Home / Giáo Dục Kito Giáo / Mười Điều Trẻ Em Công Giáo Cần Biết

Mười Điều Trẻ Em Công Giáo Cần Biết

 

Dạy trẻ cầu nguyện có thể là việc khó. Tốt nhất là bắt đầu với những kinh phổ biến để trẻ có thể dễ nhớ. Trẻ sắp rước lễ lần đầu nên nhớ các kinh dưới đây, còn lời nguyện trước bữa ăn và kinh Thiên thần Bản mệnh là những kinh nguyện mà các trẻ còn rất nhỏ cũng có thể đọc hàng ngày.

1. Du Thánh Giá. Dấu Thánh giá là lời nguyện cơ bản nhất của Công giáo, mặc dù chúng ta không thường nghĩ vậy. Chúng ta nên dạy con cái làm dấu với lòng tôn kính trước và sau mỗi kinh nguyện. Vấn đề phổ biến nhất là trẻ tập làm dấu Thánh giá bằng tay trái thay vì tay phải, vấn đề phổ biến thứ hai là vai phải trước vai trái.

2. Kinh Ly Cha. Chúng ta nên đọc kinh Lạy Cha hàng ngày với con cái. Đó là lời nguyện tốt lành khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Hãy chú ý cách phát âm từng chữ của trẻ; có nhiều khi hiểu sai và phát âm sai.

3. Kinh Kính Mng. Trẻ thường hướng về Đức Mẹ, và việc học kinh Kính Mừng sớm khiến chúng dễ nuôi dưỡng lòng sùng kính Đức Mẹ và dần dần cho chúng học các kinh về Đức Mẹ dài hơn, chẳng hạn lần chuỗi Mân Côi. Một cách hay để dạy trẻ kinh Kính Mừng là bạn đọc phần một (Kính mừng Maria… Và Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ), rồi để trẻ đọc phần hai (Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…).

4. Kinh Sáng danh. Kinh Sáng danh là kinh rất đơn giản mà trẻ em nào cũng có thể nhớ như làm dấu Thánh giá. Nếu trẻ khó nhớ dùng tay nào để làm dấu (hoặc vai nào trước, vai nào sau), bạn có thể vừa làm dấu vừa đọc kinh Sáng danh, như Công giáo theo Nghi thức Đông phương và Chính thống giáo áp dụng.

5. Kinh Tin. Kinh Tin, kinh Cậy, kinh Mến là những kinh nguyện buổi sáng phổ biến. Nếu bạn giúp con cái nhớ các kinh này, chúng sẽ luôn có cách cầu nguyện mỗi sáng nếu chúng không có thời gian đọc những kinh dài hơn.

6. Kinh Cy. Kinh Cậy là kinh nguyện rất tốt cho trẻ đến tuổi đi học. Hãy khuyến khích trẻ học thuộc để chúng có thể cầu nguyện trước khi làm bài kiểm tra. Không có cách thay thế cho việc học hành, đó là cách tốt cho học sinh nhận biết chúng không thể dựa vào sức riêng mình.

7. Kinh Mến. Tuổi thơ là thời gian đầy những cảm xúc sâu sắc, trẻ thường chịu đựng và hiểu những điều thực tế cùng bạn bè và bạn học. Mục đích ban đầu của kinh Mến là bày tỏ tình yêu mình dành cho Thiên Chúa, kinh nguyện này hàng ngày nhắc nhớ trẻ cố gắng tập tha thứ và yêu thương tha nhân.

8. Kinh Ăn Năn Ti. Kinh Ăn năn tội là kinh nguyện chính đối với Bí tích Hòa giải, nhưng chúng ta cũng nên khuyến khích trẻ đọc kinh này mỗi tối trước khi ngủ. Những trẻ mới xưng tội lần đầu cũng nên xét mình nhanh trước khi đọc kinh Ăn năn tội.

9. Li nguyn trước ba ăn. Truyền động thái cho con cái có thể rất khó khi xung quanh chúng có nhiều thứ đến mức thừa mứa (overabundance). Lời nguyện trước bữa ăn là cách tốt để nhắc nhở chúng (và cả chính chúng ta!) rằng mọi thứ chúng ta có đều do Thiên Chúa ban. Hãy tạo thói quen cầu nguyện trước bữa ăn để giáo dục lòng biết ơn và cầu nguyện cho những người đã qua đời.

10. Kinh Thiên thn Bn mnh. Với lòng sùng kính Đức Mẹ, trẻ có thiên hướng về niềm tin vào Thiên thần Bản mệnh. Giáo dục niềm tin đó ngay từ khi chúng còn nhỏ sẽ giúp trẻ khỏi nghi ngờ về sau. Khi trẻ lớn hơn, hãy khuyến khích chúng supplement kinh Thiên thần Bản mệnh bằng lời cầu riêng tư hơn đối với Thiên thần Bản mệnh.

SCOTT P. RICHERT

TRM THIÊN THU (Chuyn ng t Catholicism.about.com)

 

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …