Home / Chia Sẻ / Nơi nào có Ơn Cứu Độ ?

Nơi nào có Ơn Cứu Độ ?

h1“Không có ơn cứu độ ngoài Giáo hội”. Một lời khẳng định thật đáng sợ! Hẳn là bạn đã có lần nghe nói như vậy, Nhưng bạn có biết câu đó phát xuất từ đâu? Câu đó trong một lá thư của Thánh Xi-pri-a-nô (Cyprian) thành Alexandria.

Những người dị giáo mà Thánh Xi-pri-a-nô nói tới ở đây là những người “tuyên xưng giả dối về Đức Kitô”, nghĩa là họ mang danh “Kitô hữu” nhưng lại sống và thực hành những điều không liên quan Kitô giáo. Những người theo tà thuyết Albigensian (*) uống thuốc bột để “tự giết mình chết dần” (slow suicide) vì danh Đức Kitô, họ cho rằng các bí tích từ con người chứ không bởi Đức Kitô. Thật ra người ta không thể tự tử “vì Đức Kitô” vì Đức Kitô không muốn ai tự tử. Người ta không thể từ chối giá trị của bí tích “nhân danh Đức Kitô” vì các bí tích của Đức Kitô đều có giá trị.

Tuy nhiên, lời xác quyết của Thánh Xi-pri-a-nô đã được lặp lại và được tái sử dụng theo nhiều ý nghĩa, không chỉ được áp dụng cho những người dị giáo mà còn được áp dụng cho cả người vô thần và bất kỳ ai thuộc các tôn giáo khác. Nhưng Giáo hội thực sự dạy điều gì? Và điều đó có nghĩa gì đối với người vô thần hoặc vô tín ngưỡng?

Lưu ý: Các bí tích ràng buộc với ơn cứu độ, ơn cứu độ không ràng buộc với các bí tích.

Nói cách khác, việc tham dự vào đời sống bí tích sẽ trực tiếp dẫn tới ơn cứu độ. Nếu bạn lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, nếu bạn chết sau khi lãnh nhận bí tích Hòa Giải và lãnh nhận Thánh Thể, rất có thể bạn được vào Nước Trời. You might have to take some time trong Luyện Hình along the way, nhưng bạn sẽ lên trời. Chúa Giêsu xác quyết: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3:5). Cách hiểu rõ ràng nhất là người ta PHẢI được rửa tội để vào Nước Trời.

Tuy nhiên, Thiên Chúa không giới hạn quyền cứu độ của Ngài. Giáo hội biết rằng Thiên Chúa ban ơn cứu độ qua các bí tích, nhưng Giáo hội không tự phụ mà nghĩ rằng Thiên Chúa bị giới hạn bởi các bí tích là phương tiện duy nhất để được cứu độ. Thiên Chúa có thể sắp xếp để con người “được tái sinh bởi nước và Thần Khí” theo cách của Ngài. Điều đó có ý nghĩa? Có thể là khi tụng niệm và khi vất vả đi tìm Chân Thiện Mỹ mà người ta “gặp” được Thiên Chúa theo cách nào đó. Nếu Thiên Chúa muốn cứu độ ai, và nếu người đó mở lòng ra với ơn cứu độ, thì việc không lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy không phải là không được cứu độ.

Đây là ẩn dụ: Nếu bạn muốn đi từ Washington D.C. tới Philadelphia, bạn có thể đi đường I-95. Có thể xe bị hư dọc đường, nhưng rồi bạn cũng sẽ tới đó. Thậm chí bạn có thể ra khỏi xe và đi bộ dọc theo đường I-95 để tới Philadelphia. Hãy cố gắng luôn đi trên xa lộ. Giáo hội Công giáo giống như xa lộ I-95 dẫn từ đất tới trời. Nếu tuân thủ luật giao thông và nỗ lực bám sát theo đường đi, bạn sẽ tới Nước Trời. Có thể mất nhiều thời gian, có thể gặp khó khăn, chán nản hoặc phiền phức, nhưng rồi bạn sẽ tới nơi. Các giáo phái khác giống như những con đường khác cũng dẫn tới Philadelphia.

Đa số các Giáo hội Kitô giáo khác giống như Route 1, chạy song song với xa lộ I-95 nhưng cũng đưa bạn qua một phần Baltimore và có thể ghé vào. Có nhiều lối đi từ Washington D.C. tới Philadelphia mà không đi qua Route 1 hoặc I-95. Người ta cũng có thể tới Detroit trước rồi tới Philadelphia, hoặc đi mọi con đường, hoặc tắt hệ thống định vị toàn cầu và dựa vào mặt trời. Đó là các tôn giáo khác, có thể bạn bị lạc nhưng cuối cùng vẫn có thể dẫn bạn tới Nước Trời. Nếu đi đường I-95 (vâng lời và hiệp nhất với Giáo hội Công giáo) chắc chắn đưa bạn tới Philadelphia.

Tuy nhiên, đường I-95 không có vẻ là con đường duy nhất dẫn tới Philadelphia, và Giáo hội Công giáo không phải là con đường duy nhất dẫn tới Nước Trời, nhưng là con đường trực tiếp, rõ ràng và bảo đảm.

Ơn cứu độ được trao ban cho những người hợp tác với Ý Chúa, bạn không thể là người ngoài Công giáo mà không hợp tác. Nếu bạn tin kính Thiên Chúa Ba Ngôi, tin tưởng Giáo hội Công giáo và không tuân thủ các giáo huấn của Giáo hội, vậy là bạn chẳng đi trên con đường nào (không trên đường I-95 hoặc Route 1, hoặc bất kỳ con đường nào khác) để có thể tới Nước Trời, chính bạn đã tự ý tránh ơn cứu độ.

Đức Giêsu đã nói rạch ròi với người Do Thái: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi. Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10:22-30).

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

Lễ Thánh Lm Toma Aquino Tiến sĩ Thiên thần, 28-1-2014

_____________________

(*) Albigensianism: Phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ thời trung cổ của Mani giáo (Manichaeism) ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ XII và XIII, có đặc tính của thuyết nhị nguyên (đồng hiện hữu của hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác). Thuyết này bị kết án là tà thuyết thời Tòa án Dị giáo.

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN