Home / Chia Sẻ / ƠN GỌI GIÁO DÂN

ƠN GỌI GIÁO DÂN

OngoigiaodanNăm 1903, Hồng Y Đoàn nhóm họp tại Rôma để bầu người kế vị GH Lêô XIII, người đã trị vì 25 năm. Nhiều người nghĩ rằng mật nghị sẽ bầu HY Mariano Rampolla, người từng giữ chức vụ Ngoại trưởng có ảnh hưởng của Đức Lêô XIII. Khi rõ ràng HY y Rampolla đang chốt số phiếu để được bầu, Tổng giám mục Krakow đã can thiệp.

Hoàng đế Áo Franz Joseph đã chỉ thị cho thần dân Cracovia sử dụng quyền Ius Exclusivae – một quyền loại trừ được một số quốc vương Công giáo tuyên bố để phủ quyết một ứng viên duy nhất trong mật nghị – chống lại Rampolla. Ngay lập tức Hồng Y Đoàn không đồng ý với yêu cầu của Hoàng đế, nhưng sau nhiều vòng bỏ phiếu nữa, người được bầu chính là HY Giuseppe Sarto, không phải HY Rampolla, và ngài đã nổi bật giữa mật nghị với tư cách là Giám Mục Mới của Rôma. Tân giáo hoàng lấy tông hiệu là Piô X.

Mật nghị năm 1903 không phải là lần đầu tiên một quốc vương Công giáo phủ quyết một ứng viên trong mật nghị, nhưng đó là lần cuối cùng. Chỉ vài tháng sau khi được bầu cử, Đức Piô X đã chấm dứt Ius Exclusivae một lần và mãi mãi.

Còn hơn một chút hấp dẫn về chuyện vặt vãnh của Công giáo, câu chuyện Mật nghị năm 1903 cũng là lời nhắc nhở rằng giáo dân Công giáo trong quá khứ đã tạo ảnh hưởng lớn trong Giáo hội – ngay cả khi theo những cách không phải lúc nào cũng có ý nghĩa thần học, hoặc ngồi đúng với hệ thống tôn ti trật tự.

Vẫn còn lại một vài dấu tích còn sót lại của trật tự cũ. Ví dụ, Tổng thống Cộng hòa Pháp vẫn giữ quyền đề cử các giám mục của Metz và Strasbourg. Sự thỏa thuận giữa Vatican với Trung quốc là một bước lùi xa (và nguy hiểm hơn), nhường quyền đề cử cho Bắc Kinh một cách hiệu quả.

Sắc lệnh Christus Dominus của Công đồng Vatican II (28-10-1965) về nhiệm vụ giám mục trong Giáo hội, rõ ràng phản đối việc mở rộng các quyền như vậy cho các nhà chức trách thế tục (không nói đến chính phủ cộng sản vô thần): “Thánh công đồng muốn rằng trong tương lai không còn quyền hoặc đặc quyền bầu cử, đề cử, trình bày hoặc chỉ định chức giám mục được cấp cho các cơ quan dân sự.”

Nếu Công đồng Vaticanô II nhấn mạnh lời kêu gọi nên thánh toàn cầu và trách nhiệm thiết yếu của tất cả những người được rửa tội đối với sứ mệnh của Giáo hội, Công đồng này cũng khép lại một số cách thức rõ ràng hơn, trong đó giáo dân có ảnh hưởng đến đời sống và sự lãnh đạo của Giáo hội.

Với mức độ nhất định, ít nhất là ở Tây phương, phần lớn thời kỳ hậu Công đồng đã được đánh dấu bằng nỗ lực xác định quyền giáo dân: không phải ở con người của các hoàng tử Công giáo, mà ở một cách thức dân chủ hơn.

Ví dụ rõ ràng và gần đây nhất về điều này là Đường lối Thượng hội đồng Đức, coi “quyền lực” một cách rõ ràng là một trong bốn diễn đàn chính để thảo luận. Thượng hội đồng về tính hiệp hành, tùy thuộc vào việc ai đang nói về nó, cũng thường được mô tả là dân chủ hóa và phân quyền của Giáo hội, bất chấp những cảnh báo liên tục của ĐGH Phanxicô chống lại những nỗ lực tìm hiểu tính công nghị qua các phạm trù như vậy.

