III. NGƯỜI CON CẢ |
1. Tình trạng tội lỗi của người con cả. |
Con người ngày nay càng ngày càng mất dần ý thức về tội lỗi bởi vì họ mất dần ý thức về Thiên Chúa. |
Tội lỗi chỉ có ý nghĩa trong mối liên hệ với Thiên Chúa. |
Tội lỗi trước hết là hành động xúc phạm tới Thiên Chúa, |
chối từ tình yêu của Ngài, |
vi phạm mệnh lệnh của Ngài ghi khắc trong lương tâm mỗi người và trong bản chất của sự vật. |
Do đó, khi không còn tin nhận Thiên Chúa, |
con người có thể làm tất cả những gì ác đức nhất |
miễn là họ không bị tố giác và trừng phạt. |
Hình ảnh người con cả trong dụ ngôn Tin Mừng (Lc 15, 1-32) |
muốn mô tả tình trạng tội lỗi của con người: |
phạm tội mà không biết mình phạm tội, |
làm khổ cha mình mà mặt vẫn vênh vênh tự đắc. [1] |
2. Người con cả không cảm nhận được tình thương của người cha. |
2.1. Người con cả không phung phí tài sản của cha mình với bọn đàng điếm, không bỏ nhà ra đi như đứa em mình, ngày ngày làm việc bên cạnh cha, hầu hạ cha, |
nhưng cũng chẳng làm cho người cha vui hơn, |
mà có thể anh còn làm cho người cha càng buồn hơn khi để lộ lòng dạ hẹp hòi của anh. |
2.2 . Anh sống khổ sở, chẳng dám ăn, chẳng dám tiêu, |
chỉ biết sống theo lòng dạ hẹp hòi nhỏ nhen của mình, |
không hiểu được tấm lòng của người cha, nên anh nặng lời trách móc: |
“cha ơi, đã bao năm trời con hầu hạ cha, chẳng khi nào con trái lệnh cha, |
thế mà chưa bao giờ cha cho con lấy được một con dê con để thiết đãi bạn bè”. |
Vì sống hẹp hòi, nên anh chẳng có bạn bè, |
Vì sống hẹp hòi, nên anh dễ dàng cắt đứt tình máu mủ ruột thịt với đứa em, |
Vì sống hẹp hòi, anh chỉ nghĩ đến mình, |
đến quyền lợi của mình, đến công lao của mình. |
2.3. Ở bên cạnh cha, |
nhưng anh chẳng khác nào một người làm công, vô tình xa lạ. |
Anh không hiểu được ngôn ngữ của người cha |
“con ơi, con luôn ở bên cha, mọi sự của cha đều là của con”. |
Lúc nào anh cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi và nghĩa vụ, mệnh lệnh và phần thưởng. |
2.4. Ở bên cạnh cha, |
nhưng anh không chia sẻ nỗi thống khổ của người cha mất con, |
nên khi từ ngoài đồng về, |
anh không vui mừng mà lại còn nổi giận trách móc người cha, khiến người cha già phải nhẫn nhục ra tận cổng phân trần, năn nỉ cậu vào nhà chung vui với ông |
vì đứa em “đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy” (Lc 13.31). |
3. Người con cả trở thành xa lạ với người cha và đứa em của mình. |
Sự lầm lạc của người con cả thì khó thấy hơn. Dù sao, anh ta đã hành động tốt trong mọi sự. Anh đã tỏ ra vâng phục, kính trọng, trung thành với lề luật và cật lực làm việc: người ta tôn trọng, kính phục, khen ngợi anh và có lẽ còn coi anh như một đứa con gương mẫu. Xét theo bề ngoài, người con cả thật vô tỳ tích. Nhưng khi anh chạm trán với niềm vui của người cha khi đứa em trở về, thì một quyền lực ma quái xuất hiện. Bỗng chốc bị phơi bày ra ánh sáng, một con người oán hờn, giận dỗi, kiêu căng, ích kỷ. Mặc dù đã được che đậy tinh vi, nhưng đến lúc này, cho thấy chúng đã được phát triển qua nhiều năm tháng.[2] |
Không lạ gì, trong nỗi giận giữ, người con cả đã trách người cha: “…chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết tài sản của cha với bọn đĩ điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng”. Những lời trên cho thấy con người này đã bị tổn thương tới mức nào. Việc anh tự đề cao, bị niềm vui của người cha tác động một cách đau đớn và nỗi giận dữ, ngăn cản anh chấp nhận thằng vô lại kia là đứa em của mình. Qua lời lẽ, “thằng con của cha đó”, anh đứng xa khỏi đứa em và người cha của mình. |
Anh coi cả hai như những người xa lạ, đang dấn thân vào một tương quan hoàn toàn không tương hợp với nhau, kể cả những hành vi của đứa con khốn kiếp. |
Người con cả không còn em nữa và cũng chẳng còn cha. |
Cả hai đã trở nên những người xa lạ. Anh ném một cái nhìn khinh bỉ trên đứa em, một tên tội lỗi, và sợ sệt nhìn cha mình, một chủ nhân ông của những tên nô lệ. |
Anh đã trở nên một người xa lạ trong chính nhà mình. Sự hiệp thông đã biến mất. [3] |
Lm.Giuse Đỗ Văn Thụy |
HỘI THỪA SAI VIỆT NAM |
[1] Bài giảng Chúa Nhật, tập 2, p.128
[2] Henri Nouwen, Cuộc trở về của đứa con hoang đàng, p.109
[3] Henri Nouwen, Cuộc trở về của đứa con hoang đàng, p.126