Một số tác giả nói về vấn đề này theo quan điểm tâm linh nghiêm khắc, nhưng từ ngữ gốc Hy Lạpcho biết cách hiểu sâu xa hơn.
Chương 21 trong Phúc Âm theo Thánh Gioan cho chúng ta thấy cuộc đối thoại thường được coi là bù cho ba lần Phêrô đã chối Thầy. Thật thú vị khi cả bốn Phúc Âm đều đề cập chuyện Phêrô chối Thầy, nhưng chỉ có Phúc Âm theo Thánh Gioan nói rõ ba lần Chúa Giêsu hỏi Phêrô có yêu mến Ngài hay không. Một số nhà bình luận Kinh Thánh hiểu ba câu hỏi này, câu hỏi mà Chúa Giêsu đã hỏi khi Ngài tỏ mình lần thứ ba sau khi Ngài phục sinh, như là để bù vào ba lần Phêrô đã chối Ngài và chọn ông làm người lãnh đạo Giáo Hội, một số điểm tinh tế trong cuộc đối thoại này có thể được đánh giá tốt hơn nếu chúng ta trở lại với ý nghĩa gốc trong tiếng Hy Lạp.
Theo bản văn, chúng ta thấy Chúa Giêsu cùng ăn điểm tâm với các môn đệ, sau khi Ngài phục sinh. Phúc Âm cho biết: Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”. Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. Người lại hỏi: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?”. Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?”. Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?”. Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy”.
Cả ba lần Chúa Giêsu đều ủy thác cho Phêrô việc chăm sóc chiên của Ngài. Có ít nhất hai ý nghĩa song song, cái này là hệ quả của cái khác. Một mặt là cách nói rõ ràng về mệnh lệnh quan trọng: Nếu Phêrô thực sự yêu mến Chúa của mình – Kyrie là từ ngữ ông đã sử dụng, theo từ ngữ gốc Hy Lạp – rồi ông sẽ chăm sóc những người thuộc về mình. Mặt khác là lúc Chúa tha thứ cho Phêrô: Mặc dù ông đã chối ba lần, Chúa Giêsu vẫn xác định ba lần về vai trò lãnh đạo Giáo Hội. Điều đó cho thấy rằng tình yêu Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của chúng ta, dù tội lỗi đó nghiêm trọng tới mức nào.
Khác với tiếng Anh (và các ngôn ngữ khác), trong tiếng Hy Lạp có ít nhất 5 từ ngữ nói về “tình yêu”.
Nhưng có phải chúng ta không biết trong các đoạn khác của Phúc Âm xác định điều gì đó hai lần là hơn mức đủ chăng? Đây không là cách mà đoạn văn cổ trong Phúc Âm theo Thánh Mátthêu nói “nhưng ‘Có’ thì nói ‘Có’, và ‘Không’ thì nói ‘Không’ đối với bất cứ cái gì nhiều hơn những cái này từ ma quỷ” cũng thường được hiểu chăng?
Chắc chắn rằng“Có”thì nói“Có”cũng cho thấycái “Có” trong cách phát âm cũng hợp với cái “Có” trong lòng, để tránh giả hình, nhưng nó cũng được coi là ngụ ý cách xác định nghiêm túc về mức đủ của cái “Có” hoặc cái “Không”, làm cho lời thề, lời hứa, và sự thỏa thuận theo sau không cần thiết (như vậyđể tránh thề thốt nhân danh Chúa, như thể tìm kiếm cách xác định xa hơn). Vậy tại sao Chúa Giêsu hỏi Phêrô ba lần thay vì hỏi hai lần? Có thực sự chỉ để xem lại sự từ chối của Phêrô? Có lẽ bản văn Hy Lạp.
Như đã nói, khác với tiếng Anh (và các ngôn ngữ khác), trong tiếng Hy Lạp có ít nhất 5 từ ngữ nói về “tình yêu”. Tình yêu mà người ta dành cho bạn bè là “philía”. Tình yêu mà người ta dành cho gia đình là “storge”. Tình yêu mà người ta dành cho vợ hoặc chồng là “eros”. Tình yêu mà người ta dành cho chính mình là “philautia”. Và loại tình yêu thứ năm là “agape” – đề cập tình yêu siêu việt, dạng cao hơntình yêu bình thường được hiểu là tình yêu Thiên Chúa dành cho con người và con người dành cho Thiên Chúa. Loại tình yêu nào được Chúa Giêsu và ông Phêrô đề cập ở đây?
Hai lần đầu,Chúa Giêsu hỏi: “Simon Ioannou, agapas me?”. Bản dịch, như có thể thấy, là bản dịch phức tạp, rắc rối (tricky). Thực sự Chúa Giêsu hỏi: “Simon, con ông Gioan” nếu Ngài yêu thương ông một cách siêu việt, vô điều kiện, diệu kỳ, sử dụng động từ “agapein”, đề cập tình yêu siêu việt và diệu kỳ. Nhưng Phêrô trả lời: “Nai, Kyrie; su oidas oti philo se” (Có, lạy Chúa; Ngài biết con yêu mến Ngài), sử dụng động từ “philein”, ngụ ý yêu mến nhưng mang tính chất của tình bạn hữu, cách thức “hữu hạn”.
Nhưng lần thứ ba, Chúa Giêsu chuyển từ “agape” sang “philein”. Ngài hỏi:“Simon Ioannou, phileis me?”, có vẻ thúc đẩy Phêrô đi xa hơn. Hầu như là Chúa Giêsu hỏi Phêrô điều gì đó theo kiểu “Có thật không, Phêrô? Anh yêu mến Thầy như anh ý muốn bạn bè của anh sao?”. Thật vậy, bản văn của Thánh Gioan cho chúng ta biết rằng khi Phêrô thấy Chúa Giêsu không chỉ hỏi lần thứ ba mà Ngài còn sử dụng động từ khác, như đi từ tình yêu siêu việt tới tình yêu “đơn giản hơn”, nên ông buồn (…) và nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy”.Động từ “philein”vẫn được sử dụng. Chúng ta có thể rút ra kết luận nào từ cách sử dụng các động từ khác nhau để đề cậpcác loại tình yêu khác?
Đây là gợi ý: Chúa Giêsu có vẻ như cố gắng làm cho Phêrô không chỉ nhớ lại việc chối bỏ, mà nhớ lại chính lần đầu đã gặp Chúa Giêsu tại bờ biển Galilê, khi Ngài nói với ông “thả lưới bên phải mạn thuyền thì sẽ bắt được cá”.Chuyển từ “philia” sang “agape” thực sự tương đương với việc chuyển từ “bờ biển” tới chỗ nước sâu, không chỉ từ tình trạng có thể tớiviệc chăm sóc đàn chiên, như Chúa Giêsu đã bảo Phêrô sau khi bắt được mẻ cá lạ, rồi trở thành “kẻ lưới người” cho Chúa Giêsu.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
Đêm 6-5-2019