Trong khi đó, hình thức chủ nghĩa giáo sĩ nguy hiểm và phổ biến nhất trong Giáo hội ngày nay – niềm tin không thể chối cãi rằng thước đo của một giáo dân là sự gần gũi với quyền giáo sĩ – vẫn tiếp tục lan tràn. Đó là ý tưởng được phổ biến chủ yếu bởi giáo dân.

Trong khi nhiều giáo dân tiếp tục tranh giành một chỗ ngồi tại bàn giáo sĩ – lo lắng về việc ai được ở trong cung thánh trong Thánh Lễ hoặc phục vụ là người đứng đầu Giáo hội này hoặc giáo sĩ khác trong Giáo triều Rôma – những cánh đồng nho rộng lớn đang rơi vào tình trạng lộn xộn chỉ có thể được giáo dân chăm sóc.

Hãy lấy ví dụ cuộc sống gia đình. Công đồng đã nói rất hay về vai trò thiết yếu của hôn nhân và gia đình trong việc truyền bá đức tin.

Từ hôn nhân của các Kitô hữu mà có gia đình, trong đó các công dân mới của xã hội loài người được sinh ra, những người nhờ ơn Chúa Thánh Thần đã lãnh nhận khi chịu phép rửa, được làm con Thiên Chúa, do đó dân Chúa tồn tại qua các thế kỷ. Có thể nói rằng gia đình là Giáo hội tại gia. Trong đó, bằng lời nói và gương sáng, các bậc cha mẹ phải là những người rao giảng đức tin đầu tiên cho con cái, họ nên khuyến khích chúng theo ơn gọi phù hợp với mỗi người, nuôi dưỡng ơn gọi quan tâm đặc biệt đối với tình trạng thiêng liêng.

Nhưng tại Hoa Kỳ, trong những năm kể từ khi có Công đồng, số lượng các cuộc hôn nhân Công giáo đã giảm.

Theo tổ chức CARA, có 426.309 hôn lễ Công giáo được cử hành ở Hoa Kỳ vào năm 1969, khi có khoảng 50 triệu người Công giáo tại nước này. Năm 2014, số người Công giáo ở nước này đã tăng lên khoảng 70 triệu người – nhưng lần đầu tiên số lượng các cuộc hôn nhân Công giáo giảm xuống dưới 150.000 hôn lễ. Năm 2020, chắc chắn vì đại dịch, tổng số hôn lễ Công giáo được cử hành ở Hoa Kỳ giảm xuống còn 97.200 hôn lễ.

Khi hình thành các cuộc hôn nhân Công giáo – một phần trọng tâm và không thể thay thế của ơn gọi giáo dân, người Công giáo đang thất bại kinh khủng. Không có gì ngạc nhiên, khi nói đến việc nâng cao thế hệ người Công giáo tiếp theo, những con số cho thấy giáo dân Công giáo cũng đang thất bại trong ơn gọi của họ. Năm 1969, có hơn 1 triệu trẻ sơ sinh được rửa tội; năm 2014, con số giảm xuống dưới 700.000 em. Những cuộc rước lễ lần đầu cũng giảm đáng kể.

Đây không phải là tin tức, xu hướng đã rõ ràng trong nhiều thập kỷ qua. Trong hầu hết các trường hợp, đại dịch đã nhanh chóng thúc đẩy sụp đổ mau chóng. Thậm chí chúng ta còn chưa đề cập việc truyền bá văn hóa hay kinh tế hay chính trị – tất cả chủ yếu là trách nhiệm của giáo dân.

Công đồng Vatican II đã hình dung sự phục hồi của ơn gọi giáo dân. Trong những năm gần đây, việc đổ lỗi cho giáo hoàng, giám mục hay linh mục về tình hình công việc, giáo dân cần tự hỏi tại sao phần vườn nho của chúng ta lại rơi vào tình trạng lộn xộn như vậy.

STEPHEN P. WHITE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Xem thêm

mqdefault

Thánh lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót hạt Gia Định, 18/12/2024 tại nhà thờ Thánh Nguyễn Duy Khang

BTT CĐLCTX TGP SG