Home / Chia Sẻ / Phúc Âm của Gia đình ở Tây phương bị tục hóa

Phúc Âm của Gia đình ở Tây phương bị tục hóa

 

Hồng y CAMILLO RUINI

TayPhuong Bi TucHoaTế bào cơ bản của xã hội là gia đình đang trải qua thời kỳ phát triển mau chóng một cách khác thường. Hiện nay các mối quan hệ tiền hôn nhân “thoáng” quá nên tình trạng ly dị hầu như là bình thường, đó là hậu quả của việc không chung thủy trong hôn nhân. Điều này đang kéo chúng ta xa rời truyền thống gia đình ở ngay cả các quốc gia và các nền văn hóa được ghi dấu Kitô giáo.

Trong các thập niên mới đây, ít là tại Tây phương, chúng ta đã đi vào lãnh địa bất khả khám phá. Thật vậy, có sự xâm nhập các tư tưởng về “giới tính” và “hôn nhân đồng tính”. Căn nguyên của điều này là sự ưu tiên, hầu như là tuyệt đối, của sự tự do cá nhân và tình cảm riêng. Do đó, trong mọi trường hợp không liên kết, hệ lụy gia đình phải được tạo ra trước nguy cơ biến mất hoặc trở nên không thích hợp.

Theo luận lý học, hệ lụy này phải có ở mọi đôi uyên ương, trên nền tảng của sự xác nhận sự bình đẳng hoàn toàn và không chấp nhận sự khác biệt, vượt trên mọi thứ có thể được quy cho ý muốn ngoại tại, dù đây là luật con người (dân luật) hoặc luật tự nhiên (thiên luật).

Ước muốn có một gia đình và nếu có thể thì là gia đình ổn định, điều này vẫn mạnh mẽ và phổ biến: Ước muốn được chuyển thành thực tế của nhiều gia đình “bình thường” – kể cả các gia đình Kitô giáo. Đó chỉ là thiểu số, nhưng thực tế và được thúc đẩy.

Ý nghĩa gia đình được hiểu đúng đắn đang mất dần tới mức trở thành hậu quả của việc xa cách giữa thế giới thật và thế giới ảo được xây dựng bằng các phương tiện truyền thông, mặc dù không được quên rằng thế giới ảo này có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cách hành xử thật.

Do đó, theo cách nhìn sáng sủa và cân bằng, hình như có nền tảng nhỏ đối với chủ nghĩa bi quan đơn phương và nhượng bộ với sự tôn trọng gia đình và tương lai gia đình. Việc chăm sóc mục vụ gia đình cần có là thái độ của Công đồng Vatican II đối với thời đại mới, thái độ mà chúng ta có thể tổng kết là tinh thần ân cần tái hướng dẫn mọi thứ về phía Đấng Cứu Độ Giêsu Kitô.

Cụ thể là với Hiến chế Mục vụ “Gaudium et Spes” (Đức Phaolô VI), số 47-52, chúng ta có cách tiếp cận mới với hôn nhân và gia đình, có tính cách hơn nhưng không tách rời tông truyền. Giáo lý về tình yêu con người bởi Thánh Gioan Phaolô II và Tông huấn “Familiaris Consortio” (Đức Gioan Phaolô II) có sự khám phá, mở ra viễn tượng mới và đối diện với nhiều vấn đề hiện có. Mặc dù giáo lý này không thể minh nhiên xử lý sự phát triển mới đây và cơ bản hơn, như lý thuyết “giới tính” và hôn nhân đồng giới, nhưng dặt ra các nền tảng để diễn tả tới mức rộng rãi.

Không còn nghi ngờ, việc thực hiện mục vụ không phải lúc nào cũng theo kịp các giáo huấn – và cũng chẳng bao giờ trọn vẹn – nhưng làm theo các hướng dẫn với các kết quả quan trọng: Các gia đình trẻ Kitô giáo cũng là kết quả của việc này.

***

Với ĐGH Phanxicô, chúng ta đã có hai công nghị về các thách thức mục vụ gia đình trong việc tân Phúc Âm hóa, sau hội nghị hồi tháng 2-2014, bắt đầu xem xét vấn đề này: Một bước nữa trên hành trình chào đón và định hướng mà Giáo hội được mời gọi đảm trách với lòng tin tưởng. Viễn tượng của hai công nghị này phải ở mức hoàn vũ, không giới hạn địa lý hoặc văn hóa có thể đòi hỏi công nghị tập trung vào các vấn đề của mình.

Các vấn đề quan trọng nhất đối với Tây phương có vẻ là các vấn đề nền tảng hơn đã nổi lên trong các thập niên qua. Các vấn đề này thúc bách chúng ta suy nghĩ lại và làm mới trong ánh sáng của Phúc Âm về gia đình, ý nghĩa và giá trị của hôn nhân là giao ước của đời sống giữa người nam và người nữ, hướng tới điều tốt lành của cả hai, việc sinh sản và giáo dục con cái, kể cả việc cung cấp ý nghĩa về xã hội và cộng đồng.

Đức Tin Kitô giáo phải thể hiện sự sáng tạo văn hóa thực sự, điều má các công nghị không thể tự tạo ra, nhưng có thể thúc đẩy, ở những người tin và những người nhận ra mối nguy theo chiều kích con người.

***

Nhưng cũng có các vấn đề khác khiến chúng ta đối diện và thậm chí có vẻ cấp bách hơn, đã được lặp đi lặp lại qua Quyền Giáo Huấn (magisterium). Trong đó là các giáo huấn về người ly hôn và người tái hôn. Tông huấn “Familiaris Consortio”, số 84, đã chỉ ra thái độ nên theo: Không bỏ rơi những người tự phát hiện mình ở trong tình huống này, nhưng ngược lại, phải quan tâm họ, cố gắng làm cho họ thấy rằng ơn cứu độ vẫn sẵn dành cho họ. Nghĩa là giúp họ đừng tách khỏi Giáo hội bằng mọi cách, mà hãy tham dự vào đời sống của Giáo hội. Cũng có nghĩa là quan tâm mọi tình huống, nhất là những cặp vợ chồng bỏ nhau và những người hủy hoại hôn nhân.

Tông huấn “Familiaris Consortio” cũng lặp lại việc thực hành của Giáo hội: “Dựa trên Kinh Thánh, không chấp nhận cho rước lễ đối với những người ly hôn rồi lại tái hôn”. Lý do cơ bản: “Tình trạng của họ đối nghịch với sự kết hợp tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo hội, điều đó ảnh hưởng bởi Thánh Thể”.

Vấn đề không là sự khiển trách cá nhân, mà tình trạng chính họ thấy mình đối lập. Đây là lý do mà một người nam và một người nữ có lý do nghiêm trọng, chẳng hạn về việc nuôi dạy con cái, họ không thể chu toàn luật cấm phân ly, để có thể nhận sự tuyệt đối của các bí tích và Thánh Thể, phải có “trách nhiệm sống tiết chế hoàn toàn, tức là tiết chế mọi hành vi dành cho các cặp vợ chồng kết hôn”. Chắc chắn đây là lời hứa rất khó, rất ít cặp vợ chồng áp dụng, trong khi người ly hôn và tái hôn lại càng ngày càng nhiều.

Do đó, các cách giải quyết khác vẫn đang được tìm kiếm. Khi buộc giữ luật bất khả phân ly của hôn nhân, một trong các cách giải quyết khác là người ly hôn và tái hôn có thể được lãnh các bí tích và rước lễ với các điều kiện chính xác nhưng không phải kiêng cữ các hành vi dành cho vợ chồng. Điều này dẫn tới bảng thứ hai của ơn cứu độ, được đưa ra theo tiêu chuẩn của Giáo luật để liên kết sự thật và lòng thương xót.

Tuy nhiên, cách này có vẻ không ổn, chủ yếu vì ngụ ý tình dục ngoại hôn, đưa ra tình trạng tiếp tục của cuộc hôn nhân trước, được thông qua và hoàn tất. Nói cách khác, hệ lụy hôn nhân nguyên thủy vẫn còn, nhưng theo cách cư xử của các tín hữu và trong đời sống phụng vụ, người ta có thể tiếp tục như thể nó không hiện hữu. Do đó, chúng ta luôn gặp vấn đề rắc rối giữa thực hành và giáo lý, không chỉ là vấn đề quy luật.

Đối với Giáo luật và công lý, các điều này là tiêu chuẩn quan trọng trong lĩnh vực tiêu chuẩn của nhân luật và giáo luật, nhưng chúng không được áp dụng cho tiêu chuẩn của thiên luật, loại luật mà Giáo hội không có quyền tùy tiện (discretional power).

Để hỗ trợ giả thuyết nói trên, người ta có thể có cách giải quyết tương tự các cách được một số giáo phụ đề nghị và đã được áp dụng ở mức độ nào đó, mặc dù các cách này chưa được các giáo phụ đồng tâm nhất trí và cũng chưa bao giờ nằm trong giáo lý hoặc quy ước của Giáo hội (x. thư của Bộ Giáo Lý và Đức Tin gởi cho các giám mục nói về việc rước lễ đối với những người ly hôn và tái hôn, ngày 14-11-1994, số 4). Trong thời đại chúng ta, khi vấn đề hôn nhân dân sự và ly hôn đưa ra các luật tạm thời, chúng ta thật ngạc nhiên với Tông thư “Casti Connubi” (Hôn nhân Trong sạch) của Đức Piô XI (31-12-1930), giáo quyền rõ ràng và cương quyết, không thể sửa đổi.

***

Có thể nói rằng Công đồng Vatican II không vi phạm tông truyền, tiếp tục có cách phát triển mới về các vấn đề – chẳng hạn vấn đề tự do tôn giáo, vẫn có các tông thư và các quyết định của Tòa Thánh có vẻ loại bỏ chúng. Nhưng sự so sánh đó không thuyết phục, vì việc chấn chỉnh khái niệm đúng đắn được sinh ra theo quyền tự do tôn giáo, trao quyền này cho một người như vậy và phẩm giá của người đó, chứ không trao cho sự thật như được hiểu về những thứ trừu tượng, như được làm trước đó.

Tuy nhiên, cách giải quyết được đề nghị đối với những người ly hôn và tái hôn lại không dựa trên sự soạn thảo tỉ mỉ như vậy. Vấn đề gia đình và hôn nhân cũng ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày của những người có cách cụ thể hơn so với nền tảng của sự tự do tôn giáo, sự thực hành của họ ở các nước có truyền thống Kitô giáo được bảo đảm nhiều từ trước Công đồng Vatican II.

Do đó chúng ta phải rất cẩn trọng khi sửa đổi, phải tôn trọng hôn nhân và gia đình, các vị thế của quyền giáo huấn được đề nghị cho thời gian dài và cách dùng quyền như vậy: nếu không, hệ quả đối với uy tín của Giáo hội sẽ nặng nề. Điều này không có nghĩa là mọi sự có thể của việc phát triển đều được ngăn ngừa. một cách có vẻ khả thi là cách xem xét lại quá trình hủy hôn: Có nguyên tắc trong Giáo luật, không có trong Thiên luật.

Có sự xem xét tính khả thi của việc thay thế pháp luật bằng thủ tục quản trị và mục vụ, chủ yếu làm sáng tỏ vấn đề của hai vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Giáo hội. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là bất kỳ sự thay đổi nào về thủ tục đều không là lý do để tha thứ đối với động thái lén lút mà thực tế là ly hôn: Sự giả hình của bản chất sẽ gây nguy hại lớn cho cả Giáo hội.

***

Một vấn đề ngoài lĩnh vực thủ tục là mối quan hệ giữa đức tin của những người kết hôn và bí tích hôn phối. Tông huấn “Familiaris Consortio”, số 68, nhấn mạnh các lý do khiến người ta cho rằng những người xin kết hôn theo giáo luật là những người có đức tin, mặc dù ở trong tình trạng yếu đuối, cần được tái phát hiện, được củng cố và được chín muồi. Tông huấn cũng nhấn mạnh rằng các lý do xã hội có thể hợp pháp yêu cầu dạng hôn nhân này. Vì thế, điều đó chưa đủ nói rằng hai người đã đính hôn “minh nhiên bằng lòng với những gì Giáo hội muốn làm khi cử hành bí tích hôn phối”.

Cố gắng tạo thêm tiêu chuẩn chấp nhận là điều cần tính mức độ đức tin ở những người kết hôn, bắt đầu với việc tuyên bố rằng phán quyết sáng suốt và vô căn cứ. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều người đã rửa tội mà không tin hoặc không còn tin Chúa. Điều này gợi lên vấn đề là họ có thể cử hành bí tích hôn nhân hay không.

Về điểm này, ĐHY Ratzinger (nay là ĐGH danh dự Bênêđictô XVI) đã giới thiệu trong cuốn sách nhỏ “On pastoral care for the divorced and remarried” (Về Chăm Sóc Mục Vụ Cho Người Ly Hôn và Tái Hôn), được Bộ Giáo Lý và Đức Tin xuất bản năm 1998, vẫn duy trì giá trị nền tảng.

ĐHY Ratzinger (Introduction, III, 4, trang 27-28) nói rằng phải xác định xem “mỗi cuộc hôn nhân giữa hai người đã được rửa tội, về bản chất là bí tích hôn nhân” (ipso facto a sacramental marriage). Giáo luật xác định điều này (Giáo luật số 1055 § 2) nhưng, theo ĐHY Ratzinger, chính Giáo luật nói rằng điều này áp dụng cho hôn nhân hiệu lực, và trong trường hợp này, chính xác là hiệu lực trong vấn đề này. ĐHY Ratzinger cho biết thêm: “Đức Tin thuộc về bản chất của bí tích, điều được làm sáng tỏ là vấn đề pháp luật của chứng cớ về việc ‘thiếu vắng đức tin’ sẽ là hệ quả mà bí tích không hiện hữu”.

Do đó, có vẻ như nếu không có đức tin thì cũng không có bí tích hôn phối. Tôn trọng đức tin minh nhiên, truyền thống đã tham khảo Dt 11:6 [“Không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa, vì ai đến gần Thiên Chúa thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người”], cần phải tin Thiên Chúa là Đấng ban thưởng và cứu độ.

Tôi thấy rằng truyền thống này phải được cập nhật theo ánh sáng của giáo huấn Công đồng Vatican II, về nền tảng của ơn cứu độ là cần có đức tin thì mới có thể đạt được bởi “mọi người thiện chí và ân sủng tác động”, kể cả những người cho rằng họ là người vô thần hoặc trong bất cứ trường hợp của những người không nhận biết Thiên Chúa (x. “Gaudium et Spes” số 22; “Lumen Gentium” số 16).

Trong bất cứ sự kiện nào, giáo huấn này của Công đồng đều không ngụ ý sự vô thức của ơn cứu độ và sự tầm thường hóa của nhu cầu đức tin: Không nhấn mạnh sự nhận biết Thiên Chúa bằng trí tuệ mà là sự tham gia mặc nhiên của người đó như cách chọn lựa nền tảng của cuộc sống. Theo tiêu chuẩn này, có thể nói rằng các trường hợp hiện nay có nhiều người đã rửa tội mà không có đức tin, do đó không thể có hiệu lực bí tích trong hôn nhân.

Điều này có vẻ đúng lúc và cấp bách để cố gắng làm rõ vấn đề pháp luật của “chứng cớ thiếu đức tin”, điều này sẽ làm cho bí tích hôn phối vô hiệu và ngăn chặn những người đã rửa tội mà không tin không được cử hành bí tích hôn phối trong tương lai. Mặt khác, chúng ta không giấu giếm sự thật rằng điều này mở đường cho nhiều sự thay đổi sâu sắc và khó khăn hơn, không chỉ đối với việc chăm sóc mục vụ của Giáo hội mà còn tình trạng không tin của những người đã rửa tội.

Thật vậy, rõ ràng là ai cũng có quyền kết hôn theo dân sự. Khó khăn lớn nhất không nằm trong mối nguy là thỏa hiệp mối quan hệ giữa giáo luật và dân luật: Tính hiệp lựa trở nên rất yếu ớt và rắc rối, qua khoảng cách giữa hôn nhân dân sự với những gì thiết yếu của hôn nhân tự nhiên.

Nỗ lực của các Kitô hữu và của những người nhận biết tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội và con người đặt nền tảng trên hôn nhân phải giúp đỡ con người thời nay tái phát hiện tầm quan trọng của các điều kiện thiết yếu. Những điều đó được thiết lập trên sự sáng tạo và chính xác để áp dụng cho mọi thời đại và có thể cụ thể về các dạng phù hợp với đa số các thời đại.

Tôi nhớ lại xu hướng chung làm sống động những người đang tham dự công nghị: Hãy cùng nhau chăm sóc mục vụ cho các gia đình, duy trì sự thật của Thiên Chúa và của con người với lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho chúng ta, đó chính là tâm điểm của Phúc Âm.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ catholicculture.org)

Lễ Thánh sử Luca, 18-10-2014

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …