Home / Chia Sẻ / NGÔN NGỮ ÁP BỨC

NGÔN NGỮ ÁP BỨC

NGÔN NGỮ ÁP BỨCMột người bạn theo đạo Tin Lành đã kể với tôi rằng anh ấy nghe một nữ giáo sư nói rằng Kinh Thánh chứa đầy “lời lẽ áp bức.” Một số người nói theo cách này và cũng dạy người khác làm như vậy. Một số thậm chí còn yêu cầu cấm ngôn ngữ Kinh Thánh hoặc lời lẽ dựa trên ngôn ngữ Kinh Thánh. Abraham Lincoln và Martin Luther King Jr. hẳn đã liên tục đụng độ với những người này và chẳng còn gì để nói nữa!

Làm sao phản ứng? Tôi cho rằng chúng ta có thể bắt đầu bằng một câu đơn giản: “Không, Kinh Thánh không chứa đầy những lời lẽ áp bức, nhưng bạn có vẻ như thế.” Nhưng vì “ông già của bạn cũng vậy” hiếm khi là cách lập luận hiệu quả, có lẽ chúng ta nên nói nhiều hơn.

Tôi đề nghị rằng vấn đề chính với tuyên bố của người phụ nữ kia là nó thể hiện sự thiếu tự nhận thức đáng lo ngại, và điều này có hai loại. Đầu tiên, cô ấy có vẻ không biết rằng những gì được coi là “áp bức” có liên quan nhiều đến những giả định mà người ta đưa vào cuộc đối thoại, đặc biệt là những giả định của người ta về bản chất con người và sự phát triển con người.

Theo tôi, xét theo quan điểm của tôi về bản chất con người và sự phát triển con người: Nếu tôi nói “chàng trai đó sẽ là người cha tốt” thì đó không phải là lời nói áp bức nếu việc làm cha là điều tốt. Nếu tôi nói “chàng trai đó sẽ là nô lệ tốt, chăm chỉ trên đồn điền của tôi” thì đó là lời nói áp bức.

Nếu tôi nói “cô gái đó sẽ là người mẹ tốt” thì đó không phải là lời nói áp bức. Nếu tôi nói “cô gái đó sẽ là luật sư giỏi” thì đó không là lời nói áp bức. Nếu tôi nói “cô gái đó sẽ là gái mại dâm giỏi” thì đó là lời nói áp bức.

Bây giờ, công bằng mà nói, nếu một người cho rằng thiên chức làm mẹ về cơ bản là “áp bức” theo cách tôi coi mại dâm về cơ bản là áp bức thì sẽ hợp lý khi tuyên bố rằng khen phụ nữ là “người mẹ tốt” là sai, cũng giống như tôi nói rằng khen một phụ nữ là “gái mại dâm giỏi” là sai. Nhưng việc không thấy rằng những tuyên bố về “ngôn ngữ áp bức” luôn gắn liền với những quan điểm cụ thể về bản chất con người và sự phát triển của con người có thể khiến mọi người phạm tội dùng “lời nói áp bức” theo kiểu khác nham hiểm hơn.

Thông thường, chính ngôn ngữ của “lời nói áp bức” tự nó đã mang tính áp bức, đại diện cho nỗ lực ngăn chặn và thống trị người khác trong nỗ lực thể hiện ý chí quyền lực của ai đó. Thật vậy, điều đó có nghĩa là tất cả các phương thức diễn ngôn khác ngoài phương thức của tôi đều không thể chấp nhận được và phải bị cấm.

Có một hiệu ứng tương tự khi bạn nhìn thấy một biển báo ghi “Không Gian An Toàn” nhưng ngay lập tức cảm thấy không an toàn, biết rằng người trong phòng đó có thể muốn bạn bị xử phạt hoặc “hủy bỏ” nếu bạn sử dụng sai từ ngữ – nếu ngôn ngữ của bạn không đáp ứng các tiêu chuẩn của diễn ngôn chung của giới tinh hoa văn hóa thống trị.

Đối với những ai không quen với thuật ngữ hậu hiện đại, “diễn ngôn tổng hợp” là diễn ngôn về quyền lực được sử dụng để thống trị và áp bức người khác bằng cách bao hàm hoặc loại trừ mọi phương thức diễn ngôn, phạm trù hoặc cách mô tả thực tế khác.

Vì vậy, ví dụ tôi gặp một người bạn và nói “cô ấy là người mẹ tuyệt vời.” Giả sử có người nghe tôi và nói “đó là lời nói áp bức.” Có phải vậy không? Nếu một phụ nữ nói với tôi rằng cô ấy không muốn làm mẹ, tôi nói rằng không sao cả, vẫn còn nhiều nghề khác. Lời nói của tôi không phải là lời nói tổng hợp. Tôi đã cho phép những cách tiếp cận khác đối với bản chất con người và sự phát triển con người.

Người mắng tôi thì không. Thực tế là cô ấy nói rằng “bạn không được sử dụng ngôn ngữ ngụ ý nói làm mẹ là điều tốt của con người.” Nhưng tôi cho rằng thiên chức làm mẹ là điều tốt của con người. Không phải là điều tốt duy nhất của con người, nhưng là điều tốt của con người. Việc yêu cầu tôi không được nói rằng hôn nhân là điều tốt của con người là áp bức – áp bức như thể tôi đã nói với người đối thoại với tôi rằng “thiên chức làm mẹ là vai trò duy nhất phù hợp với phụ nữ, vì vậy bạn không được đề cập việc phụ nữ trở thành luật sư hoặc bác sĩ, hoặc có công việc khác bên ngoài gia đình.”

Tôi không phủ nhận rằng có những người nói những điều như vậy, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, họ rất ít và hiếm. Nếu tôi nghe ai đó nói rằng làm mẹ là vai trò duy nhất của phụ nữ, tôi sẽ lập luận rằng họ sai và quan điểm của họ về điều tốt cho phụ nữ quá hẹp hòi, cũng giống như tôi đã lập luận rằng ai đó sẽ sai khi nói rằng làm mẹ không phải là điều tốt của con người.

Có điều là cần đưa ra những tuyên bố dựa trên quan niệm của ai đó về điều tốt đẹp và sự thịnh vượng của con người. Mọi người đều làm như vậy, bất kể họ có suy ngẫm về những giả định đó hay không. Một chuyện hoàn toàn khác là yêu cầu những biểu hiện khác dựa trên những quan niệm khác về điều tốt đẹp và sự thịnh vượng của con người không được phép.

Có người có thể nói với tôi thế này: “Tôi không nghĩ việc làm mẹ (làm cha hoặc làm cha mẹ, nói chung) là điều tốt, và tôi không nghĩ nó dẫn đến sự phát triển của con người.” Được thôi. Chúng ta không đồng ý. Nhưng tôi hoan nghênh đàm luận tự do. Nhưng có điều khác: “Bạn không bao giờ được khen phụ nữ vì họ là những người mẹ tốt. Quan điểm về điều gì tốt cho phụ nữ thì không thể chấp nhận được.” Đó không phải là đàm luận tự do. Đó là chuyên chế.

Kinh Thánh ca ngợi phụ nữ vì sự cẩn thận, thận trọng, thông minh, yêu thương, hào phóng, tử tế và dũng cảm. Kinh Thánh cũng ca ngợi những người mẹ vì những điều tốt đẹp họ làm. Kinh Thánh dạy rằng ngoại tình và gian dâm là sai. Mọi người có thể không đồng ý, họ có thể lập luận rằng Kinh Thánh sai trong cách ca ngợi và đổ lỗi cho mọi người, cho rằng Kinh Thánh sai về bản chất con người và sự phát triển của con người.

Nhưng điều họ không nên làm là khăng khăng cho rằng ngôn ngữ Kinh Thánh và những tuyên bố Kinh Thánh về điều tốt đẹp của con người phải bị che giấu vì không phù hợp với các diễn ngôn toàn diện của thời hiện đại. Điều đó thật áp bức. Có lẽ đã đến lúc bắt đầu nói với người ta về điều này.

Vì vậy, nếu bạn nói “Phụ nữ đó là người mẹ tốt,” và ai đó nói “Đó là lời nói áp bức.” Bạn hãy trả lời: “Không, không phải vậy. Chúng ta có thể thảo luận về điều này, nhưng tôi biết bạn đang làm gì, vì vậy tôi sẽ cảm ơn bạn vì đã giữ những lời nói áp bức của mình cho riêng mình.”

Có tấm hình “Ba Chú Khỉ Khôn” của một họa sĩ vô danh, được “vẽ tay” trên một tấm bưu thiếp năm 1912. Ba chú khỉ tuyết Nhật Bản minh họa cho câu nói: “Không Nhìn Điều Ác, Không Nghe Điều Ác, Không Nói Điều Ác.” Tên của chúng là Mizaru – che mắt, Kikazaru – che tai, và Iwazaru – che miệng. Với ý nghĩa tích cực chứ không tiêu cực.

RANDALL SMITH

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN