“Ave Maria” mãi mãi là lời kinh tuyệt diệu, chứ không chỉ trong tháng Mười này. Tuy nhiên, tháng Mười là dịp nhắc nhở chúng ta về Kinh Mai Côi. Và có lẽ chúng ta cũng nên biết một chút về tác phẩm “Ave Maria” của nhà soạn nhạc Franz Peter Schubert.
Có thể nói rằng tác phẩm “Ave Maria” không xa lạ gì với rất nhiều người. Nhạc sĩ tài danh đã sáng tác nhạc phẩm này chính là nhà soạn nhạc vĩ đại Franz Peter Schubert.
Nhà soạn nhạc thiên tài Franz Peter Schubert là người Áo, sinh ngày 31-1-1797 tại Himmelpfortgrund, Vienna – ngày nay một phần thuộc Alsergrund, mất ngày 19-11-1828. Cha là Franz Theodor Schubert và mẹ là Elisabeth (Vietz). Ông bà Franz có 14 người con (có 1 người con ngoại hôn sinh năm 1783), 9 người con chết hồi còn nhỏ. Ông Franz Theodor dạy học có tiếng tại Lichtental. Ông không là nhạc sĩ và không được học chính quy, nhưng ông dạy con trai biết một số yếu tố về âm nhạc. Căn nhà mà Schubert sinh ra nay là địa chỉ Nussdorfer Strasse 54, thuộc Quận 9, TP Vienna.
Lúc 6 tuổi, Schubert bắt đầu được người cha dạy học ở nhà, một năm sau thì Schubert chính thức vào học tại trường do người cha làm giáo viên. His formal musical education also started around the same time. His father continued to teach him the basics of the violin, and his brother Ignaz gave him piano lessons. At the age of seven, Schubert began receiving lessons from Michael Holzer, người đánh đàn cho ca đoàn ở Nhà thờ Lichtental.
Dù cuộc đời ngắn ngủi, chỉ 32 tuổi, Schubert vẫn là nhà soạn nhạc phong phú, viết nhiều và viết khỏe. Ông viết khoảng 600 ca khúc, 9 bản symphony (kể cả bài “Unfinished Symphony” nổi tiếng), nhạc phụng vụ, opera (nhạc kịch), một số khúc ngẫu hứng (incidental music), một số nhạc thính phòng (chamber) và nhạc độc tấu piano. Lúc sinh thời, nhạc của ông ít được biết đến, nhưng càng ngày người ta càng chú ý đến nhạc của ông sau khi ông qua đời. Franz Liszt, Robert Schuman, Johannes Brahms và Felix Mendelssohn, và các nhạc sĩ khác đã phát hiện sự kỳ diệu trong âm nhạc của ông trong thế kỷ XIX. Ngày nay, Schubert được coi là một trong các tác giả tiêu biểu của thể nhạc Romantic (lãng mạn).
Tác phẩm “Ave Maria” có tên gốc là “Ellens dritter Gesang” (Ellens Gesang III, D 839, Op 52 no 6, 1825), nghĩa là “Bài Ca Thứ Ba Của Nàng Ellens”, phần lời dựa trên trích đoạn “The Lady of the Lake” của Sir Walter Scott. Tuy có nhiều tranh cãi và hiểu lầm về nguồn gốc của tác phẩm, nhưng thực sự “Ave Maria” là một kiệt tác của tác giả Franz Schubert, và đó là một trong các tác phẩm đã làm cho tên tuổi ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc hàng đầu trên thế giới.
Vào thập niên 1825, ông có một chuyến đi về vùng quê cùng người bạn tên Johann Michael Vogl. Thời gian này, ông làm quen với thơ của thi sĩ Walter Scott người Scotland, thông qua bản dịch tiếng Đức của Adam Storck. Schubert nghĩ rằng nếu ông soạn nhạc cho các bài thơ này thì ông có thể sẽ được biết đến nhiều hơn ở các cộng đồng ngoài nước Áo. Trong các tác phẩm ông sáng tác khoảng thời gian đó có bài “Ave Maria”. Mặc dù tác phẩm được biểu diễn khắp nơi trên thế giới nhưng phần lời ca ngày nay của bài “Ave Maria” không phải là bản dịch mà ông đã dùng lúc đầu.
Thiên hùng ca “The Lady of the Lake” của Walter Scott được xuất bản lần đầu vào năm 1810. Tác phẩm có 3 phần chính: (1) Cuộc thi tài của ba người đàn ông là Roderick Dhu, James Fitz-James và Malcolm Graeme để giành được tình yêu của người đẹp Ellen Douglas; (2) Mối hận thù và sự hòa giải giữa Vua James V của Scotland và James Douglas; (3) Cuộc chiến tranh giữa vùng đồng bằng Scotland (do Vua James V lãnh đạo) và vùng cao nguyên Scotland (do Roderick Dhu xứ Clan Alpine lãnh đạo). Câu chuyện tập trung vào khoảng thế kỷ XIX và đã ảnh hưởng khá nhiều tới phong trào “Phục Hồi Cao Nguyên” (Hightland Revival). Tới đầu thế kỷ XX, thiên hùng ca này hầu như bị quên lãng.
Nhạc phẩm “Ave Maria” được trình diễn lần đầu ở lâu đài của nữ hầu tước Sophie Weissenwolff tại ngôi làng nhỏ Steyregg (Áo quốc) như một món quà dành tặng hầu tước, và rồi như một hệ quả tất yếu, hầu tước Sophie Weissenwolff được biết đến là “The Lady of the Lake” (Mệnh Phụ Hồ Nước).
Tác phẩm của Franz Schubert thường được gọi là “Ave Maria”, chứ không gọi là “Bài Ca Thứ Ba Của Nàng Ellens” như nguyên bản, bởi vì đó là một đoạn trong tác phẩm của Walter Scott, Ellen đã cầu xin Đức Mẹ khi đang phải lẩn trốn. Vả lại, đoạn cầu nguyện này bắt đầu bằng lời chào: “Ave Maria”.
“Hymn to the Virgin” (Thánh Ca Kính Dâng Trinh Nữ) là tên bài thơ của thi sĩ Walter Scott:
Ave Maria! Maiden mild! Listen to a maiden’s prayer! Thou canst hear though from the wild, Thou canst save amid despair. Safe may we sleep beneath thy care, Though banish’d, outcast and reviled – Maiden! hear a maiden’s prayer; Mother, hear a suppliant child! Ave Maria!
Ave Maria! Undefiled! The flinty couch we now must share Shall seem this down of eider piled, If thy protection hover there. The murky cavern’s heavy air Shall breathe of balm if thou hast smiled; Then, Maiden! hear a maiden’s prayer; Mother, list a suppliant child! Ave Maria!
Ave Maria! Stainless styled! Foul demons of the earth and air, From this their wonted haunt exiled, Shall flee before thy presence fair. We bow us to our lot of care, Beneath thy guidance reconciled; Hear for a maid a maiden’s prayer, And for a father hear a child!
“Ellens dritter Gesang” là bản dịch tiếng Đức của dịch giả Storck đã được nhà soạn nhạc F. Schubert sử dụng:
Ave Maria! Jungfrau mild, Erhöre einer Jungfrau Flehen, Aus diesem Felsen starr und wild Soll mein Gebet zu dir hinwehen. Wir schlafen sicher bis zum Morgen, Ob Menschen noch so grausam sind. O Jungfrau, sieh der Jungfrau Sorgen, O Mutter, hör ein bittend Kind! Ave Maria!
Ave Maria! Unbefleckt! Wenn wir auf diesen Fels hinsinken Zum Schlaf, und uns dein Schutz bedeckt Wird weich der harte Fels uns dünken. Du lächelst, Rosendüfte wehen In dieser dumpfen Felsenkluft, O Mutter, höre Kindes Flehen, O Jungfrau, eine Jungfrau ruft! Ave Maria!
Ave Maria! Reine Magd! Der Erde und der Luft Dämonen, Von deines Auges Huld verjagt, Sie können hier nicht bei uns wohnen, Wir woll’n uns still dem Schicksal beugen, Da uns dein heil’ger Trost anweht; Der Jungfrau wolle hold dich neigen, Dem Kind, das für den Vater fleht. Ave Maria!
Lời La ngữ:
Ave Maria, gratia plena! Maria, gratia plena! Maria, gratia plena! Ave, Ave, Dominus, Dominus tecum. Benedicta tu in mulieribus, et benedictus, Et benedictus fructus ventris (tui), Ventris tui, Jesus. Ave Maria!
Sancta Maria, Mater Dei, Ora pro nobis peccatoribus, Ora, ora pro nobis; Ora, ora pro nobis peccatoribus, Nunc et in hora mortis, In hora mortis nostrae, In hora, hora mortis nostrae, In hora mortis nostrae. Ave Maria!
Ngày nay, chúng ta có thể nghe thấy “Ave Maria” ở bất kỳ nơi nào, nhất là trong các đám cưới hoặc dịp lễ giáng sinh. Thậm chí Walt Disney đã sử dụng nhạc phẩm này trong phần kết thúc của Fantasia, một trong các bộ phim hoạt hình đầu tiên mà họ sản xuất. Cả game hành động nổi tiếng Hitman cũng đã sử dụng nhạc phẩm này.
Về sau, các nhà soạn nhạc khác cũng sáng tác các tác phẩm với tựa đề “Ave Maria”. Một trong các nhạc phẩm nổi tiếng là “Ave Maria” của Gounod. Nhạc sĩ Gounod đã biên soạn lại dựa trên giai điệu của một tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Sebastien Bach.
TRẦM THIÊN THU (tổng hợp và chuyển ngữ)
Thưởng thức “Ave Maria” của Franz Schubert:
1. Tam ca nam: https://www.youtube.com/watch?v=cyoIvFFap4o
2. Đơn ca nữ: https://www.youtube.com/watch?v=J2qP0QSOZtY
3. Piano: https://www.youtube.com/watch?v=H_BNiLtgbww
4. Violin: https://www.youtube.com/watch?v=sXGgKiYSVuE