Home / Chia Sẻ / MỌI HÌNH THỨC TỘI LỖI

MỌI HÌNH THỨC TỘI LỖI

MoihinhthuctoiloiTrong tiến trình hình thành tổng thể lương tâm, chúng ta không chỉ phải biết xác định đa dạng tội lỗi mà còn phải biết các phạm trù khác nhau mà tội lỗi có thể sa vào. Là những người theo Chúa Giêsu Kitô, chúng ta nên duy trì trạng thái lạc quan vĩnh viễn, nhưng tốt nhất là đức cậy – niềm hy vọng. Bằng cách hy vọng, chúng ta muốn nói đến sự tin tưởng vô hạn vào lòng nhân lành của Thiên Chúa và sự chiến thắng cuối cùng của Ngài. Thánh Phaolô diễn tả điều đó rõ ràng nhất qua câu này: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội.” (Rm 5:20)

Thánh Augustinô, một tội nhân ghê gớm đã trở thành vị đại thánh, quả quyết rằng Thiên Chúa cho phép sự dữ để Ngài có thể đem lại điều tốt lành hơn từ sự dữ đó. Trường hợp tốt nhất là thảm họa tội lỗi của Ađam và Êva – Nguyên Tội – đã tạo ra cơn sóng thần đạo đức kéo dài chính nó với hậu quả cho đến tận thế. Tuy nhiên, vì điều đó mà Thiên Chúa đã sai Con Ngài, Chúa Giêsu Nhập Thể, để cứu thế gian, đồng thời ban cho chúng ta sự sống và sức sống dồi dào.

Do đó, chúng ta hãy liệt kê các loại tội lỗi khác nhau để hiểu rõ hơn về tội lỗi, và từ đó sử dụng các phương tiện theo ý mình để chiến thắng tội luân lý – loại kẻ thù truyền kiếp số một!

TỘI THỨ NHẤT – TỘI CỦA CÁC THIÊN THẦN. Trên thực tế, tội đầu tiên đã được thực hiện ngay cả trước khi tạo ra thế giới tự nhiên. Chúng ta gọi đó là tội của các thiên thần. Luxiphe, ngôi sao xinh đẹp của buổi sáng, cất giọng nói rõ ràng về cuộc nổi loạn: “Non serviam! Tôi sẽ không phục vụ!” Thay đổi! Vẻ đẹp lộng lẫy của các thiên thần đã bị biến thành xấu xí ghê tởm của ác quỷ. (x. Kh 12)

THỨ THỨ HAI – TỘI NGUYÊN TỔ. Tội lỗi đầu tiên trên thế giới được tạo ra là do cha mẹ đầu tiên của chúng ta – Ađam và Êva – gây ra. Đó là tội lỗi đầu tiên mà loài người đã gây ra và nó tạo ra một hiệu ứng quả cầu tuyết thảm khốc của tội lỗi sẽ có hậu quả cho đến tận thế. Ngay cả bây giờ, chúng ta vẫn là cách chúng ta là, với xu hướng mạnh mẽ thiên về tội lỗi và sự ác, do ảnh hưởng tội lỗi của cha mẹ đầu tiên của chúng ta. (x. St 3)

Tội chỉ đơn giản là muốn được tự trị  sống cuộc sống của chúng ta mà không có Chúa, không có luật luân lý, không lệ thuộc bất cứ ai ngoại trừ những ham muốn nền tảng và ngoan cố của chúng ta.

TỘI THẬT. Khác biệt với Tội Nguyên Tổ là tội thực tế – tự giải thích, đó là tội chúng ta thực sự vi phạm. Chúng ta hành động theo ước muốn rối loạn và loại trừ Thiên Chúa khỏi hành động đó.

TỘI NHẸ. Đối với mức độ nghiêm trọng của tội, một số người nghiêm trọng hơn những người khác. Vì một số tội nhẹ và những tội khác nặng dẫn đến sự chết, điều tương tự có thể được nói đến với thực tế của tội. Tội nhẹ là ít nghiêm trọng hơn và không làm mất mối quan hệ thân thiết với Thiên Chúa. Nó là một vết cắt chứ không phải ung thư đối với linh hồn.

TỘI TRỌNG. Bởi tội trọng, chúng ta như đã chết. Nếu không ăn năn trước khi chết, tội trọng sẽ mở đường cho sự xa cách vĩnh viễn khỏi Thiên Chúa đến muôn đời. Chúng ta gọi là Hỏa Ngục!

TỘI TRỌNG VÀ YẾU TỐ CẤU THÀNH  Để phạm một tội trọng, cần phải có ba yếu tố cụ thể, nếu thiếu một trong ba yếu tố đó thì hành vi sẽ giảm mức nghiêm trọng. Ba yếu tố cấu thành tội trọng là gì?

  1. Vấn Đề Nghiêm Trọng. Điều này có nghĩa là hành động đó là một điều gì đó rất nghiêm trọng về bản chất của nó– giết người, ngoại tình, cố ý bỏ lễ Chúa Nhật.
  2. Nhận Thức Đầy Đủ. Trí tuệ nhận thức hành động đó là rất nghiêm trọng – không thiếu hiểu biết, mà là sự hiểu biết hoàn toàn và đầy đủ.
  3. Ý Chí Hoàn Toàn Đồng Ý. Các hành động không được thực hiện một cách tình cờ hoặc thất thường. Hoàn toàn ngược lại, ý chí của người đó (có khả năng quyết định) hoàn toàn đồng ý và đầy đủ đối với hành vi đó.

Nếu hội đủ ba điều kiện đó, người đó sẽ phạm tội trọng. Hậu quả là họ mất ơn thánh hóa và mất tình nghĩa với Thiên Chúa. Việc sám hối hoàn toàn và xưng tội nên sẽ giúp linh hồn họ được phục hồi tình trạng ân sủng.

Trong Kinh Confiteor (Kinh Cáo Mình, Kinh Thú Nhận) được sử dụng trong Thánh Lễ (cơ bản lấy từ Thánh Augustinô), có đề cập bốn cách mà chúng ta có thể xúc phạm đến Chúa qua tội lỗi, đó là: tư tưởng, lời nói, việc làm và sự thiếu sót. Chúng ta hãy xem xét và giải thích bốn loại cổ điển này về cách chúng ta thường phạm tội chống lại Thiên Chúa.

  1. Tư Tưởng. Nếu chúng ta cố tình cho phép và đồng ý với ý nghĩ tội lỗi thì điều này sẽ được coi là tội trong tư tưởng. Một linh mục đã từng hỏi một thanh niên: “Bạn có giải trí với những ý nghĩ xấu?”Người đó trả lời một cách hóm hỉnh: “Không, thưa cha. Chúng giải trí cho con!”Đó là đồng ý phạm tội! Anh ấy đã đồng ý và cố tình giải trí với những ý tưởng xấu!
  2. Lời Nói. Người ta có thể phạm tội bằng lời nói và bằng nhiều cách. Làm sai lệch sự thật bằng cách nói dối, cũng như xúc phạm người khác và để lại vết thương sâu trong tâm hồn họ. Đó là hai cách trong số rất nhiều cách mà chúng ta có thể phạm tội bằng lời nói. (x. Gc 3– chương Kinh Thánh hay nhất về tội của cái lưỡi!)
  3. Việc Làm. Tội này được thực hiện khi chúng ta làm tổn thương người khác bằng hành động thể lý nào đó. Các hình thức có nhiều. Dưới đây là một số: đánh người khác, đấm họ, hoặc tệ hơn là giết họ. Tội do hành động gây ra cũng có thể mở rộng đến những tội chống lại đức tính khiết tịnh – chẳng hạn gian dâm và ngoại tình.
  4. Thiếu Sót. Phổ biến hơn bạn tưởng, tội thiếu sót chỉ đơn giản là không làm những gì là bổn phận và nghĩa vụ của chúng ta phải làm. Thiếu cẩn trọng, thiếu trách nhiệm, hoặc lười biếng, đó là những con đường dẫn đến tội thiếu sót. Là cha mẹ, chúng ta rất có thể đã phạm nhiều tội thiếu sót nhưng do thiếu sự đào tạo, chúng ta có thể không nhận thức được những tội này trong quá khứ. Một tội điển hình của sự thiếu sót là cha mẹ không tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật và bỏ qua việc đưa con cái đi lễ.

TỘI XÁC THỊT  Thuật ngữ này thường dùng để chỉ những tội phạm Điều Răn Thứ 6 và 9. Ví dụ có nhiều: gian dâm, thủ dâm, ngoại tình,…

TỘI ÁC Ý  Đây là tội nghiêm trọng hơn vì nó được thực hiện với đầy đủ nhận thức cũng như ý muốn làm tổn hại người khác. Thật vậy, tội của các thiên thần có thể được coi là tội ác của ác ý, hiểm độc.

TỘI YẾU ĐUỐI  Ngược lại với tội ác ý, tội yếu đuối là tội do con người yếu hèn và thường thiếu hiểu biết. Chúa Giêsu bày tỏ điều đó rõ ràng nhất qua những lời này: “Tinh thần thì hăng say nhưng thể xác lại yếu hèn.” (Mt 26:41; Mc 14:38)

THÓI XẤU  Chữ “thói xấu” chỉ đơn giản có nghĩa là một thói quen xấu về mặt đạo đức đã được trau dồi và hình thành do sự lặp đi lặp lại của một hành động xấu. Ngược lại với Thói Xấu là Nhân Đức – sự lặp lại của những hành động tốt. Do đó, thói xấu trở thành bản chất thứ hai.

TỘI TRỌNG  Đây là những tội tuôn ra từ con người do Nguyên Tội. Liên quan lời Thánh Tôma Aquinô: NHỤC DỤC / FOMI PECACTI, tội vốn là xu hướng xấu trong bản chất con người sa ngã của chúng ta. Nếu những xu hướng này không được thuần hóa và kiểm soát, chúng ta sẽ trở thành nô lệ của những tội này. Chúng ta không còn kiểm soát chúng, thay vào đó chúng kiểm soát chúng ta. Theo truyền thống, đó là bảy mối tội: Tham Ăn, Nhục Dục, Tham Lam, Lười Biếng, Giận Dữ, Đố Kỵ và Kiêu Ngạo.

Đây là các định nghĩa ngắn gọn và dễ nhớ về Tội Trọng:

Tham Ăn, Háu Ăn: Rối loạn ham muốn về ăn và uống. Ham Muốn: Rối loạn ham muốn về khoái cảm tình dục. Tham Lam: Rối loạn ham muốn vật chất. Lười Biếng: Rối loạn ham muốn về sự thoải mái và an nhàn.

Ghen Tỵ, Đố Kỵ: Cảm giác buồn vì ai đó có thứ mà mình không có. Phẫn Nộ, Tức Giận: Thiếu kiên nhẫn và cay cú với ai đó mà mình cảm thấy họ đã sai với mình. Kiêu Ngạo: Rối loạn tình yêu dành cho mình và quan trọng hóa chính mình.

Trong tài liệu Hòa Giải và Sám Hối, Thánh GH Gioan Phaolô II đã chỉ ra năm tác động cơ bản mà tội gây ra. Thật vậy, tội lỗi để lại hậu quả tiêu cực. Năm tác động tiêu cực của tội là gì?

  1. Sự Kiện Thần Học – Trước tiên tội làm tổn hại mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu trên Thập Giá và bạn sẽ hiểu tác động thần học của tội.
  2. Xã Hội – Một thi sĩ nói rất đúng: “Không ai là hòn đảo đối với chính mình.”Tội của chúng ta ảnh hưởng và làm tổn thương người khác. Hãy nghĩ đến chuyện ngoại tình!
  3. Cá Nhân – Tội có thể hiện rõ trên khuôn mặt của chúng ta và chúng ta chỉ làm tổn thương chính mình. Thánh GH Gioan Phaolô II gọi đó là sự tự sát luân lý.
  4. Giáo Hội – Không còn nghi ngờ rằng khi phạm tội, chúng ta thực sự làm tổn thương và làm hại Giáo Hội, vừa là Thầy vừa là Mẹ đối với chúng ta.
  5. Sự Kiện Vũ Trụ – Tội cũng tàn phá môi trường tự nhiên mà chúng ta đang sống. Vì thế, ĐGH Phanxicô xác định luôn chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên như món quà của Chúa ban cho chúng ta.

Cấu Trúc Hóa Tội  Thánh GH Gioan Phaolô II đề cập hình thức tội này. Đó là loại tội đã thấm nhuần và đưa vào việc tạo thành xã hội. Luật phá thai, luật an sinh, luật tránh thai – tất cả đều là những luật đã chìm đắm vào cấu trúc xã hội.

Tội Phỉ Báng – Đây là tội được thấy công khai và khiến những người khác – thường là những người vô tội – bị lây nhiễm bởi tội đó. Chúa Giêsu mạnh mẽ tố cáo tội này đáng buộc cối đá lớn vào cổ và xô xuống biển. (Lc 17:2) Bởi vì họ gây tai tiếng, làm gương xấu cho những người vô tội.

Tội Phạm Thánh – Đây là tội chống lại một người, một vật, một địa điểm đã được thánh hóa hoặc bí tích. Một trong những ví dụ phổ biến nhất là rước lễ trong tình trạng tội trọng.

Tội chống lại Chúa Thánh Thần – Đây là tội của người hoàn toàn khước từ Chúa Thánh Thần và những lời mời gọi của Ngài với sự cố chấp hoàn toàn và không thể phục hồi. Ví dụ: Pharaô từ chối nhiều cuộc viếng thăm và lời mời của Thiên Chúa qua tôi tớ của Ngài là Môsê.

Tội Không Hoán Cải – Đây là tội của người khước từ Thiên Chúa và mọi tác động ân sủng của Ngài, ngay cả đến cuối đời họ.

Chúng ta đã kết thúc bài dạy giáo lý của mình về việc giải thích các loại, các hình thức hoặc các phạm trù tội lỗi khác nhau. Hy vọng rằng sự hiểu biết về bài giáo lý này có thể nuôi dưỡng trong chúng ta tri thức và tình yêu dành cho Thiên Chúa, với ước muốn chạy trốn tội lỗi, tìm nương tựa nơi Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria và Thánh Tâm Chúa Giêsu – nơi trú ẩn và nương tựa thực sự của chúng ta kịp thời và vĩnh viễn.

ED BROOM, OMV

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Chào Tháng Mân Côi – 2022

Xem thêm

LeSiangSinh2024

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ GIÁNG SINH 2024, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

LỄ GIÁNG SINH 2024    MÙA GIÁNG SINH LỄ GIÁNG SINH Anh em thân mến, …