Home / Chia Sẻ / Mười mẹo nhỏ để thắng nỗi sợ khi đi xưng tội

Mười mẹo nhỏ để thắng nỗi sợ khi đi xưng tội

fr.aleteia.org, Isabelle Cousturié, 2018-03-01
6-8-2018 8-04-00 AMXưng tội đòi hỏi phải có tấm lòng khiêm tốn và can đảm. Một khi bước được bước đầu tiên thì mọi sự thành dễ dàng chứ không như mình nghĩ. Đầu tiên hết, chỉ cần bỏ một vài thành kiến và có một phương pháp tốt.
Tại sao chúng ta sợ xưng tội? Vì rụt rè? Vì… di truyền? Vì sợ, vì xấu hổ khi thú nhận các tội mình đã phạm? Đã phạm những tội rất trọng đến không thể tha thứ được? Rất nhiều lý do làm cho chúng ta cảm thấy ngại khi nghĩ đến việc đi xưng tội. Một vài người thấy đây là khổ hình sỉ nhục. Có người cảm thấy bứt rứt đến mức như bị chận lại, không thể đi xưng tội được.
Nhưng tất cả đều mong muốn làm sao bứt được xiềng xích này, để có được niềm vui của người phạm tội được tha thứ. Không, Chúa Giêsu không làm ra bí tích giải tội để làm cho chúng ta buồn, lo âu bứt rứt, nhưng Ngài muốn giải thoát và mang lại niềm vui cho chúng ta. Các bạn chỉ cần nhìn gương mặt của những người vừa xưng tội xong thì thấy rõ… Vậy, sau đây là mười mẹo nhỏ để vượt lên nỗi sợ này và làm cho giây phút này thành giây phút mang lại niềm vui cho chúng ta và chúng ta muốn tiếp tục đi xưng tội lại. 
Bắt đầu bằng một ý tưởng tốt
Đầu tiên là đuổi ra khỏi đầu ý tưởng… “đừng mất công… cũng đã lâu mình không còn đi xưng tội nữa”. Không bao giờ quá trễ để ăn năn, để bắt đầu lại.
“Thẳng thắn” với chính mình, chấp nhận mình đã phạm các sai lầm, mình không thể nào kiểm soát hết tất cả trạng huống. Rồi xin Chúa giúp một tay. Cầu nguyện xin Chúa cho mình sức mạnh và can đảm để bước đi bước đầu tiên. Đó là tất cả những gì Chúa mong chờ. 
Hãy thoải mái
Bất cứ cha nào cũng giải tội được, nhưng nếu đây là bước đầu để có tin tưởng thì bạn chọn một linh mục nào bạn cảm thấy thoải mái, hoặc với một linh mục mình không quen.
Ghi lại các tộiViết trên giấy hay trong sổ tay các giai đoạn tiếp nhau khi xưng tội để khỏi bị lo, bị chia trí vì quá sợ.
Đi sớm
Đi sớm một chút. Nhắm mắt và nghĩ Chúa đang nhìn mình với ánh mắt yêu thương và đầy lòng thương xót. Hãy hình dung Chúa bằng xương bằng thịt và cầu nguyện.
Không phải là kỳ thi
Nhớ rằng khi đứng trước cha giải tội thì không phải như đứng trước kỳ thi. Nếu không biết “làm sao làm” thì chỉ cần đơn sơ nói ra. Nếu sợ phải nói ra thì bạn nên nhớ, cha giải tội tuyệt đối giữ kín những gì bạn xưng.
Không xấu hổ
Thú nhận trước tiên những tội làm mình xấu hổ, làm mình bị sỉ nhục nhất, để cất khỏi gánh nặng đang đè nặng, để ánh sáng tình yêu của Chúa thấm nhập vào tâm hồn, và để thấy tính kiêu ngạo ăn sâu đã ngăn chúng ta yêu thương và để mình được yêu thương.
Nói hết
Không giấu giếm gì. Ngược lại, cũng đừng sợ khi lần nào cũng xưng cùng một tội. Mỗi lần mình té là mỗi lần Chúa vực mình dậy. Chúa muốn như thế và chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc. Điều thiết yếu là đừng buông bỏ việc đi xưng tội.
Đừng biện minh
Đừng tìm cách biện minh cho các tội vừa xưng. Chúa biết việc này. Ngài biết hết tất cả những tội có trong lòng chúng ta. Chúng ta không có gì phải “nói” cho Chúa biết. Đi xưng tội là để nói lên tội và nỗi đau của mình để Ngài giải thoát, tha thứ và chữa lành cho chúng ta. Vấn đề không phải là biết tội trầm trọng đến mức như thế nào, nhưng để biết Chúa nhân lành đến như thế nào.
Suy nghĩ đúng
Đừng đồng hóa việc đền tội với hình phạt. Trừng phạt là hành vi được áp đặt lên, ngược với trừng phạt, đền tội là thành ngữ của tấm lòng sầu não và chân thành để “đền tạ các thiệt hại đã gây ra” và xóa đi các tổn thương mà tội đã làm hại cho người khác. Đền tội là việc làm trong tình bằng hữu. Các tội được giao vào bàn tay của Chúa, Chúa quên tất cả và mình đi tới đàng trước.
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn: phanxicovn

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …