Home / Chia Sẻ / MÙA TRUYỀN GIÁO

MÙA TRUYỀN GIÁO

MuaTruyengiaoKết thúc Mùa Phục Sinh và tái khởi đầu Mùa Thường Niên, một lần nữa các giáo xứ sẽ phải giải thích từ ngữ “thường niên” (chữ “ordinary” do chữ ordinalis hoặc ordo trong tiếng Latinh) trong ngữ cảnh này không có nghĩa là bình thường, không gì đặc biệt hoặc không ngoại lệ. Thay vào đó, chữ “thường niên” được sử dụng ở đây để chỉ số thứ tự mà các tuần trong mùa này được đặt tên hoặc đếm theo. Mặc dù đây là sự làm rõ hữu ích nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải nói.

Mùa Thường Niên 33 hoặc 34 Chúa Nhật, tùy vào thời điểm Lễ Phục Sinh rơi vào, chính thức gia nhập Giáo hội Công giáo Rôma với việc giới thiệu Lịch Giáo Hội mới vào năm 1970, sau Công Đồng Vatican II. Cách diễn đạt bằng tiếng Latinh là “tempus per annum” – thời gian mỗi năm, nhưng tiếng Việt và các bài đọc sách khác đã chuyển từ này sang tiếng bản xứ là Mùa Thường Niên.

Hoàn toàn rõ lý do những người soạn thảo lịch mới lại chấp nhận cách gọi này. Họ cung cấp một lý do hợp lý, cụ thể là chỉ định một mùa trong đó không cử hành một mầu nhiệm cụ thể nào của Chúa Kitô, đúng hơn là toàn bộ mầu nhiệm của Chúa Kitô, nó đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Thánh Bộ Nghi Lễ chỉ đơn giản xác định rằng “34 tuần của Mùa Thường Niên chỉ là một mùa.”

Sự thay đổi mới có một lợi thế có thể là nó giúp gắn kết hai mùa có liên quan chặt chẽ với nhau và có cùng màu phụng vụ – xanh lá cây. Có lẽ đó là lý do tại sao mùa mới được chỉ định là “một khối với hai giai đoạn.” Tuy nhiên, tên gọi Mùa Thường Niên đã khiến các tín hữu cho rằng không có gì đặc biệt, thậm chí có lẽ nó tượng trưng cho một kiểu nghỉ giải lao hoặc “thời gian chờ” trong Năm Phụng Vụ.

Vì thế, một số người đã tranh cãi về việc quay trở lại các danh hiệu trước đây của Giáo hội. Đó cũng là lý do tại sao, gần như ngay lập tức sau khi được giới thiệu, Giáo hội thấy mình ở trong tình thế phải giải quyết một sự nhầm lẫn lớn về ngôn ngữ. Đáng tiếc, vấn đề vượt ra ngoài ngữ nghĩa đơn thuần.

Đầu tiên, việc đánh dấu mùa này trong Năm Phụng Vụ của Giáo hội bằng cách tham chiếu các Chúa Nhật được đánh số liên tục dường như gắn nó vào lĩnh vực thời gian theo trình tự, chỉ là sự nối tiếp của ngày, tuần và tháng. Đặt lịch của Giáo hội trong lĩnh vực thời gian làm che khuất thực tế rằng mùa này mang ý nghĩa cứu rỗi.

Theo cách khác thường, sự thay đổi tên dường như đảo ngược giáo huấn Kinh Thánh rằng Chúa Kitô đã đến “khi thời gian [chronos] tới hồi viên mãn” (Gl 4:4) để cứu chuộc hoặc thánh hóa thời gian, để thấm đượm một ý nghĩa cao cả hơn, không được xác định hoặc được gộp lại bởi nó. Đặc điểm chính của mùa này là định tính chứ không chỉ định lượng; do đó, chữ kairos (một từ Hy Lạp khác chỉ thời gian) nắm bắt tốt nhất khía cạnh sắp xếp cao hơn của mùa này.

Thời gian của Kairos là thời gian có chủ đích hoặc cơ hội. Nó nắm bắt thực tế rằng lịch phụng vụ chấm dứt không chỉ bởi các tuần và tháng trôi qua mà bởi các sự kiện chính trong lịch sử cứu độ. Cụ thể hơn, lịch của Giáo hội xoay quanh kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, đã được triển khai từ lâu, trong các sự kiện quan trọng gắn liền với câu chuyện vĩ đại nhất từng được kể: mầu nhiệm Chúa Kitô – nhập thể, khổ nạn, tử nạn, phục sinh và thăng thiên.

Giáo Lý nói: “Trong năm phụng vụ, các khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm Vượt Qua tỏ bày.” (GLCG 1171) Đây là lúc Thiên Chúa hành động dứt khoát trong lịch sử với những hậu quả sâu xa cho nhân loại tội lỗi. Chính Chúa Giêsu tuyên bố: “Thời kỳ [kairos] đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Mc 1:15)

Chắc chắn loài người chúng ta sống trong sự đều đặn của thời gian theo trình tự thời gian với những nhịp điệu có thể dự đoán được, chẳng hạn như khoa học hoàn toàn phụ thuộc vào đó. Chúng ta nên biết ơn vì điều này cũng cho thấy kế hoạch khôn ngoan của Thiên Chúa. Sách Khôn Ngoan mô tả: “Chúa đã sắp xếp có chừng có mực, đã tính toán và cân nhắc cả rồi.” (Kn 11:20) Nhưng chúng ta không chỉ sống trong khuôn khổ nội tại hoặc tạm thời này.

Điều đó có nghĩa là quy giản con người – những con người vừa có xác vừa có hồn – thành vật chất thuần túy, và định nghĩa bản thân chúng ta bằng những phạm trù hạn chế, giản lược của chủ nghĩa duy vật triết học. Thực tế là ngay cả những người theo chủ nghĩa duy vật cũng không thể sống độc quyền trong loại thế giới mà triết học của họ quy định đã chỉ ra thực tế rằng có một điều gì đó hơn thế đối với những lần lưu trú trên trần gian, điều mà ngay cả “siêu vũ trụ” cũng không thể hy vọng bắt chước được.

Vì vậy, tại sao chúng ta lại muốn giảm bớt ý nghĩa phong phú của tín hữu về thứ tự cao hơn của thời gian phụng vụ bằng cách đặt tên cho mùa dài nhất trong lịch Giáo hội chỉ liên quan thời gian trôi qua theo trình tự thời gian?

Con người có một định hướng tích hợp sẵn – có thể nói là cố định – hướng tới sự siêu việt. Lý do phía sau điều này, như sách Giảng Viên mô tả: “Thiên Chúa đã làm mọi sự hợp thời đúng lúc. Thiên Chúa cũng ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ, tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu hết được ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử.” (Gv 3:11) hoặc như Giáo lý Công giáo nói: “Theo bản chất và ơn gọi, con người là sinh vật tôn giáo.” (số 44)

Vũ trụ phẳng, trống rỗng, thuần túy định lượng mà chủ nghĩa duy vật hiện đại định đề – “một thế giới không có cửa sổ,” để sử dụng cụm từ đáng nhớ của Peter Berger – được lập trình phần cứng – có thể đoán trước được sẽ dẫn đến một cảm giác sợ hãi bị giam giữ và thuyết duy ngã, từ đó gây ra một loại nhàm chán về vũ trụ. Thuốc giải độc cho điều này là cảm giác siêu việt nhận ra rằng vũ trụ được truyền vào một đặc tính sâu sắc.

Thi sĩ Barret Browning – người Anh, thời Victoria Elizabeth – đã diễn đạt một cách tuyệt vời: “Trái đất tràn ngập Thiên Đường, và mọi bụi cây thông thường đều rực cháy với Thiên Chúa.” Đây là điều làm cho cuộc sống của chúng ta trên trái đất thực sự có ý nghĩa, thực sự là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Khi đó, chúng ta sống không chỉ trên hai mặt phẳng – chiều dọc và chiều ngang – mà còn ở hai múi giờ: Chronos và Kairos. Việc thu gọn thời gian cao hơn thành thời gian theo thứ tự thời gian đã vô tình góp phần vào việc khử phân cấp của thế giới, điều mà Giáo hội khó có thể có ý định.

Nhưng có một vấn đề khác với việc sử dụng thuật ngữ Mùa Thường Niên. Nhịp điệu thích hợp của Giáo hội là ăn chay và chuẩn bị sám hối (Mùa Vọng và Mùa Chay), khi vui mừng và kỷ niệm (Giáng Sinh và Phục Ssinh), hoặc trong việc truyền giáo, trong việc mở rộng công việc cứu chuộc của Đức Kitô trên thế giới trong khi vẫn duy trì tư thế trông đợi đầy hy vọng vào Ngày Tái Lâm của Chúa. Do đó, những con số đánh dấu đơn giản của các Chúa Nhật Thường Niên không chỉ làm lu mờ sự thật rằng mùa này thuộc về thời cứu độ – thuộc về Kairos, không thuộc về Chronos – mà còn không chỉ rõ cho chúng ta về ơn gọi truyền giáo của Giáo hội.

Ý nghĩa truyền giáo của Lễ Ngũ Tuần là không thể nhầm lẫn. Việc các môn đồ được tràn đầy Chúa Thánh Thần để xác định sự kiện trọng đại đó đã thôi thúc Phêrô ngay lập tức, ông đứng cùng với các môn đệ khác, đưa ra một bài giảng mạnh mẽ dẫn đến sự gia nhập đạo của khoảng ba ngàn người. (Cv 2:41) Điều này cung cấp sự xác nhận ngay lập tức về lời hứa mà Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ trước khi Ngài lên trời rằng họ sẽ nhận được quyền năng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ.

Năm 1474, Giáo hội quyết định một cái tên được chấp nhận rộng rãi cho mùa này, với ấn bản đầu tiên của Sách Lễ Rôma. Việc đánh số các Chúa Nhật tiếp theo liên quan Lễ Ngũ tuần đã có từ xa xưa như các sách phụng vụ của người Frank vào thế kỷ thứ 8. Trước đó, các Chúa Nhật sau Lễ Ngũ Tuần dường như được chỉ định chủ yếu liên quan lễ của các thánh, các thiên thần, hoặc các giáo lý chính. Các Chúa Nhật không bao giờ được chỉ định qua việc đánh số thứ tự thời gian. Vì vậy, điều gì đó rất quan trọng đã bị mất trong quá trình này.

Thực hành trước đó có lợi thế – về nguyên tắc, nếu không phải lúc nào cũng được thực hiện – là cung cấp cho Giáo hội cơ hội để nhắc nhở các tín hữu luôn ghi nhớ Đại Mạng Lệnh của Chúa. Giáo hội có thể chỉ ra một cách đúng đắn: “Hỡi dân Chúa, chúng ta đã ở tuần thứ mười đánh dấu sự tuôn đổ lớn lao của Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần, chúng ta đang thực hiện sứ mệnh truyền giáo cho các dân tộc và thánh hóa thế giới của Giáo hội như thế nào?”

Thật vậy, đó là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng Mùa Thường Niên là Mùa Truyền Giáo.

LUIS E. LUGO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Lễ Hiện Xuống – 2023

Xem thêm

16-11-2024 6-32-56 PM

Lời Chúa – Chúa Nhật Tuần XXXIII Mùa Thường Niên 17/11/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN