Home / Tiêu Điểm / Phỏng vấn Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Bangladesh về Roma

Phỏng vấn Đức Thánh Cha trên chuyến bay từ Bangladesh về Roma

Trên chuyến bay từ Bangladesh về Roma, ngoài những câu trả lời về chuyện người Rohingya, Đức Phanxicô còn cho biết quan điểm của ngài về vũ khí hạt nhân, về phúc âm hóa, Trung Quốc, và chuyện các linh mục mà ngài vừa phong chức.

Vatican Insider | Andrea Tornielli | 03-12-2017

Đức Gioan Phaolô II đã nói vào năm 1982 rằng, “phòng thủ hạt nhân” là “chấp nhận được về mặt đạo đức.” Mới đây, cha lại nói rằng sở hữu vũ khí hạt nhân cũng phải bị lên án. Tại sao lại có sự thay đổi này. Những căng thẳng và đe dọa giữa tổng thống Trump và Kim Jong Un đã có tác động đến việc này? 

Chuyện gì đã thay đổi nào? Chuyện phi lý. Cha nghĩ về tông thư Laudato Si, về việc chăm sóc tạo vật. Đã nhiều trôi qua từ thời Đức Gioan Phaolô II và vũ khí hạt nhân. Ngày nay chúng ta đang đến bên bờ vực giới hạn. Đây là chuyện có thể còn tranh cãi, nhưng trong suy nghĩ của cha thì chúng ta đang bên giới hạn pháp chế về sở hữu và sử dụng vũ khí hạt nhân. Bởi ngày nay, với một kho vũ khí hạt nhân tinh vi, thì chúng ta đang có nguy cơ hủy diệt nhân loại, hay ít nhất là một phần lớn nhân loại. Chuyện này đã thay đổi, vũ khí đã phát triển, những món tinh vi nhất, có thể hủy hoại con người mà không động đến các công trình.

Chúng ta đang ở mức giới hạn, và cha đặt chất vấn thế này. Đây không phải là huấn quyền giáo hoàng, mà là một câu hỏi giáo hoàng tự đặt cho mình. Liệu có được giữ những kho vũ khí hạt nhân như hiện nay không? Hay là cần phải trở lại như trước, để bảo vệ tạo vật và nhân loại? Hãy nghĩ về Hiroshima và Nagasaki, chuyện đã xảy ra bảy mươi năm trước. Và hãy nghĩ về chuyện xảy ra khi chúng ta mất kiểm soát nguồn năng lượng hạt nhân. Cứ nghĩ về tai họa ở Ukraine mà xem. Vì lý do này, cha nhận định rằng đối với những thứ vũ khí hủy diệt, chúng ta đang ở bên bờ vực giới hạn của những gì là hợp luật.

Chúng con biết cha muốn thăm Ấn Độ, sao cha không đến đó? Hàng triệu người Ấn đang mong chờ cha vào năm 2018… 

Kế hoạch đầu tiên là đến Ấn Độ và Bangladesh, nhưng rồi việc đàm phán bị đình trệ, thời gian cấp bách nên cha chọn hai quốc gia này. Bangladesh và thêm Myanmar. Đây là chuyện Chúa quan phòng, bởi nếu chỉ riêng một chuyến Ấn Độ, thì có thể đi nhiều nơi, bắc nam, thấy các nền văn hóa khác nhau. Cha hy vọng có thể đi chuyến này vào năm 2018, nếu còn sống.

Một số người phản đối việc đối thoại liên tôn và phúc âm hóa. Vậy giữa phúc âm hóa và đối thoại vì hòa bình, đâu là ưu tiên hàng đầu?

Trước hết phải phân biệt, phúc âm hóa không phải là chiêu mộ. Giáo hội lớn lên không phải bằng chủ nghĩa chiêu mộ mà bằng sự cuốn hút, bằng chứng nhân, như Đức Bênêđictô XVI đã giải thích. Phúc âm hóa là gì? Sống Tin mừng và chứng nhân, theo các mối Phúc thật, chương 25 theo Phúc âm thánh Matthêu, làm như người Samari nhân hậu, tha thứ bảy mươi lần bảy. Và trong chứng tá này, Chúa Thánh Thần hành động và đem lại sự biến đổi, trở lại đạo.

Nhưng chúng ta không quá đặt nặng chuyện có người trở lại đạo. Nếu họ đến, chúng ta nói chuyện, có gắng tìm câu trả lời cho những chuyện mà Chúa Thánh Thần đã khơi lên trong lòng họ khi thấy chứng tá của các Kitô hữu.

Một thanh niên ở Krakow đã hỏi cha, “để giúp họ trở lại đạo, con nên nói gì với bạn con ở đại học, một người vô thần?” Cha trả lời, nói gì đó, là giải pháp cuối cùng. Con hãy sống Tin mừng và nếu cậu bạn hỏi vì sao con sống như thế, thì con hãy giải thích, và để Chúa Thánh Thần cuốn hút cậu ấy. Chính Chúa Thánh Thần làm việc với sức mạnh và sự hiền lành. Chứ không phải bằng những diễn giải biện giáo thuyết phục. Chúng ta là những chứng nhân của Tin mừng. Từ Hy Lạp của chứng nhân cũng đồng nghĩa với “tử đạo”, là tử đạo mỗi ngày, và cả tử đạo đổ máu.

Cái gì là ưu tiên hàng đầu ư? Khi chúng ta sống chứng nhân và tôn trọng, thì hòa bình tự khắc đến. Hòa bình bắt đầu tan rã khi chủ nghĩa chiêu mộ xuất hiện.

Cha đã đến Hàn Quốc, Phi Luật Tân, giờ là Myanmar và Bangladesh, có vẻ như một chuyến vòng quanh ngoại vi Trung Quốc rồi. Liệu cha có dự tính một chuyến đi Trung Quốc không? 

Chưa có kế hoạch đó đâu, bình tĩnh. Cha đã nói là cha muốn đến thăm Trung Quốc. Chuyện đó cha đã nói rồi. Các thương thảo với Trung Quốc là về chuyện văn hóa, một triển lãm bảo tàng Vatican ở Trung Quốc. Còn có đối thoại chính trị, nhất là về Giáo hội Trung Quốc, một chuyện phải tiến từng bước, thật tinh thế, chậm rãi và kiên nhẫn. Các cánh cửa trái tim đã mở ra, và cha tin là một chuyến đi Trung Quốc sẽ tốt đẹp cho tất cả mọi người, cha muốn đi chuyến đó!

Các linh mục mà cha đã phong chức hôm thứ Sáu, họ có sợ làm linh mục trong một đất nước Hồi giáo không? 

Cha luôn có thói quen nói chuyện riêng với các linh mục mà cha phong chức, khoảng năm phút riêng với họ. Cha thấy họ bình an, thanh thản, ý thức về sứ mạng của mình, rất bình thường! Cha hỏi họ, các con có chơi bóng đá không? Ai cũng trả lời có. Cha không thấy có chút gì là e sợ cả.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Nguồn: phanxicovn

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …