Home / Chia Sẻ / SỰ PHI THƯỜNG của CHÚA GIÁNG SINH

SỰ PHI THƯỜNG của CHÚA GIÁNG SINH

“Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta.”

(Ga 1:14)

SuphithuongcuaChuaGiangSinhViệc sinh sản của Đức Mẹ bảo đảm thiên tính của Chúa Con nhắc nhớ tôi các sự kiện mà các khoa học gia mô tả bằng thuật ngữ “sự phi thường.” Vì “sự sinh sản đồng trinh” không thể giải thích bằng bất kỳ cách tự nhiên, người Công giáo gọi đó là mầu nhiệm; nhưng các khoa học gia, theo sát “nghề” của mình, gọi đó là “sự kỳ quặc.”

Đây là cách mà các nhà vật lý gọi là Big Bang (vụ nổ lớn), vụ nổ nguyên thủy từ hư vô, như chúng ta biết ngày nay, đã tạo nên vũ trụ kỳ diệu.

Theo bản chất, Big Bang không thể xảy ra theo một quá trình tự nhiên. Một số khoa học gia, không đi con đường trừu tượng đúng thời gian của họ, cố che giấu sự lầm lẫn trong sự từ chối, tạo nên nhiều câu chuyện ấu trĩ để giải thích hiện tượng Big Bang, như truyện ngụ ngôn về “vũ trụ sung sức.” Nhưng đối với nhiều người khác, Big Bang là một trong các lý thuyết khoa học rất sát với bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Dĩ nhiên bất cứ bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa dựa trên lý thuyết khoa học đều thất bại nếu lý thuyết đó bị biến đổi theo cách quan trọng vì nghiên cứu thêm, cũng như bất cứ bằng chứng nào dựa trên lịch sử cũng thất bại nếu các nhân chứng có thể bị chứng minh là sai lầm. Nhưng tính phi thường vẫn có giá trị là phương tiện đánh dấu giới hạn của thiên nhiên và cần cái gì đó vượt ngoài tầm tự nhiên.

Không thể chứng minh việc Đức Mẹ sinh sản mà vẫn đồng trinh, ngay cả bằng chứng của những người có sự tin tưởng tuyệt đối về Đức Maria, không ai có thể theo dõi chính khoảnh khắc đó. Nhưng đó là cách giải thích lôgic đối với các sự kiện sau đó mà nhiều người trực tiếp là nhân chứng – nghĩa là các phép lạ của Người Con của Đức Mẹ, cái chết chắc chắn và thảm khốc của Chúa Giêsu, và sự phục sinh của Ngài ngay sau đó.

Vô nhiễm Nguyên tội là một phạm trù khó hiểu hơn, vì điều đó không thể được chứng minh bằng bất cứ số đông nhân chứng nào đã từng ở bên thánh Anna và người con gái lừng lẫy của bà ngay lúc họ hiện hữu. Nhưng điều đó dùng để giải thích – và được giải thích – công việc khác thường của Con Một của Đức Mẹ.

Cách nói Con Thiên Chúa “hóa thành nhục thể” chính xác hơn cách nói “sinh bởi Trinh nữ Maria,” không như nguyên ngữ Latin diễn tả. Hóa thành nhục thể là khoảnh khắc thụ thai chứ không là sinh ra. Việc Đức Mẹ sinh sản mà vẫn đồng trinh là hệ quả của việc “hóa thành nhục thể,” cũng như Vô nhiễm Nguyên tội là sự chuẩn bị thích hợp cho điều đó. Chính sự kiện “hóa thành nhục thể” giải thích về Người Con của Đức Mẹ. Hóa ra Ngài cũng là Con Thiên Chúa.

Chúa Giêsu Kitô là Đấng phi thường không thể được hiểu là kết quả của bất kỳ quá trình tự nhiên nào trước đó. Hằng hà sa số những sự phi thường nhỏ hơn – các lời tiên tri, các lời giáo huấn, các phép lạ, Giáo hội, các bí tích, các vị tử đạo, các thánh – chỉ là để đưa sự phi thường chủ yếu vào chính sự nổi bật sắc nét hơn. Ở đây chúng ta có trời và đất trong Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa, Chúa của các chúa và Nguyên Nhân Không Được Tạo Ra – và cũng là cách giải thích về Big Bang.

Điều này thật khó hiểu, nhưng chúng ta được có cơ hội khác. Ngài lại đến, Ngài là Đứa Trẻ mà chúng ta không bao giờ có thể dạy cản trở tình yêu của Đứa Trẻ đó.

Tiến sĩ JEFFREY MIRUS

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicCulture.org)

  

Tỉnh Thức Mong Chờ Con Hy Vọng

Yêu Thương Cứu Độ Chúa Giáng Sinh

 

Trả lờiChuyển tiếp

Xem thêm

Ga 18,33-37

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN- LỄ KITÔ VUA, NĂM B, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CN 34BB LỄ KITÔ VUA (Ga 18,33-37) I.TÀI LỆU GỢI Ý             Ngữ cảnh Trong đêm, …