Home / Chia Sẻ / NẾU KHÔNG SỜN LÒNG

NẾU KHÔNG SỜN LÒNG

“Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu không sờn lòng.” (Gl 6:9)

NeukhongsonlongBiên tập viên của ấn phẩm Công giáo thường nhận được những thông điệp sâu sắc từ độc giả, bạn bè, kể cả kẻ thù – một số truyền cảm hứng, một số làm mất nhuệ khí. Có nhiều điều tốt đẹp đang diễn ra trong Giáo hội và thế giới hơn bất kỳ điều gì mà người ta biết. Còn rất nhiều điều kinh hoàng đến nỗi khiến chúng ta không thốt nên lời, nhưng chúng ta có xu hướng nghe nhiều về những điều đó.

Gần đây, có một xu hướng đáng chú ý và đang phát triển: sự mệt mỏi tổng quát. Ngày càng có nhiều người cho biết rằng chỉ đơn giản là “đã đủ.” Điển hình là những câu đại loại thế này: “Tôi không thể tiếp tục tranh cãi (ở Vatican, Giáo hội Hoa Kỳ, chính trị Hoa Kỳ, xã hội Hoa Kỳ) nữa. Tôi chỉ muốn sống bình yên, thực hành đức tin và chăm sóc gia đình, không còn những điều đó nữa.”

Nếu bạn không nhận ra xu hướng này – đôi khi là sự cám dỗ – trong chính bạn, thì bạn thật may mắn. Thánh Phaolô đã chống lại sự mệt mỏi của tín nhân bằng sự khôn ngoan thích hợp: “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu không sờn lòng.” (Gl 6:9) Nghe có vẻ tuyệt vời, bội thu và tất cả như thế. Một ngày nào đó. Có lẽ không quá xa.

LỜI KHUYÊN TỐT ĐẸP

Điều đó cho chúng ta biết rằng Thánh Phaolô đã phải cảnh báo những người Galát về sự chán nản và mệt mỏi vì những khó khăn. Đó là lá thư có lẽ được ngài viết sớm nhất, khoảng năm 48 sau công nguyên, tức là chỉ trong vòng mười lăm năm sau khi Chúa phục sinh.

Thánh Phaolô cũng nói rõ rằng mệt mỏi là một tâm trạng – không phải là sự kết thúc. Đó là lời động viên của ngài. Vì vậy, mặc dù sự mệt mỏi có tính khái quát nhất định là điều gì đó mới mẻ trong thời đại chúng ta, hoàn toàn không mới trong quan điểm lâu dài của lịch sử Kitô giáo. Nó có xu hướng tăng lên khi các thử thách dường như quá nhiều và khó đến mức bạn không còn biết phải làm gì hoặc phải rẽ lối ở chỗ nào.

Có lẽ chỉ 10 năm sau đó, Thánh Phêrô cũng phải nhắc nhở các Kitô hữu: “Anh em thân mến, anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em.” (1 Pr 4:12)

Ưu thế kéo dài hàng thế kỷ của Kitô giáo ở Tây phương đã khiến chúng ta quên rằng thế giới không thích Tin Mừng, bởi vì đó là Tin Xấu đối với nhiều điều mà thế giới muốn nghĩ là tốt. Và thế giới sẽ không để tin xấu nghỉ ngơi. Nó nguyền rủa. Hiện nay Kitô giáo đang suy yếu tại các quốc gia Kitô giáo lịch sử, không có gì ngạc nhiên khi các cuộc tấn công cũ đang xuất hiện trở lại.

Sử gia Tacitus ghi lại cách các tín hữu ban đầu “bị ghét vì sự ghê tởm và sự mê tín đồi trụy.” Hoàng đế Nero đã đổ lỗi cho họ về trận hỏa hoạn đã phá hủy phần lớn thành Rôma và bỏ đi vì những định kiến phổ biến: “Rất nhiều người đã bị kết án, không quá nhiều về tội đốt thành phố, từ lòng hận thù nhân loại.” (Annals 15:44) Một số điều không bao giờ thay đổi. Chúng ta đã bị ghi dấu là “những kẻ thù ghét” ngay từ hồi đó.

Vậy điều gì sẽ được thực hiện? Tôi thấy rằng mùa hè tương đối yên tĩnh là cơ hội để sạc lại pin. Đó là một phần của bất kỳ kỷ luật tinh thần vững chắc nào để biết khi nào nên quay qua một bên, trong lúc nào đó. Các sách Phúc Âm tường thuật rằng chính Chúa Giêsu nhiều lần rút lui khỏi đám đông để “ở một mình.” Mối quan hệ với những người khác rất quan trọng, cũng như cuộc đấu tranh để làm cho mọi thứ tốt hơn. Nhưng chính chúng ta cũng cần thời gian để phát triển các loại thói quen – đức tính – cho phép chúng ta duy trì sự bình yên nhất định trong tâm hồn dù cho bất cứ điều gì đang xảy ra xung quanh chúng ta. Điều đó cũng giúp ích cho các cuộc đấu tranh thực tế của chúng ta.

BÌNH AN TÂM HỒN

Không là sự thờ ơ. Không là sự cam chịu. Không từ bỏ đấu tranh. Nhưng chúng ta cần những lúc có thể chuẩn bị cho mình để đối mặt với những sự thật không thể tránh khỏi rằng: thế giới là nơi sa ngã; hầu hết những người chúng ta gặp sẽ rất bất toàn – như bản thân chúng ta vậy; các thể chế của con người sẽ thất bại, đôi khi rất ngoạn mục; và chúng ta vẫn có thể bình an bởi vì Thiên Chúa là người nắm quyền cuối cùng, theo những cách không thể hiểu được.

Bình an tâm hồn không dễ đạt được. Khi tôi đang cố gắng khôi phục nó, tôi thường nhớ lại đoạn này trong tác phẩm “East Coker” của T. S. Eliot: “Những gì có thể chinh phục bằng sức mạnh và sự phục tùng, đã được khám phá vài lần, bởi những người đàn ông mà người ta không thể hy vọng thi đua – nhưng không có sự cạnh tranh. Chỉ có cuộc chiến khôi phục những gì đã mất và tìm thấy, và lại mất. Và bây giờ, trong những điều kiện dường như không thuận lợi. Nhưng có lẽ không được cũng không mất. Đối với chúng ta, chỉ phải cố gắng thôi. Phần còn lại không phải việc của chúng ta.

Có nhiều gợi ý ở đây. Để bắt đầu, chúng ta có thể để người dân ở Rôma tranh cãi về “truyền thống” đối với “chủ nghĩa truyền thống,” sự khác biệt mà ĐGH Phanxicô đã cố gắng phác họa với các tu sĩ Dòng Tên trong chuyến tông du Canada của ngài hồi cuối tháng 7-2022. Trong khi họ làm việc đó, những người còn lại trong chúng ta có thể nhận ra những gì Eliot đã làm: chúng ta cần những gì truyền thống đã khám phá – sàng lọc lúa mì từ trấu – một thành tựu không phải là công việc của một nhóm người duy nhất, những người sống động tại bất kỳ lúc nào, nhưng thử nghiệm trong thế giới thực về sự thật và cách dùng ở nhiều thời điểm và địa điểm.

Chúng ta phải giữ lấy điều đó và làm cho nó sống lại, bất chấp thời gian. Chính tôi đã chứng kiến nhiều thứ tôi đã làm trong nhiều thập kỷ đều sụp đổ cả ở Mỹ và Giáo hội. Nhưng tôi nghĩ về Thánh Augustinô, với tư cách là giám mục của Hippo, ngài đã thấy thành phố bị bao vây bởi những người Vandals, những đám man rợ mà khi sắp chết, ngài đã suýt hủy bỏ những gì đã đạt được cho dân tộc mình. Tuy nhiên, tác phẩm của ngài vẫn còn.

Một số thời điểm kém thuận lợi hơn những thời điểm khác, và không có lý do gì để che giấu bản thân rằng chúng ta đang ở trong thời kỳ đặc biệt bất lợi đối với các Kitô hữu. Nhưng càng có nhiều lý do để dành thời gian trau dồi những đức tính giúp chúng ta không mất lòng và cho phép chúng ta tiến hành công việc chân chính của mình, dù cho thời đại có thể đem lại bất cứ điều gì.

ROBERT ROYAL

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Xem thêm

Lc 2, 1-14

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Cửa Thánh mở – Niềm vui Chúa ra đời SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH (Lc …