Home / Chia Sẻ / MỐI NGUY HIỂM

MỐI NGUY HIỂM

MỐI NGUY HIỂMMt 10:2-4 nói: “Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là ông Giacôbê con ông Dêbêđê và ông Gioan, em của ông; ông Philípphê và ông Batôlômêô; ông Tôma và ông Mátthêu người thu thuế; ông Giacôbê con ông Anphê và ông Tađêô; ông Simôn thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giuđa Ítcariốt, là chính kẻ nộp Người.”

TẠI SAO CHÚA CHỌN GIUĐA?

Ý định hay ngẫu nhiên? Giuđa phù hợp với xã hội ngày nay như thế nào? Bạn có thể nhận ra Giuđa?

Khi nghe nói về Giuđa, tông đồ cuối cùng được nhắc đến với biệt danh “kẻ phản bội.” Thật là một “di sản” tuyệt vời để lại cho hậu thế! Nhưng thực sự đó là do ý định? Chúa Giêsu biết Giuđa sẽ phản bội Ngài, nhưng Ngài vẫn không ngừng yêu thương ông. Giuđa đã bước đi và dành hơn 3 năm theo Thầy Giêsu. Tuy nhiên, Giuđa đã không được biến đổi. Đó cũng là dấu hiệu nguy hiểm trong xã hội chúng ta ngày nay.

Nhiều người đến nhà thờ hằng tuần, thậm chí hằng ngày, mà vẫn không thay lòng đổi dạ. Họ là những người khó tiếp cận nhất vì họ thờ ơ với Chúa. Khi được hỏi: “Bạn có là tội nhân không?” Kết quả tự động sẽ là “không.” Họ tự coi mình là người tốt và hy vọng được lên Thiên Đàng, nhưng họ thực sự không biết sự cứu rỗi là gì.

SAI LẦM CỦA GIUĐA

  1. Tội riêng tư – không cảm thấy phải ăn năn.
  2. Thích tiền hơn mọi thứ.

Thánh Phaolô nói: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé.” (1 Tm 6:10)

  1. Phản bội – chất chứa lòng tham và đố kỵ.
  2. Nỗi buồn trần tục – hối tiếc về những gì đã làm.
  3. Ích kỷ – tìm kiếm một chỗ trong Vương Quốc.

Mt 20:20-23 cho biết: Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” Đức Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”

  1. Đối với mỗi anh hùng, cần có một kẻ tinh quái.
  2. Đối với mỗi nhân vật chính, cần có một nhân vật phản diện.
  3. Chúa Giêsu dành thời gian với các tông đồ. Ngài yêu thương và quan tâm những người Ngài đã chọn. Ngài rửa chân cho mọi người – cả Phêrô và Giuđa.
  4. Tại sao Giuđa phản bội Chúa Giêsu?

– Giuđa không bị bán đứng Chúa Giêsu. Giuđa làm điều đó để có thể đạt được điều mình muốn.

– Giuđa theo Chúa Giêsu nhưng không phải là một người thực sự tin.

– Giuđa không hướng lòng về Thiên Chúa.

– Giuđa làm mọi việc nhưng điều đó không ảnh hưởng đến trái tim mình, và chưa bao giờ tôn vinh Thiên Chúa.

– Giuđa thấy Chúa Giêsu là một mối đe dọa và cần phải ngăn chặn. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với ông: “Anh làm gì thì làm mau đi.” (Ga 13:27)

GIUĐA NGÀY NAY Ở ĐÂU?

– Tham gia vào các hoạt động của nhà thờ nhưng không làm việc đó vì Chúa Giêsu.

– Có thái độ “Kitô hữu tốt” nhưng hoàn toàn mất dấu.

– Muốn tạo ấn tượng tốt nhưng ẩn giấu sự giả tạo.

– Chưa bao giờ có mối quan hệ thật lòng với Chúa Giêsu.

Mt 7:21-23 cho biết lời Chúa Giêsu nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?’ Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: ‘Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!”

Kh 20:12 nói: “Tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra: đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tùy theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách.”

LIỆU PHÁP TÂM LINH

– Nhận biết mình đã không nghe lời dạy của Chúa.

– Thành tâm sám hối và thú tội.

ROBERT MOORE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ fortressfaith.wordpress.com)

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …