Home / Chia Sẻ / Nhân Phẩm Là Gì ?

Nhân Phẩm Là Gì ?

 

NhanPham LaGiTGM Westminster, Vincent Nichols, nói với các thành viên của Hội Thomas More tại Lincoln’s Inn (London), và kêu gọi sự hiểu biết hơn về nhân phẩm vì những điều tốt trong xã hội.

Ngài nói: “Rất quan trọng vì khái niệm về nhân phẩm giữ vai trò chính trong các cuộc hội nghị quốc tế và trong cách hiểu về đời sống luân lý. Trong xã hội đa nguyên, chúng ta phát triển và bám sát cách hiểu về một khái niệm chính yếu như thế để làm sao có thể ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển con người có chất lượng về luân lý và xã hội”.

TGM Nichols nhận xét rằng ý tưởng về nhân phẩm có lịch sử lâu dài, từ Cicero, Augustinô và Aquinas. Điều đó được trường Salamanca của Dòng Đa Minh phát triển thêm ở Tây Ban Nha thời thuộc địa của Hoa Kỳ. Sau đó, trong khoảng cuối thế kỷ last century đó, nó trở thành chủ đề của các tông thư của Giáo hội Công giáo.

Ngài nói thêm rằng nhân phẩm cũng có tầm quan trọng cả bên ngoài Giáo hội. Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hiệp quốc”, Điều khoản 1, nói: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và nhân quyền. Các quyền đó được trao bằng lý lẽ và lương tâm, và nên thể hiện với nhau trong tinh thần huynh đệ”.

Ngài cũng nói rằng Điều khoản 1 của luật Cơ Bản của Đức, được soạn thảo năm 1948, nói rằng “nhân phẩm là bất khả xâm phạm. TGM Nichols nhận xét: “Tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm là nhiệm vụ của mọi quốc gia. Ngày nay, cách dùng phổ biến về nhân phẩm cả trong luật pháp và đạo đức đều thiếu đề cao, nhất là trong các lĩnh vực luật pháp và y đức, sự đồng tâm nhất trí cơ bản về nhân phẩm nghĩa là là gì và đòi hỏi gì càng ngày càng trở thành vấn đề”.

Ngài nói tới giáo sư Steven Pinker, tác giả bài “Sự Ngớ ngẩn của Nhân phẩm” (the stupidity of dignity) viết năm 2008. TGM Nichols cũng nói đến cuộc tranh luận về an tử (euthanasia, làm chết êm ái) và về những gì có ý nghĩa đối với cuộc sống và chết với nhân phẩm.

Ngài duy trì cách hiểu của Công giáo về nhân phẩm có thể hỗ trợ trong việc tranh luận này. Nhân phẩm đã có trong sách Sáng thế và “chúng ta hiểu rằng mọi thụ tạo đều có phẩm giá của mình, nhưng nhân phẩm là cái gì đó đặc biệt vì con người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa”.

Ngài nói tiếp: “Nó có một chiều sâu mới với phản ánh của Kitô giáo về sự nhập thể, sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô, Đấng đã mặc khải vẻ huy hoàng viên mãn của nhân phẩm, và qua sự phục sinh của Ngài, chúng ta có có đường tới sự viên mãn của sự sống với Thiên Chúa mà chúng ta được mời gọi”.

Ngài nói thêm rằng nhân phẩm cũng có thể được hiểu bằng lý lẽ, điều mà ĐGH Bênêđictô XVI đã nói tới trong diễn văn đọc tại Đại sảnh Westminster khi ngài nói về cách mà tôn giáo và lý luận cần thiết lẫn nhau.

TGM Nichols nói: “Người ta không cần là người có niềm tin tôn giáo để xác định từ sự phản ánh về kinh nghiệm như một thực tế về thế giới mà người khác là vấn đề và yêu cầu đối với chúng ta, ‘nhân phẩm’ là tư tưởng hay nhất tóm lược của sự thật hoàn vũ về yêu cầu này, bằng chính áp lực luân lý của nó”.

TGM Nichols nhấn mạnh: “Nhân phẩm CÓ THể LÀ và PHẢI LÀ tiếng kêu hiệu quả về việc BẢO VỆ NHÂN PHẨM cơ bản”.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Zenit.org)

 

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …