Home / Chia Sẻ / PHỤNG VỤ và ÂM NHẠC

PHỤNG VỤ và ÂM NHẠC

Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người là Núi Đá độ trì ta, vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu hát cung đàn! (Tv 95:1-2).

PhungVu & AmNhacCác từ ngữ mở đầu Thánh vịnh 95 đã được người Công giáo dùng làm Kinh Sáng (Morning Prayer) từ nhiều thế kỷ qua. Hãy dùng ý nghĩa mới khi thế giới sử dụng để hát theo bản dịch mới của Sách lễ Rôma (Roman Missal).

Bản dịch sách lễ này sẽ thay thế sách lễ mà chúng ta đã dùng gần 40 năm qua. Đó là kết quả từ sức làm việc cật lực của hàng trăm giám mục, học giả, dịch giả và 2 giáo hoàng – trong một vườn nho đôi khi rối bời. Tại Hoa Kỳ và vài nước nói tiếng Anh khác, việc giới thiệu bản dịch mới sẽ bắt đầu bằng niềm vui mừng khi hát văn bản mới của thánh lễ – tháng 9-2011.

Tại cuộc họp ở Seattle hồi tháng 6-2011, các ĐGM Hoa Kỳ đã cho phép giới thiệu sớm những phần được hát trong thánh lễ tại các giáo xứ trước khi áp dụng Sách lễ Rôma mới từ Chúa nhật I mùa Vọng, tức là ngày 27-11-2011.

Việc hát thánh lễ giới thiệu một phương pháp mới đối với việc cử hành thánh lễ – bằng cách hát đúng các chữ trong thánh lễ, chứ không chỉ vài bài thánh ca (hymns) trong thánh lễ. Đó là một trong các dấu hiệu của kỷ nguyên mới về việc canh tân phụng vụ – sự canh tân có nền tảng vững chắc theo hiến pháp của Công đồng Vatican II về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium) đã nói: “Truyền thống âm nhạc của Giáo hội hoàn vũ là kho tàng vô giá, quan trọng hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật khác”, và được diễn tả “mục đích thật của thánh nhạc là làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu” (112).

Ca ngợi Thiên Chúa qua thánh nhạc – khúc hát ngợi khen trong thánh lễ – là bản chất trong lời cầu nguyện và suy niệm mầu nhiệm thánh.

Thánh GH Gioan Phalô II nhận xét: “Niềm vui Kitô giáo được diễn tả trong bài ca phải biểu hiện mỗi ngày trong tuần và vang lên mỗi Chúa nhật, Ngày của Chúa, với nỗi vui mừng đặc biệt. Một mặt có mối liên hệ gần gũi giữa âm nhạc và ca khúc, mặt khác có mối liên hệ giữa việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm thánh và cầu nguyện. Tiêu chuẩn đó phải linh hứng cho mọi sáng tác và biểu diễn các ca khúc, và thánh nhạc là vẻ đẹp mời gọi cầu nguyện” (Nói với Viện Giáo hội về Thánh nhạc dịp kỷ niệm lần thứ 90, ngày 19-1-2001).

Vẻ đẹp mời gọi cầu nguyện luôn là chủ đề của ĐGH Bênêđictô XVI, một nhạc sĩ có tài đã nhiều năm thúc giục canh tân để kết hợp chặt chẽ vẻ đẹp thánh nhạc với các từ ngữ thánh – Lời Chúa, Logos – khi cử hành thánh lễ. Hiện nay kết quả của sự nỗ lực lâu dài về việc kết hợp vẻ đẹp và sự thật của âm nhạc trong thánh lễ, để tôn vinh Thiên Chúa và “nâng tâm hồn lên với Chúa”, sắp sửa đến mùa thu hoạch.

Thứ nhất, bản dịch chính xác các từ ngữ trong thánh lễ sẽ dẫn đến sự hiểu biết sâu xa và trọn vẹn hơn về ý nghĩa bằng cách thể hiện mối liên kết rõ ràng hơn giữa Kinh thánh và các lời nguyện cổ của Giáo hội.

Thứ nhì, việc tái thánh hóa (re-sacralizing) âm nhạc trong việc thờ phượng của Công giáo sắp xảy ra: Các từ ngữ mới rất gợi lòng tôn kính được kết hợp với cấu trúc thánh lễ với cách hát mới sẽ được công bố trong Sách lễ mới và “sách lễ nhỏ” – sẽ mau tới giáo xứ nơi bạn ở.

Nỗ lực khôi phục di sản thánh nhạc của Giáo hội được thánh GH Piô X khởi xướng từ đầu thế kỷ XX, người tìm cách phục hồi Bình ca (Gregorian chant) và Thánh nhạc đa âm (sacred polyphony), đồng thời kết hợp việc tham dự tích cực của mọi người Công giáo trong việc thờ phượng.

Các thập niên kế tiếp, nỗ lực canh tân phụng vụ được kiên trì thực hiện bằng “Phong trào Phụng vụ” (Liturgical Movement), với sự hỗ trợ tích cực của các ĐGH trong thế kỷ XX – đặc biệt là các ĐGH Piô XII, Gioan XXIII, Phaolô V và Gioan Phaolô II. Nhưng các biến động xã hội và văn hóa sau Công đồng Vatican II làm lạc hướng các nỗ lực này và cản trở việc cải cách phụng vụ đích thực theo chủ ý của các giáo phụ Công đồng Vatican II – và các ĐGH.

Cuộc “cách mạng văn hóa” (cultural revolution) cũng truyền cảm hứng cho việc truyền bá bị hướng dẫn sai (misguided popularization) về âm nhạc trong thánh lễ. Âm thanh của nhạc nhà thờ thường khó phân biệt với nhạc đời. Sự đổi mới tạo sự cải tiến xác thực trong các thập niên cuối của thế kỷ XX. Khi bắt đầu thế kỷ XXI, “kỷ nguyên canh tân phụng vụ” cũng bắt đầu.

Năm 2000, Thánh GH Gioan Phaolô II công bố một bản dịch Sách lễ Rôma mới, “bản chính” thứ ba. (Chúng ta đã dùng “Hướng dẫn Tổng quát” (General Instruction) đã được kiểm duyệt từ bản này kể từ năm 2003). Năm 2001, Tòa thánh xuất bản Liturgiam Authenticam (Phụng vụ xác thực), “Bản hướng dẫn thứ năm” bổ sung cho Sacrosanctum Concilium.

Liturgiam Authenticam “tìm cách chuẩn bị cho kỷ nguyên canh tân phụng vụ, phù hợp với chất lượng và truyền thống của các Giáo hội địa phương, nhưng cũng bảo vệ đức tin và sự hiệp nhất trong toàn thể Giáo hội của Chúa” (7). Mục đích là để hướng dẫn các bản dịch của cả Kinh thánh và các văn bản phụng vụ, tái tập trung việc chú ý của những người phiên dịch về quy luật khám phá sự phong phú về thần học và Kinh thánh của văn bản gốc bằng tiếng Latin, đồng thời cũng làm cho những người thờ phượng có thể hiểu.

Sau gần 10 năm làm việc của các ĐGM, học giả, dịch giả (kể cả tái tổ chức nhóm phiên dịch, Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ), đã có bản dịch Sách lễ Rôma mới.

Đó là tặng phẩm lớn đối với Giáo hội – đối với người Công giáo thời đại chúng ta. Các từ ngữ và các cách diễn tả thiếu sót trong bản dịch năm 1974, mà những người nói tiếng Anh sử dụng, thì nay có đầy đủ trong bản Anh ngữ. Bản dịch mới của Sách lễ Rôma lần này cũng tái “bật lên” ánh lửa bập bùng của việc canh tân thánh nhạc đã bắt đầu từ lâu.

Vài năm qua, đã có sự nhen nhóm đáng kể về hoạt động phục hồi di sản âm nhạc quý giá của Giáo hội. Các tổ chức thánh nhạc, chẳng hạn Hiệp hội Thánh nhạc Hoa Kỳ (Church Music Association of America) được phục hồi sau nhiều năm suy yếu.

Bản dịch mới của The Adoremus Hymnal (Thánh ca Ngợi khen) là ví dụ khác về việc khuyến khích canh tân trong quá trình. Các sáng kiến hứa hẹn khác đã xuất hiện, và các nhóm địa phương khác cũng đang được hình thành. Các nhạc sĩ Công giáo đang sáng tác và xuất bản các bản hợp xướng mới dựa trên Bình ca để dùng trong thánh lễ và được đưa lên Internet để phổ biến rộng rãi (ví dụ, Cantica Nova, Corpus Christi Watershed, Church Music Association of America) và để khuyến khích sức sáng tác lẫn nhau.

Khi chúng ta hát Kinh Vinh Danh, Kinh Tin Kính, Kinh Thánh Thánh Thánh, Kinh Chiên Thiên Chúa, bằng tiếng Latin hoặc bằng ngôn ngữ khác – khi chúng ta hòa tiếng hát các bài thánh ca (hymns) từ kho tàng to lớn của thánh nhạc – chúng ta có thể “hát với các thiên thần” để chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng Ca đoàn Thiên quốc cất cao giọng hát vui mừng!

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Xem thêm

VIRGIN MARY

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình, Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên, của Lm Minh Anh

  TÒNG THUỘC “Chúng sẽ thành dân thánh của Ta, và Ta sẽ cư ngụ …