Home / Chia Sẻ / SÁU SAI LẦM VỀ ĐỨC MẸ

SÁU SAI LẦM VỀ ĐỨC MẸ

6 SAI LẦM VỀ ĐỨC MẸNhững người Tin Lành thường dựa vào vài câu Kinh Thánh để giảm thiểu tầm quan trọng của Đức Mẹ và nói xấu người Công giáo, kể cả những người sùng kính Đức Mẹ. Việc xác định các sai lầm này và biết rõ chúng thế nào là điều cần thiết để bảo vệ đức tin.

Đây là 6 sai lầm phổ biến thường gặp khi đề cập việc sùng kính Đức Mẹ:

  1. ĐỨC MẸ KHÔNG QUAN TRỌNG VÌ KINH THÁNH KHÔNG NÓI NHIỀU VỀ ĐỨC MẸ

Sự vô lý của điều này có thể do nhìn vào các vấn đề khác mà Kinh Thánh không đề cập nhiều. Hãy cân nhắc tín điều Chúa Ba Ngôi. Đó là vấn đề cốt lõi của đức tin. Như Ba Ngôi trong Tam Vị Nhất Thể – Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần – chỉ được liệt kê theo cách vắn tắt.

Cũng vậy, giáo lý nền tảng về đức tin nói rằng Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành. Có ba cách giải thích về cuộc sáng tạo trong Cựu Ước. Ngoài Sáng Thế 1, cũng có cách giải thích về Thiên Chúa trong Gióp 39 và Tv 104.

  1. CHÚNG TA CHỈ CÓ THỂ LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ NẾU KINH THÁNH BẢO CHÚNG TA LÀM

Người ta tranh luận rằng bởi vì Kinh Thánh không khuyên chúng ta tôn kính và cầu nguyện với Đức Mẹ. Nếu đúng như vậy, các Kitô hữu gặp rắc rối to.

Có chỗ nào nói chúng ta có thể cầu nguyện với Chúa Giêsu không? Hãy tìm xem. Chính Chúa Giêsu không bao giờ nói rằng chúng ta nên cầu xin Ngài. Nhưng Ngài ngụ ý muốn chúng ta làm điều đó. Chẳng hạn, Chúa Giêsu nói rằng Chúa Cha muốn mọi người tôn kính Người Con như tôn kính Chúa Cha. (Ga 5:23) Điều đó có nghĩa là chúng ta nên cầu nguyện với Chúa Giêsu, nhưng điều đó không được đề cập rõ ràng.

Dĩ nhiên, có những câu khá rõ ràng khi Thánh Phaolô kêu cầu Thánh Danh Giêsu. Ngài không nói thẳng rằng chúng ta phải cầu nguyện trực tiếp với Ngài, vì Ngài không muốn, nhưng hiển nhiên từ việc Ngài làm gương. Thánh Stephano cũng làm gương cho chúng ta về việc cầu nguyện.

  1. ĐỨC MẸ KHÔNG ĐƯỢC TÔN KÍNH TRONG KINH THÁNH

Theo Kinh Thánh thì điều này sai. Trong Luca 1, người chị họ Elidabet chào bằng ngôn ngữ âm vang cách giải thích trong Cựu Ước về cách Đa-vít tôn kính Hòm Bia Giao Ước. Đặc biệt là lời chào của bà Elidabet cho thấy sự ngạc nhiên khi bà thấy cô em Maria đến, và việc Gioan nhảy mừng âm vang ngôn ngữ Cựu Ước, nếu xem xét sát nghĩa của bản văn.

Việ sùng kính Đức Mẹ cũng được gợi hứng bằng hình ảnh Đức Mẹ trong Khải Huyền 12, theo sau việc xuất hiện của Hòm Bia trong Khải Huyền 11. Đừng quên rằng có các chương và các câu được thêm vào sau khi bản văn nguyên thủy được viết ra, do đó Hòm Bia không có nghĩa là tách rời với việc xuất hiện của Đức Mẹ. Lời Thánh Phaolô cầu nguyện với Chúa Giêsu là mẫu gương cho chúng ta, thế nên các ví dụ trên đây về việc tôn kính cũng là cách để chúng ta bắt chước.

  1. CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC MẸ LÀ CHOÁN CHỖ CHÚA GIÊSU

Xét về triết học, câu này rất mơ hồ, và cũng không có trong Kinh Thánh. Đó là không biết Chúa Giêsu hoạt động như thế nào. Nếu Chúa Giêsu muốn chúng ta gặp riêng Ngài thì tại sao Ngài lại hẹn với 12 tông đồ? Tại sao Ngài tiền định Gioan Tẩy Giả là người đi tiên phong cho Ngài?

  1. KHÔNG THẤY ĐỨC MẸ CAN THIỆP CHO CHÚNG TA

Có lẽ có người chấp nhận các điểm trên đây, nhưng họ lại nói rằng: “Thế nào là tôn kính và cầu nguyện với Đức Mẹ? Trong các Phúc Âm không thấy Đức Mẹ can thiệp cho chúng ta.” Đúng là sai lầm.

Tại tiệc cưới Cana, đề cập trong Ga 2:1-12, Đức Mẹ can thiệp cho các thực khách, cho Chúa Giêsu biết rằng họ cần rượu. Dĩ nhiên, còn hơn là rượu nữa. Thứ nhất, đó là phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu – theo lời kể của Thánh sử Gioan. Thứ hai, đó là khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu. Thứ ba, đó là điều rất quan trọng, cho thấy mối liên kết giữa tiệc cưới Cana và tiệc cưới Nước Trời, Thánh Thể, và Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Đức Mẹ còn giữ vai trò can thiệp ít nhất trong hai vị trí khác. Thứ nhất là khi Đức Mẹ đưa Chúa Giêsu đi gặp bà Elidabet. Thứ hai là khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn, như lời tiên tri của ông Simêon, Đức Mẹ đã chia sẻ đau khổ của Chúa Giêsu. Đó là sự thông phần quan trọng trong sứ vụ của Ngài.

  1. CHÚA GIÊSU XA CÁCH VỚI ĐỨC MẸ

Một số người không thích Đức Mẹ cho rằng Chúa Giêsu giảm thiểu tầm quan trọng của Đức Mẹ. Phổ biến là trình thuật Mt 12:46-50 (≈ Mc 3:31-35; Lc 8:19-21), khi Chúa Giêsu đặt vấn đề ai là mẹ và anh em, và Ngài vừa chỉ vào các môn đệ nói rằng đó là cha mẹ và anh em Ngài, những người thi hành ý Chúa Cha. Cách hiểu của những người chống Đức Mẹ cho rằng Chúa Giêsu từ chối tầm quan trọng tâm linh đối với Đức Mẹ. Họ cho rằng Đức Mẹ không là người thi hành ý Chúa Cha. Đó là kết luận sai lầm.

Nhờ Cuộc Truyền Tin mà chúng ta biết kết luận như thế là không đúng. Cũng có tranh luận tương tự về vấn đề này trong Lc 11:27-28, khi có người nói lớn rằng phúc cho người mẹ đã cưu mang và cho Chúa Giêsu bú mớm. Nhưng Ngài nói: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.” Người ta phê phán rằng Đức Mẹ không tuân theo lời của Thiên Chúa. Đó là điều mơ hồ. Tuy nhiên, Lc 1:42 cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ “được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ.” Kinh Thánh không tự mâu thuẫn mà luôn trung thành với tính nguyên vẹn của Kinh Thánh, thúc giục người ta chấp nhận cách hiểu của Công giáo về bản văn này.

VĨ NGÔN

Kết luận về điều này trái ngược với ý kiến cho rằng Đức Mẹ không có trong Kinh Thánh. Nhiều người phê bình việc sùng kính Đức Mẹ là sản phẩm của văn hóa Công giáo, áp dụng lệch lạc với sứ điệp đích thực của Kinh Thánh. Khi bảo vệ sự thật của Kinh Thánh, chúng ta không chỉ bảo vệ Đức Mẹ mà còn bảo vệ chính Đức Kitô. Hơn nữa, khi bảo vệ sự thật của Kinh Thánh, chúng ta cũng thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Kitô, Đấng là Sự Thật – Chân Lý.

STEPHEN BEALE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Đêm Thứ Bảy, 21-03-2020

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN