Home / Chia Sẻ / PHÁT HIỆN CON HÀO CỔ ĐẠI CỦNG CỐ GIÊRUSALEM

PHÁT HIỆN CON HÀO CỔ ĐẠI CỦNG CỐ GIÊRUSALEM

PHÁT HIỆN CON HÀO CỔ ĐẠI CỦNG CỐ GIÊRUSALEMTrong một khám phá mang tính đột phá, các nhà khảo cổ đã giải quyết được một bí ẩn lâu đời về hệ thống phòng thủ cổ xưa của Giêrusalem. Các cuộc khai quật gần đây tại Thành Phố Đavít đã phát hiện một con hào khổng lồ từng là nơi củng cố Núi Đền Thờ và Cung Điện Nhà Vua, làm sáng tỏ thêm về kỹ thuật công sự của Giêrusalem trong Kinh Thánh.

Trong hơn 150 năm, phạm vi đầy đủ của các công sự phía bắc Jerusalem vẫn còn là ẩn số. Nhưng nhờ công trình nghiên cứu gần đây tại bãi đậu xe Givati nằm cạnh các bức tường của Thành Phố Cổ, các nhà nghiên cứu từ Cơ Quan Cổ Vật Israel (IAA – Israel Antiquities Authority) và Đại học Tel Aviv đã phát hiện ra một con hào chia cắt Thành Phố David, tách Acropolis với các khu dân cư phía nam.

Theo bài viết được đăng trên tờ Thời Báo Israel, cuộc khai quật đã phát hiện ra một con hào sâu ít nhất 9m (khoảng 30 feet) và rộng 30 mét (gần 100 feet).

IAA cho biết: “Công trình kiên cố đồ sộ này là một đặc điểm quan trọng bảo vệ các vị vua của Giêrusalem.” Con hào này có thể có từ thời vua Giôsia và là một kỳ công kỹ thuật quan trọng được thiết kế để thay đổi cảnh quan thiên nhiên của Giêrusalem và thể hiện sức mạnh và uy tín của thành phố.

Phát hiện này đòi hỏi phải đánh giá lại các cuộc khai quật trước đó, đặc biệt là những cuộc khai quật do nhà khảo cổ Kathleen Kenyon, người Anh, thực hiện vào những năm 1960. Thời Báo Israel giải thích rằng Kenyon đã xác định được thứ mà bà nghĩ là một thung lũng tự nhiên, nhưng bằng chứng mới cho thấy rằng nó thực sự là một phần của con hào. Kết nối này kéo dài hào ít nhất 70m (230 feet) từ tây sang đông, tạo tầm nhìn toàn diện về các biện pháp phòng thủ cổ xưa của thành phố.

Những phát hiện này phù hợp với các mô tả trong Kinh thánh về địa hình của Giêrusalem. Ví dụ, 1 V 11:27 đề cập những nỗ lực xây dựng của Vua Salômôn, bao gồm việc củng cố và đóng các lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Giêrusalem. Con hào mới được phát hiện xác nhận các văn bản cổ này và cung cấp mối liên hệ hữu hình giữa chứng cớ khảo cổ và trình thuật Kinh Thánh.

Ông Eli Escusido, giám đốc IAA, nói với Thời Báo Israel: “Các cuộc khai quật tại Thành Phố Đavít tiếp tục hé lộ những hiểu biết mới về lịch sử Kinh Thánh. Đứng dưới chân những công trình đồ sộ này, người ta không khỏi kinh ngạc trước sự khéo léo và quyết tâm của những người đã xây dựng chúng cách đây gần 3.800 năm.”

DANIEL ESPARZA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …