tinh thần cao quý của Người cho môn đệ, Chúa Giêsu lên Núi Cây Dầu, gọi là cây Ô-liu, để cầu nguyện, vì Người cảm thấy sự Thương Khó mà Người sắp gánh chịu dường như quá đau đớn, không thể tả xiết. Người lên núi một mình, dẫn theo vài môn đệ quen thuộc, ở đó Người cầu nguyện suốt đêm, đến nỗi mồ hôi và máu thấm ướt cả áo .

Sau đó, Người bị bắt bởi quân GIu-dêu, bởi một môn đệ phản bội. Người cảm thấy đau khổ nhiều phía, từ  môn đệ của mình, từ thiên hạ bất tuân, từ ma quỷ, từ những tên lính hung hãn, nhưng không có tâm trí, tâm hồn đen tối. Tất cả những sự hỗn hợp góp phần tạo nên nỗi buồn “mướt máu” của Thầy Chí Thánh, chính là tội lỗi của nhân gian, tội lỗi của chúng ta.

Không những một môn đệ phản bội, mà là cả hai người phản bội, một người phản bội vì “TIỀN “ một người phản bội vì “ SỢ HÃI ”.

Rồi Người bị điệu đi đến chính quyền ngoại bang thẩm vấn, Phi-la-tô xét hỏi, Người có phải là “VUA “ không? Nhưng, họ chẳng hiểu ý nghĩa của từ “VUA” của Người. Người quả thật là ”VUA “ bởi vì , không có vị vua trần thế nào qua nỗi Người. Vâng, có vị vua nào “sẵn lòng” chịu chết vì dân , như “VUA GIÊSU” không ? Có vị vua nào” HIỀN LÀNH” và “KHIÊM NHƯỜNG “ như Vua Giêsu ? Có vị vua nào trên trần gian trong tay không có một tấc, một thanh khí giới ?

Rồi, họ điệu Người sau khi xét hỏi, nhận thấy Người vô tội, đến độ quan tổng trấn muốn tha , nhưng không dám. Thế là một sự “ hèn nhát” xuất hiện, khi người cầm cán cân công lý, không dám vì “lý “ , mà vì chính họ.

Chúng ta thấy gì qua “bản án “ của Chúa Giêsu, của “Người Tử tội Giêsu”, vâng, một bản án bất công. Một bản án vì “ nhu nhược” mà hình thành, do quan quyền trần gian.

Người bị đánh đòn, chịu sỉ nhục, chịu lột áo, chịu đội “ vương miện gai “, rồi chịu vác chính thanh gỗ sẽ làm giá hành hình mình. Tất cả, vâng, tất cả những thứ đó sẽ trở nên phương tiện “ CỨU ĐỘ “ nhân gian.

Trên đường vác thập giá, Thầy Chí Thánh quỵ ngã ba lần, Người gặp Đức Mẹ, Thân Mẫu của Người, thật đau xót, cảnh tượng ấy không phải của một Ngôi Vị Thên Chúa, mà là của một Đấng “ tự nguyện “ nộp mình làm giá chuộc muôn người .

Đến nơi “pháp trường” xử “tử tù” vô tội “GIÊSU”, gọi là “Núi Sọ”, vì địa hình có hình dáng sọ người. Tiếng Do-thai gọi là Gôn-gô-tha. Để minh chứng, Đấng Kitô là ” tử tội ” bởi một bản án bất công, thì có hai tử tội hai bên Người, bởi một bản án thích đáng.

Và để minh chứng cho Người là “Vua “ dân Do-thai và VUA VŨ TRỤ , nên trên đầu Người có dòng chữ “ I.N.R.I ” nghĩa là “VUA DÂN DO-THAI” : “ IESUS  NAZARENUS  REX  IUDAEORUM”. Như vậy, vô tình người Do-thai không thể “ ném đá giấu tay “được.

Đó là giờ thứ sáu, tức 12 giờ trưa, và Người chịu biết bao cay đắng cả Thân xác và Tinh Thần. Đến độ Người kêu khát. Tiếng kêu khát thấu trời đất,  vửa thể lý vừa tinh thần của một Đấng MESSIA, khát vì tình yêu nhân loại qua sức mình, sắp hoàn tất, khát vì tội lỗi nhân gian quá lớn, khát vì thể lý máu và nước đã tuôn ra, Người cũng khát theo nhu cầu thể lý, vì cạn khô cả “THÂN THỂ “. Họ liền cho Người uống giấm cùng mật đắng, nhưng Người không uống, mà kêu LỚN TIẾNG rồi TRAO THẦN KHÍ, vâng, đó là giờ thứ chín,( tức 3 giờ chiều ), ĐỨC KITÔ Sinh Thì trên Thánh Gía.

Chúng ta sấp mình thờ lạy và suy tôn Thánh Gía nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian .

III / THỨ BẢY TUẦN THÁNH : YÊN NGHĨ TRONG MỒ

Vâng, cái chết của Đấng Phục Sinh là như thế . Cảnh tượng hạ Thánh Thể, mai táng và chôn cất trong mồ, nói lên nhân tính của Người đã hoàn tất. Đồng thời phản ánh thật  cái chết của ĐỨC KITÔ. Yên nghĩ trong mồ, nói lên thân phận con người nhân loại tội lỗi, nếu tin vào Đấng tử nạn là Đức Kitô, thì chúng ta cùng sống lại với Người. Yên nghĩ trong mồ còn nói lên ý nghĩa về sự chết của người Công giáo, niềm tin vào Đấng cứu thế. Yên nghĩ trong mồ còn nói lên sự chôn vùi tội lỗi của chúng ta, nếu chúng ta cùng chịu mai táng với Đức Kitô. Yên nghĩ trong mồ còn nói lên thân phận làm người của người Công giáo không phải chấm dứt ở cái chết thân xác.

Cầu Nguyện : lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu tử nạn vì chúng con là kẻ tội lỗi, Chúa đã chịu chết vì chúng con là kẻ phàm hèn . Xin thương cứu độ chúng con vì tình yêu bao la của Người. /. Amen

Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Ga 15, 9-17a

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh, của LM Antôn Nguyễn Văn Độ

Chúa Giêsu dạy cách yêu SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM – B (Ga …