Home / Tiêu Điểm / Năm lý do để ở lại đến hết Thánh lễ

Năm lý do để ở lại đến hết Thánh lễ

Aleteia | Xơ Theresa Aletheia Noble | 26-04-2016

Năm lý do để ở lại đến hết Thánh lễ 

Khi thấy nhiều người biến mất khỏi nhà thờ khi chưa có phép lành cuối lễ, hay cả khi vừa rước lễ xong, tôi thấy buồn.

Đôi khi tôi muốn chạy theo và nói, ‘Bạn có Chúa Giêsu trong bạn đó. Hãy để một phút để nói chuyện với Ngài, tạ ơn Ngài, yêu mến Ngài.’

Nếu bạn cần thêm động lực để ở lại với Chúa lâu hơn Chúa nữa để tham dự cho trọn thánh lễ. Thì đây là một vài lý do mà tôi ở lại cho đến hết thánh lễ, có thể với bạn cũng vậy.

  1. Rước lễ là Hiệp thông

Khi chúng ta rước lễ, là chúng ta đón nhận Chúa Giêsu. Khi rước lễ xong và bỏ ra về, giống như chúng ta đến thăm một người bạn và người đó ngồi xuống nói chuyện, thì chúng ta bật dậy và chạy ra cửa, gọi với lại ‘Ngồi với anh thật vui, hẹn tuần sau nhé.’ Rước lễ là thông hiệp với Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta. Để thông hiệp, chúng ta phải dành thời gian với Ngài.

  1. Không nên khiếm nhã

Trong nhà dòng, trước thánh lễ chúng tôi có khoảng nửa giờ suy niệm Tin mừng. Có khi tôi đến trễ. Tôi đi nhanh, đầu cuối xuống, thấy ngượng vì mọi người thấy mình ngủ dậy trễ. Gần đây, tôi nhận ra rằng động cơ để đi đúng giờ không phải là để mình khỏi phải ngượng ngùng, nhưng là bởi tôi đang đến gặp Chúa Giêsu. Tại sao chúng ta thường bận tâm đến phản ứng của người khác hơn là của Chúa Giêsu? Chúng ta nghĩ rằng tôi phải ra về ngay vì tôi có nhiều việc phải làm, chuyện này chuyện kia chuyện nọ đang chờ tôi. Nhưng tại sao chúng ta lại thật dễ dàng đi trễ về sớm khi mà người chờ đợi chúng ta chính là Đấng Tạo Hóa?

  1. Thánh lễ không phải là kiểu việc phải làm

Thường khi thấy ai đó chạy ra về, nó như thể là người đó đang làm cho xong một việc phải làm vậy. Đời sống Kitô hữu không phải là một danh sách việc phải làm. Mà là một lời mời liên hệ với Thiên Chúa. Nếu chúng ta đi lễ vì trách nhiệm, thì chắc chắn chúng ta sẽ không bị tội trọng, nhưng đời sống thiêng liêng không chỉ là tránh tội trọng. Chúng ta được kêu gọi hơn thế. Chúng ta được mời gọi đến với mối liên hệ, với sự thánh thiện, sự biến đổi nhờ Chúa Kitô.

  1. Phép lành cuối lễ

Ngày Đền tội, ông Zechariah, cha của Gioan Tẩy giả được vinh dự vào nơi Cực Thánh để dâng lễ. Mọi người háo hức chờ bên ngoài để sau khi dâng hương, ông sẽ ban phép lành cho họ. Khi Zechariah đi ra mà miệng không nói được gì vì đã không chịu tin lời thiên thần nói với ông, và như thế là không có lời chúc lành. Tôi chắc rằng mọi người hôm đó về nhà lòng đầy thất vọng. Lời chúc lành thật quý giá. Khi một linh mục, đại diện Chúa Kitô, ban phép lành cuối lễ, là chính Chúa đang chúc lành. Nếu Chúa Giêsu đang đứng đó sẵn sàng chúc lành cho chúng ta trước khi ra về, thì chúng ta có nán lại để đợi chờ Ngài không?

  1. Bạn sẽ được thêm ơn

Theo giáo lý, ‘hoa trái của các bí tích …dựa trên khuynh hướng của người đón nhận.’ Có một sức mạnh trong các bí tích, nhưng đi vào trong chúng ta được bao nhiêu thì tùy vào khuynh hướng của chúng ta. Nếu vội vàng rời nhà thờ sau khi rước lễ, thì hẳn chúng ta không nhận thức được sự thật rằng chúng ta vừa ăn Mình Thánh Chúa Kitô. Rước lễ là một việc lớn lao. Và cần có thái độ tôn trọng hết sức, không chỉ bởi chúng ta cần ơn Chúa mà thôi.

Bạn có lý do nào khác nữa không? Chúng tôi mong muốn được nghe.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Nguồn: Phanxicovn

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN