Home / Chia Sẻ / Loạt bài về người vô thần của dịch giả Trầm Thiên Thu

Loạt bài về người vô thần của dịch giả Trầm Thiên Thu

  1. NGƯỜI VÔ THẦN VÀ GIÁO HỘI CỦA MỘT CHÂN LÝ

Trong Giáo hội của Một Chân Lý không có các nghi lễ, các bí tích, các thánh. Không có các giáo đường, sự thờ phượng, thánh lễ. Không có sách thánh, thánh nhạc, các tín điều. Không có luân lý, trách nhiệm, sự kết án.

Trong Giáo hội của Một Chân Lý, chỉ có sự duy nhất và chân lý phi thường. Tính phi thường này là cách giải thích cho mọi lúc, mọi nơi, mọi sự và mọi người. Sự thật duy nhất về Giáo hội của Một Chân Lý là vũ trụ trong một tổng thể vật chất đơn giản. Mọi thứ đều là vật chất, tự nhiên, khả dĩ quan sát. Nói cách khác, mọi thứ chỉ là một trong hai vật. Mọi thứ hoặc là vật chất hoặc là năng lượng. Mọi thứ hoàn toàn hiển nhiên, hoặc không hề hiện hữu.

Giáo hội của Một Chân Lý làm giảm mọi phương diện và nét đặc trưng, mọi chiều kích của vũ trụ và những gì nó chứa đựng đối với sự thật vật chất phi thường biểu hiện là vật chất hoặc năng lượng. Vì mọi thứ là vật chất hoặc năng lượng nên tất cả đều hiện hữu, mọi sự sống hình thành, mọi kinh nghiệm con người chỉ là sản phẩm của vật chất hoặc năng lượng, tác động của vật chất trong vũ trụ.

Đối với chúng ta là những con người, điều này nghĩa là mọi tư tưởng, mọi cảm xúc, mọi lý lẽ, ý nghĩa phổ biến và hợp lý không thực sự thực tế. Chúng chỉ là ảo giác. Nhưng những ảo giác mà chúng ta trải nghiệm như thực tế, những ảo giác mà chúng ta khám phá, quản lý và thay đổi môi trường của chúng ta không là một thực tế thực sự. Vì nếu tất cả những gì hiện hữu là vật chất hoặc năng lượng thì những kinh nghiệm này chúng ta phát hiện quá cố hữu đối với đời sống con người là ảo giác đơn giản và sâu sắc, các ảo giác đem lại nhờ hoạt động sinh hóa. Chúng là hoạt động trung tính đơn giản của thiên nhiên và không gì hơn.

Trong Giáo hội của Một Chân Lý, kinh nghiệm con người trở nên một ảo giác. Đối với Giáo hội này, thực tế cuối cùng và thực sự của các phương diện trong kinh nghiệm con người chỉ là sản phẩm của hoạt động trung tính, các xung động điện tử duy nhất và hoàn toàn sinh hóa, sản phẩm của vật chất hoặc năng lượng.

Trong giáo điều duy nhất này, mọi sự đều mất. Mọi thứ trở thành ảo tưởng. Điều đúng và sai đều biến mất trước tính hợp lý khắc nghiệt của sự hóa sinh. Vẻ đẹp cũng theo qui luật đó. Ngay cả luận lý, lý lẽ và ý nghĩa chung cũng bị hủy diệt bởi sự xâm lấn bất khả cưỡng của sự thật mang tính chủ nghĩa vật chất của vật chất hoặc năng lượng. Tính cao quý và tính trụy lạc của kinh nghiệm con người — yêu thương, trắc ẩn, hy sinh, kể cả thù hận, cừu địch và ích kỷ, tất cả đều bị chế ngự bởi luật sinh hóa. Tín điều phi thường trong Giáo hội của Một Chân lý để cho nhân loại lang thang trong một vùng khô cằn trần tục mà không có lối hoặc phương tiện lhợp lý hóa kinh nghiệm con người hoặc để tìm ra ý nghĩa thực tế và niềm hy vọng.

Cũng vậy, khi kết quả không thể tránh và khắc nghiệt của sự thật mang tính chủ nghĩa vật chất, Giáo hội của Một Chân lý cũng trở thành Giáo hội của những Ảo tưởng Vô tận. Vì nếu mọi thứ theo kinh nghiệm con người là kết quả của sự sinh hóa, mọi thứ trong vũ trụ và trong kinh nghiệm con người trở thành một ảo giác vì thực tế tối hậu chỉ là sinh hóa. Nếu mọi thứ hoàn toàn là vật chất (và năng lượng), mọi thứ phải là vật chất. Tất cả những gì thuộc về con người, hiển nhiên và không hiển nhiên, đều không là chính chúng, không là những gì có vẻ như thế, không là những gì chúng ta trải nghiệm. Chúng chỉ là sinh hóa.

Những thứ xảo quyệt, tính bất khả cưỡng của sự thật khắc nghiệt này đều có những phức tạp nghiêm trọng và thảm khốc đối với xã hội con người. Khi luân lý và lý lẽ chỉ là các vấn đề của hoạt động sinh hóa, luân lý và lý lẽ không thể cung cấp nền tảng thực tế đối với luật pháp và chính phủ. Khi nào luân lý và lý lẽ mất đối với sự tiến bộ của sự thật sinh hóa? Sức mạnh có thể miễn cưỡng bằng cách nào? Sự thận trọng của chính phủ dựa vào thế nào và được lý lẽ và luân lý nâng đỡ bằng cách nào? Chúng tất nhiên phải thoái hóa thành chính trị và tư lợi.

Nhưng ai là những người tin vào Một Chân Lý? Các thành viên được thông báo trong Giáo hội của Một Chân Lý chủ yếu là người vô thần và người theo thuyết bất khả tri. Người theo thuyết vô thần (atheist) không tin có Thiên Chúa và người theo thuyết bất khả tri (agnostic) không tin có cách hiểu biết nếu có một Thiên Chúa. Cả hai loại người này đều tranh luận từ quan điểm của chứng cớ vật chất và khắc nghiệt, và sẽ không chấp nhận bất kỳ chứng cớ nào khác ngoài các yếu tố của loại này.

Nhiều người theo thuyết vô thần và theo thuyết bất khả tri hành động như thể có sự thực tế nào đó đối với kinh nghiệm con người, nhưng khi bị áp lực bởi một trường hợp hoặc sự tranh luận nào đó, họ thường xác định sự vắng mặt của sự luân lý thật và ảo giác của kinh nghiệm con người. Về vấn đề luân lý và mục đích sống, họ viện dẫn sự hiểu biết riêng, ý thích riêng và thực tế của cuộc sống, trong khi lại từ chối sự hiện hữu và bản chất của trật tự luân lý khách thể và các quy luật thực tế cố hữu của nó.

Nhưng, hầu như không có nhiều người theo thuyết vô thần và theo thuyết bất khả tri bằng những người cố bám vào tư tưởng vô thần chỉ vì họ không khám phá ra những sai lầm trong chủ nghĩa duy vật hoặc vì vì họ không nhận ra những hạn chế nghiêm trọng của quan điểm duy vật của chủ nghĩa vô thần trong cuộc đời và cách sống. Những người này tin vào tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật, nhưng họ không nghĩ về những điều trong đó và họ thường sống mâu thuẫn với các niềm tin không phát triển của họ.

Họ cũng ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của chúng ta, một loại văn hóa dựa trên niềm tin theo chủ nghĩa duy vật hoặc bị chúng ảnh hưởng. Nhiều người sống ngoài niềm tin Kitô giáo sống với một chân trong vũ trụ luân lý và một chân trong thế giới duy vật. Họ sống cuộc đời dao động giữa một quan điểm duy vật của bản chất con người với một quan điểm duy tâm hơn và luân lý hơn. Họ thường lẫn lộn vì sự xung khắc của của các tư tưởng mà các quan điểm khác nhau của thế giới nối tiếp. Sự lẫn lộn này rõ ràng trong nhiều cách theo triết học và thực tế.

Họ bỏ lỡ tầm quan trọng của giả thuyết cơ bản và những sai lầm của quan điểm duy vật. Chẳng hạn, sự giới hạn của chủ nghĩa duy vật bắt đầu bằng sự hấp dẫn của chủ nghĩa duy vật đối với lý lẽ. Nên nhớ rằng lý lẽ chỉ là một sự kiện sinh hóa theo Giáo hội của Một Chân Lý. Khi Giáo hội của Một Chân lý lôi cuốn theo lý lẽ, nó lôi cuốn theo một ảo giác. Đây là một động thái dựa trên ảo giác đối với người vô thần, vì người này biết lý lẽ chỉ là một chuổi các sự kiện sinh hóa. Hoặc đó chỉ là một sự thu hút xảo quyệt được thiết kế để thuyết phục người khác.

Khi lý lẽ là sinh hóa thực sự, người vô thần dùng lý lẽ để làm cho trường hợp của mình thành vết nhơ trắng trợn và tai hại khi tranh luận. Đó là cách tranh luận vô hiệu quả vì nó dựa vào thực tế và cách lý luận không hiện hữu trong quan điểm duy vật của chủ nghĩa vô thần về vũ trụ.

Ở mức độ thực tế nào đó, theo Giáo hội của Một Chân Lý, trí óc và cảm xúc của chúng ta đều không thật. Chẳng hạn, tình yêu không hiện hữu trong vũ trụ vật chất. Bốn cảm giác của tình yêu thúc giục cử chỉ yêu thương của chúng ta cũng không hề thực tế. Chúng chỉ là những sự kiện sinh hóa. Vì thế, lần sau bạn ôm vợ/chồng, con cái hoặc bạn bè, hãy nhớ thực tế về hành động và cảm giác đó chỉ là sự sinh hóa. Bạn chỉ là một miếng vật chất và năng lượng. Những người được bạn yêu thương cũng vậy, các hình dạng tạm thời của vật chất trong vũ trụ.

Cuối cùng, Giáo hội của Một Chân lý là Giáo hội của những Ảo tưởng Vô tận. Điều này không thể lờ đi, được dựa trên cách mà chủ nghĩa vô thần tự xác định và nhìn vào thực tế. Trong Giáo hội của Một Chân Lý, không có luân lý thật, chỉ có các quy luật văn hóa và tính thiết thực xã hội. Không có điều răn, không có quy luật cho cuộc sống cách sống, không có khách thể và các quy tắc luân lý siêu việt làm họ lưỡng lự hoặc phản ánh.

Là người Công giáo, công việc của chúng ta là thu hút kinh nghiệm riêng mỗi cá nhân của những người theo chủ nghĩa vô thần, kinh nghiệm mà họ không chấp nhận. Và, để cho họ biết sai lầm của họ và thuyết phục họ cân nhắc sự thật của đức tin Công giáo, một niềm tin của nhiều chân lý đối với cuộc sống và cách sống, một niềm tin hợp lý hóa kinh nghiệm con người theo đúng ý nghĩa viên mãn nhất, một niềm tin soi sáng trí tuệ và tâm hồn con người, một niềm tin đem niềm hy vọng và tình yêu thương vào mỗi con tim và xã hội loài người.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

2. CHỦ NGHĨA VÔ THẦN, TRÒ CHƠI và SỰ THẬT

Trò chơi quidditch (tạm dịch: cưỡi chổi bay) trong truyện Harry Potter của nhà văn J.K. Rowling được mô tả là một loại thể thao rất thú vị khi chơi và xem. Trò này được chơi khi ngồi trên cây chổi phép thuật, nhanh, cần tốc độ và sự hợp tác, tùy cách sáng tạo tập thể và cá nhân. Nó dành cho người mạnh mẽ, không dành cho người yếu tim.

Như đã diễn tả, đó là môn thể thao giả tưởng. Cuối cùng, trò chơi quidditch cũng như nhân vật Harry Potter đều không có thật. Đó chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng tích cực và đầy sáng tạo.

Chúng ta biết đó chỉ là tưởng tượng vì tất cả chúng ta đều biết các quy luật cơ bản của vũ trụ. Ngay cả đối với những người giàu óc tưởng tượng hơn trong chúng ta, hiển nhiên là cây chổi không thể nào bất chấp trọng lực. Cậu bé phù thủy của Rowling là tưởng tượng, và trò chơi kia cũng là tưởng tượng, bất kể mọi tri giác của chúng ta. Dù bạn là người theo thuyết bất khả tri (agnostic) hoặc vô thần (atheist), nhà thần luận (deist) hoặc theo thuyết hữu thần (theist), chúng ta vẫn khả dĩ phân biệt giữa sự tưởng tượng của trò chơi quidditch và thực tế của môn thể thao thật.

Nhưng khi những thứ không rõ ràng như ví dụ này thì chúng hơi lạ. Thường thì các thái độ và sự tranh luận nhiều nhan nhản. Chẳng hạn, trong các vấn đề về luân lý hoặc chính trị hoặc tôn giáo, người ta thường phản ứng mạnh mẽ và dữ dội về cái gì là thật và tốt. Bằng nhiều cách, các phản ứng như vậy là thích hợp.

Đối với những thứ này là vấn đề ý nghĩa và ngụ ý. Không có những chuyện tầm phào của cuộc sống. Chúng là tổng số và chất liệu của cuộc đời này và của tương lai, thậm chí của cả sự vĩnh hằng. Các vấn đề này cũng chạm đến chính điều cốt lõi của cuộc sống và đi tới tâm điểm của con người. Chúng ảnh hưởng sâu rộng đối với cuộc đời chúng ta và cả cách nó được sống. Gây bất đồng về các vấn đề quan trọng như chính trị, luân lý và tôn giáo thì thường là cần thiết, với điều kiện chúng ta bằng lòng với những người khác một cách công bằng, chân thật và yêu thương.

Do đó, trong các lĩnh vực như vậy, việc tách biệt những điều tưởng tượng với thực tế là điều quan trọng – quan trọng đối với việc tìm kiếm sự thật của mọi người, quan trọng vì chúng ta cần biết cuộc sống thuộc về điều gì và cách sống điều đó ra sao. Nó quan trọng đến nỗi chúng ta có thể hành động có chủ đích và với sự tự tin, biết mình làm điều đúng và coi những điều đó là chính chúng.

Ở đây chúng ta chỉ đặt vài sự khác biệt chủ yếu và không thể hòa hợp với nhau giữa chủ nghĩa vô thần (atheism) và đạo Công giáo (Catholicism). Đối với cả 2 niềm tin đều có những hàm ý mênh mông (vast implications) liên quan xã hội con người, các mối quan hệ và nơi sâu thẳm của mỗi lĩnh vực và mỗi con người. Các điểm khác nhau này tạo sự dị biệt hoàn toàn.

Khi tách biệt sự tưởng tượng và thực tế, các điểm dị biệt này là chủ yếu đối với mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chẳng hạn, các điểm dị biệt này là chủ yếu đối với cách chúng ta hiểu bản chất và lương tâm con người, chủ yếu đối với cách chúng ta hiểu và biết các vật, cách chúng ta lý luận, và cách chúng ta biết các quy luật của sự lý luận.

Chúng ta cùng nhìn sâu vào lương tâm con người và lý lẽ. Về cơ bản có 2 cách nhìn vào lương tâm con người. Một cách gọi là “thuyết nhất nguyên” (nhất nguyên luận – monism). Nghĩa là lương tâm con người gồm một thứ, tức là lương tâm con người chỉ là vật chất, một sản phẩm của thế giới vật chất. Nhất nguyên luận coi mọi lĩnh vực của lương tâm con người đều là vật chất, là hóa sinh (biochemical). Nhân cách, ý chí, suy luận, tư tưởng, cảm xúc, và luân lý cũng chỉ là sản phẩm của hoạt động thần kinh (neural activity), một khái niệm tập hợp của các sự kiện hóa sinh trong não tạo ra nhiều hoạt động nhận thức và tâm lý.

Đối với người theo thuyết nhất nguyên, mọi kinh nghiệm của con người chỉ là sản phẩm phụ (byproduct) của hoạt động não. Các cảm giác về chính mình, tư tưởng, cảm xúc, cảm nhận về vẻ đẹp, cảm nhận về luân lý, cảm nhận về tính cân đối, sự thận trọng và sự quyết định,  trực giác, cảm giác thông thường – mọi thứ chúng ta trải nghiệm, mọi thứ chúng ta yêu thích – đều chỉ là ảo giác sản sinh bởi các sự kiện của tế bào tập hợp. Không gì hơn.

Cách cơ bản khác để nhìn vào tất cả những điều xảy ra trong lương tâm con người là “thuyết nhị nguyên” (nhị nguyên luận – dualism). Người theo thuyết nhị nguyên nhận biết cả chiều kích hữu hình của sự hóa sinh lẩn chiều kích hữu hình của trí tuệ con người. Thuyết nhị nguyên pha trộn vật chất và tinh thần của con người và liên kết chúng một cách tương tác khi chúng ta trải nghiệm chúng. Thuyết nhị nguyên coi sự tương tác lẫn nhau giữa vật chất và tinh thần là một sự hòa nhập, là sự hài hòa của các tình trạng tương quan với nhau.

Đối với người theo thuyết nhị nguyên, lương tâm con người có cả chiều kích tinh thần và vật chất. Tất cả những kinh nghiệm của con người là những kinh nghiệm thật, không chỉ là sự kết hợp của hoạt động thần kinh tập hợp. Sự lý luận của chúng ta thực sự là thật, kể cả tư tưởng, cảm xúc, và trực giác. Chúng ta có một linh hồn không thể sờ thấy mà là thật, thật như cơ thể và não.

Người theo thuyết nhất nguyên tin rằng mọi thứ chúng ta trải nghiệm hoàn toàn chỉ dựa trên quá trình vật chất. Lương tâm là một kinh nghiệm chỉ là thật đối với chúng ta và hoàn toàn ngẫu nhiên theo hoạt động hóa sinh. Người theo thuyết nhất nguyên tin rằng con người là sự kết hợp của những thứ không sờ được và những thứ sờ được. Chúng ta vừa là vật chất vừa là tinh thần. Chúng ta có cơ thể và linh hồn, và cả hai đều là thật.

Đối với người theo thuyết nhất nguyên, mọi thứ chúng ta trải nghiệm đều không là cái mà nó có vẻ là, vì mọi thứ là ảo giác thần kinh (neural mirage). Đối với người theo thuyết nhị nguyên, mọi thứ chúng ta trải ngiệm có một thực tế thật. Đối với người theo thuyết nhất nguyên, việc tách biệt sự tưởng tượng ra khỏi thực thực tế là khó vì lương tâm của chúng ta là một chuỗi ảo giác thần kinh. Theo nghĩa nào đó, mọi thứ chúng ta trải nghiệm đều là tưởng tượng, hoặc là sự tưởng tượng của thần kinh với mức độ nào đó tương ứng với thế giới bên ngoài hoặc sự tưởng tượng của trí óc, giống như sự tưởng tượng. Đối với người theo thuyết nhị nguyên, việc tách biệt sự tưởng tượng ra khỏi thực thực tế là dễ hơn nhiều vì chúng ta biết lương tâm con người là thật và có thể nhận ra không chỉ tính chắc chắn và tính chính xác của vật chất mà còn cả tính chắc chắn và tính chính xác của tinh thần nữa.

Đối với người theo thuyết nhất nguyên, lương tâm con người chỉ là giấc mơ. Họ cho rằng giấc mơ chỉ là giấc mơ, sự chết là sự kết thúc của cơ thể và và hoàn toàn hủy diệt lương tâm y như giấc mơ. Sự hiện hữu là ảo giác và sự chết là chấm dứt ảo giác. Họ cho rằng sự chết là tách rời tinh thần khỏi vật chất. Chúng ta không còn bị cơ thể trói buộc vì chúng ta chỉ hơn cơ thể của mình.

Đối với người theo thuyết nhất nguyên, lý lẽ không là thực tế thật so với cách nó được cảm nhận. Họ cho rằng lý lẽ có một thực tế với chính nó và có thể được hiểu tốt hơn nhờ tập luyện và áp dụng. Họ cho rằng khó giải thích việc lý luận và chính lý lẽ phía sau việc vẽ bản đồ hoạt động não vì đây chỉ là cảm giác của thần kinh. Họ cho rằng việc lý luận là thật và có thể được đánh giá ngược với quy luật của chính lý lẽ.

Hiện nay, công bằng với người theo thuyết nhất nguyên mà nói, họ không thực sự sống cuộc đời mình như thể mọi sự đều là ảo giác. Họ thường sống như đa số chúng ta, trong giới hạn ý nghĩa thông thường, lý lẽ và khoa học. Nhưng quan điểm của họ về lương tâm con người không biện minh hoặc giải thích cuộc sống thường nhật. Đó là quan điểm về lương tâm không thực tế và không chính xác, như cuộc sống của họ chứng thực.

Đối với đa số những người theo thuyết nhất nguyên thoải mái và thực tế, việc hòa nhập vật chất và tinh thần, việc sống thoải mái trong thế giới hữu hình và vô hình mà cảm xúc và lý lẽ đều thật như củ cải và đường rầy. Đó chính là quan điểm thế giới không phù hợp với cuộc sống hàng ngày và cách sống thực tế của họ.

Thuyết nhất nguyên của họ không là cái gì đó thực sự đáng tin cậy hoặc khả thi. Đó là khái niệm theo lý thuyết có cách giải thích đối với thực tế không thể sống được, trừ phi bạn “giả bộ” các lĩnh vực không thể sờ được là thật. Không chỉ không thể sống được mà còn phi lý. Vì nó tự hủy lý lẽ, cũng như các nghĩa thông thường, kinh nghiệm thực tế. Sau cùng, thuyết nhất nguyên coi mọi thứ là một thứ và chỉ một thứ mà thôi. Do đó, nó không giải thích gì cả. Hoặc ít ra là chẳng thứ gì hơn những thứ hiển nhiên.

Mặc dù có những khác biệt này giữa việc sống thực tế và lý thuyết, có nhiều người vô thần, kể cả các sứ giả nổi bật hơn, những người đã minh nhiên hoặc mặc nhiên nhìn lương tâm con người theo cái nhìn của thuyết nhất nguyên. Khi bạn nói với những người vô thần như vậy, dù nói về Thiên Chúa cũng không bao giờ xoay về hướng của lương tâm con người, bạn có thể nghe về thuyết nhất nguyên mặc nhiên theo sự đòi hỏi của họ đối với sự hiện hữu của Thiên Chúa hoặc sự kháng cự của họ để tranh luận về nền tảng luân lý hoặc mỹ học, hoặc với sự nhiệt thành đối với chứng cớ vật chất.

Đây là lý do mà các cuộc tranh luận về triết học ít khi thảo luận với một số người vô thần: Vì khuynh hướng mặc nhiên của thuyết nhất nguyên đối với bản chất của chứng cớ và giả định của họ về khả năng thực sự biết mọi thứ. Đây là ngoại lệ, coi như liên minh với khoa học và họ không có khả năng góp phần đúng để lý luận vị trí chủ yếu của nó trong phương pháp khoa học và việc theo đuổi kiến thức khoa học.

Đối với người theo thuyết nhất nguyên, đưa tầm quan trọng của lý luận đối vào bất kỳ tranh luận nào hoặc ngay cả khoa học, lý lẽ vẫn không có đủ mức khả tín hoặc khả năng tạo nên trường hợp đó, ngay cả những thực tế không thể sờ được, ngoại trừ Thiên Chúa. Với những gngười vô thần thực sự nghĩ theo cách phù hợp với niềm tin của những người theo thuyết nhất nguyên, họ biết lý lẽ con người không có thực tế thật trừ phi nó được hợp pháp hóa trong lĩnh vực vật chất. Nói cách khác, lý lẽ liên quan mối nghi ngờ nào đó và bất lực, nếu không liên quan khoa học.

Nhưng Công giáo vẫn duy trì thực tế của những thứ sờ vào được, vũ trụ vật chất, cũng như những thứ không sờ vào được, mức độ tinh thần và tâm linh. Người Công giáo tin mọi thứ hiện hữu về phương diện vật chất đều là sản phẩm của Thiên Chúa. Người Công giáo tin tinh thần có trước sự hiện hữu của vật chất và Thần tối thượng làm cho vật chất hiện hữu. Khác người vô thần, người Công giáo tin tâm linh và tinh thần là thật. Đa số người vô thần không nghĩ vậy. Nhiều người trong số họ cho đó chỉ là hoạt động hóa sinh.

Khi trở thành sự thật, cách phân biệt như thế là hữu ích. Các sự khác biệt này rõ ràng và ngoại trừ lẫn nhau. Không chỉ vậy, chúng còn bao gồm toàn bộ các cách chọn lựa theo niềm tin của họ. Nhiều người vô thần nói rằng lĩnh vực vật chất chỉ có một, nguồn duy nhất của lương tâm con người và kinh nghiệm. Người Công giáo cho rằng các chiều kích tâm linh, cảm xúc và trí tuệ cũng thật như chiều kích vật chất.

Khi chúng ta kiểm tra các lời tuyên bố này, chúng ta biết một trong các niềm tin này phải là đúng và cái kia là sai. Hoặc là người vô thần theo thuyết nhất nguyên là đúng hoặc là người Công giáo theo thuyết nhị nguyên là đúng. Hoặc là kinh  nghiệm con người chỉ là sản phẩm của hoạt động hóa sinh, là sự kết hợp của các tế bào, thần kinh, hoặc kinh nghiệm con người hơn sự hóa sinh mà chúng ta hiểu.

Chỉ một quan điểm hoặc một niềm tin cũng khả dĩ là thật. Cái khác hẳn là tưởng tượng. Dù lôi cuốn thế nào, dù chúng ta thích thế nào, chỉ một cái cũng có thể là thực sự và là thật. Cái khác hẳn là niềm tin tưởng tượng, bịa đặt, giả tạo (dỏm), hư cấu.

Cuối cùng, nếu người Công giáo chúng ta đúng, chúng ta bị bỏ lại với sự thật là tinh thần, cảm xúc và và tâm linh của chúng ta cũng thật như vật chất – đời sống hàng ngày của chúng ta và tính bất tử là hiển nhiên mặc dù hiện nay về nhân cách và sự hiểu biết, cách lý luận và cảm xúc, sự chết và khái niệm về cái đẹp, trực giác và cảm giác thông thường, cũng như về ý nghĩa, trật tự và tính phức tạp của thế giới mà chúng ta sống.

Nếu người Công giáo chúng ta đúng, chúng ta có thể biết sự khác biệt giữa sự tưởng tượng và thực tế, giữa ảo giác và sự kiện. Nhưng, nếu người vô thần theo thuyết nhất nguyên (monistic atheists) đúng, chúng ta chỉ có thực tế đơn giản của sự hóa sinh. Tất cả những thứ khác là tưởng tượng. Và mọi sự đều tương đương với trò chơi quidditch, điều hư cấu và sự tưởng tượng, ngay cả sự hiểu biết của chúng ta về sự tưởng tượng này. Nghe như chuyện khoa học viễn tưởng chứ không phải khoa học, bạn nghĩ vậy không?

FRANK CRONIN (*)

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

 (*) Frank Cronin là một người đã từng thề là vô thần, có bằng thạc sĩ về Thần học của ĐH Regent. Nghiên cứu của ông bao gồm ĐH Harvard, ĐH Columbia, Tông Đồ Đoàn (Holy Apostles College) và Chủng Viện (Seminary). Ông gia nhập Công giáo năm 2007.

 

  1. NIỀM TIN MÙ QUÁNG và PHI LÝ của CHỦ NGHĨA VÔ THẦN

Hình: Richard Dawkins, người tự nhận là vô thần, tác giả cuốn Ảo tưởng về Thiên Chúa (The God Delusion). – Hình của Shutterstock.

Từ danh sách các sách loại bestseller (sách bán chạy như tôm tươi) tới các chương trình talk show (chương trình đối thoại phát thanh hoặc truyền hình), các sứ giả của chủ nghĩa vô thần (CNVT) tuyên bố các chiến thắng của họ đối với Kitô giáo và tôn giáo. Trường hợp của họ hoàn tất và chiến thắng cuối cùng của họ được bảo đảm, họ hướng tới tương lai của một nền văn hóa vô thần và thế giới vô thần, có lần các pháo đài cuối cùng về niềm tin gay gắt tấn công sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.

Đối với họ, cuộc chiến giành trí tuệ của con người hiện đại chỉ là vấn đề thời gian. Cuộc xung đột bùng nổ dữ dội 500 năm qua đã chấm dứt. Tất cả các chiến thắng quyết định đã thắng cuộc. Tôn giáo rút sự quay cuồng khỏi các thất bại khủng khiếp này một cách nhục nhã. Bị thất bại, mất tổ chức và chán nản, sự tín nhiệm của Kitô giáo bị nghiền nát hoàn toàn trong con mắt của những người có uy tín được tỉnh ngộ trên thế giới.

Chính Thiên Chúa giáo lảo đảo trên sự suy sụp hoàn toàn, lần lượt các tín đồ từ bỏ đức tin của cha ông họ. Các huyền thoại cổ xưa, các truyền thuyết và truyền thống suy sụp trước sự rùng mình dữ dội của khoa học và sự xâm nhập ngấm ngầm của tính hiện đại.

Chiến thắng hoàn toàn gần kề. Những gì còn lại là thu gom các dấu vết cuối cùng của sức đề kháng tôn giáo: Những người quá khích thiếu suy xét, những người thần bí xúc cảm và những người theo trào lưu chính thống cuồng nhiệt. Đã đến lúc hoạch định một thế giới mới không bị gò bó theo kiểu xưa của luân lý tôn giáo, không bị ảo tưởng về tín lý, không bị ảo giác về chân lý, mục đích, và một Thiên Chúa yêu thương công bình.

Nhưng, các tường trình về cái chết của Kitô giáo đã bị phóng đại thái quá. Vì các dấu hiệu này đã khiến trường hợp của họ bằng sự khoa trương và lố bịch hơn là bằng lý lẽ và sự kiện. Khi họ dùng lý lẽ, nó giống lý lẽ của dân buôn bán, giới nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc chính khách hơn là lý lẽ của nhà luận lý học thẳng thắn hoặc lý lẽ chung của một người bình thường.

Nhiều sứ giả nổi trội này áp dụng và vận dụng sai lý lẽ và khoa học để xói mòn tính tín nhiệm và nội dung của đức tin Kitô giáo. Họ đã dùng các lý lẽ để xây dựng trường hợp của họ cho một vũ trụ vô thần và các vũ khí khoa trương để thúc đẩy viễn cảnh vũ trụ của họ đối với dân chúng. Các dụng cụ và các vũ khí này không thuộc về họ. Chúng thuộc về chúng ta.

Đối với hầu hết niềm tin cốt lõi và nền tảng của các sứ giả vô thần này chỉ là chiều kích thực tế vì vũ trụ là vật hữu hình, thế giới của các cảm giác, thế giới vật chất. Đây là lý do mà cách vận dụng khoa học của họ là chính đối với trường hợp của họ về CNVT. Đối với họ, nếu các vật không thể quan sát bằng ngũ quan, không nhờ sự giúp đỡ của tiến bộ kỹ thuật hoặc phép ngoại suy toán học (mathematical extrapolation) thì các vật đó không hiện hữu. Ở mức thiển cận và bằng một số cách dè dặt, đó là thật. Tới một điểm nào đó. Một điểm rất gần, rất hẹp hòi và rất hạn chế.

Khoa học xử lý hiệu quả nhiều phương diện của vũ trụ vật chất. Nhưng nó cũng dựa nhiều vào lý lẽ theo khái niệm. Lý lẽ chứ không phải vật chất. Đó là tinh thần. Đó không là vật có thể sờ mó. Đó là thứ không thể sờ mó. Nhưng hoạt động của não là vật chất và có thể quan sát. Bạn có thể thấy não bằng dụng cụ hợp lý. Như vậy, khi nó suy nghĩ, lý luận, cần có sự phân biệt chủ yếu trong trí tuệ. Hoạt động của não không thể sờ mó. Lý lẽ cũng vậy.

Nhưng lý lẽ là một phương diện chính của khoa học. Vì khoa học nối kết những thứ có thể sờ mó và những thứ không thể sờ mó, những thứ là vật chất và những thứ là tinh thần, những thứ có thể quan sát và những thứ có thể suy luận hợp lý. Nếu không, chúng ta không có khoa học và kỹ thuật.

Nhưng đối với người vô thần, những người tưởng mình là vô địch về khoa học, luôn luôn có hoạt động của não. Không gì hơn. Đối với họ, lý lẽ là ảo tưởng, không thể sờ mó, không thể thấy dù sử dụng bất cứ loại dụng cụ nào. Nếu không thể thấy thì lý lẽ không hiện hữu.

Đối với người vô thần, chỉ có hoạt động của não hiện hữu vì nó là vật chất và có thể quan sát. Đối với họ, hoạt động của não là phương diện thực tế duy nhất của bất cứ lý luận nào, dù tốt hay xấu, xác thực hay giả mạo, vững chắc hay lầm lẫn. Nhưng, đối với những người nhận ra chiều kích không thể sờ mó đối với vũ trụ, lý lẽ chỉ hơn hoạt động của não. Nó thực tế và hợp pháp. Lý luận có thể được đánh giá tùy theo quy luật về lý luận.

Có lẽ một ví dụ sẽ giúp làm sáng tỏ. Hãy tưởng tượng việc bỏ phần trên của cái sọ và quan sát hoạt động của não. Bạn sẽ thấy gì? Hoặc tưởng tượng việc dùng máy theo dõi hoạt động của não. Bạn có thấy các tư tưởng? Có thấy chúng lý luận? Không. Bạn chỉ có thể thấy hoạt động của thần kinh. Đó là nơi mà những người vô thần dừng lại. Họ dừng lại vì các tư tưởng chỉ là một ảo ảnh, một ảo giác do não tạo ra.

Nhưng, dù cho bạn có thể thấy lý luận của chúng, làm sao bạn biết nếu đó là tốt, xác thực và vững chắc? Bạn sẽ không biết. Bạn không biết vì quy luật của lý luận, cấu trúc của nó và tính hiệu quả là không thể sờ mó và không thể quan sát đối với sự kiểm tra của vật chất. Chúng là tinh thần và chúng sẽ không được phát hiện trong thế giới vật chất. Chúng thuộc lĩnh vực không thể sờ mó của thế giới. Chúng thuộc lĩnh vực cố hữu của vũ trụ, một vũ trụ vừa có thể sờ mó vừa không thể sờ mó.

Các phương diện không thể sờ mó của vũ trụ không thích hợp với kiểu vũ trụ của người vô thần. Họ không thể cho phép hoặc tha thứ họ vì nó khơi lên tính khả dĩ và thực tế của những thứ trừu tượng khác như tình yêu, chân lý, luân lý, và thậm chí là tính khả dĩ của Thiên Chúa. Đối với người vô thần, nếu mọi thứ là vật chất thì mọi thứ trong vũ trụ phải là vật chất. Nếu mọi thứ là vật chất thì mọi thứ là một vật. Không gì có thể là thứ khác. Nếu mọi thứ là vật chất thì không gì có thể hiện hữu nếu nó không là vật chất. Do đó, lý luận chỉ là vật chất đối với người vô thần.

Lý luận thật của chúng ta không là gì hơn là những ảo ảnh thần kinh, các ảo giác sinh hóa đối với người vô thần. Não của chúng ta chỉ là một cơ phận thần kinh phức tạp. Tư tưởng của chúng ta chỉ là sản phẩm của hoạt động sinh hóa hữu cơ này. Nội dung của tư tưởng và tính hợp pháp của lý luận đều là sinh hóa, có thể sờ mó, là vật chất.

Như vậy, nếu họ không tin vào thực tế thật và có căn cứ của việc suy nghĩ hoặc ý thức hoặc lý luận, tại sao chúng ta có thể nhân nhượng họ dùng một khí cụ như lý lẽ để xây dựng trường hợp của họ theo quan điểm của họ? Tại sao chúng ta có thể cho phép họ dùng lý lẽ để bảo vệ và tranh luận cách nhìn về vũ trụ không nhận lý lẽ là nguồn hiểu biết thật và hợp pháp đối với bất kỳ sự thật nào về vũ trụ vật chất hoặc tính hợp pháp của các tư tưởng hoặc cảm xúc, sự tranh luận hoặc cách giải thích?

Người vô thần thực sự hiểu quan điểm của họ về vũ trụ, tư tưởng chỉ là và luôn là ảo giác, một loại ảo ảnh sản sinh bởi hoạt động sinh hóa. Nếu tư tưởng chỉ là các dữ kiện sinh hóa như người vô thần tin vậy, thì luận lý, ý nghĩa chung và trức giác cũng vậy. Lý lẽ chỉ là một chức năng vật chất của não. Việc lý luận thực sự của não là không có giá trị hoặc không thể tin vì nó không là gì khác hơn là hoạt động. Các giả thuyết, kết luận, sự kiện, tư tưởng và mọi lĩnh vực khác, kể cả luận lý và luật, đều chẳng là gì hơn ảo giác được hoạt động của não tạo ra.

Do đó, khi người vô thần phản đối niềm tin hoặc luân lý hoặc kiến thức, hãy làm cho họ hoạt động trong một vũ trụ xác định. Hãy để họ giải thích cách phản đối của họ. Hãy lắng nghe cách tranh luận của họ. Nhưng đừng tranh luận về lý lẽ. Hãy để họ giải thích cách họ dùng lý lẽ. Hãy để họ chứng minh tính vật chất của lý lẽ. Hảy bảo họ cho bạn thấy tính vật chất của luật pháp và quy luật của lý lẽ. Hãy bảo họ làm điều này mà không cần lý lẽ. Rồi bạn hãy làm những điều đó cho họ thấy.

Hãy giữ họ chỉ ở chiều kích vật chất, vì đó là vũ trụ mà họ đang ở. Hãy biết với sự chắc chắn tuyệt đối mà họ không thể giải thích vấn đề này của tính xác thực, cách lý luận và bản chất của lý lẽ. Vì họ cố ý nghi ngờ các chiều kích không thể sờ mó của cuộc sống, hãy nghi ngờ cách tranh luận của họ bằng cách bảo họ cho bạn thấy nền tảng vật chất đối với cách lý luận và chính lý lẽ.

Khí cụ của lý lẽ và vũ khí của khoa trương là cố hữu đối với một thế giới và một vũ trụ bao gồm các chiều kích không thể sờ mó, pha trộn và hài hòa những thứ có thể sờ mó và những thứ không thể sớ mó. Việc xây dựng một trường hợp, tạo ra cuộc tranh luận, thậm chí các yếu tố rất thuyết phục của thuật hùng biện và tranh luận đều dựa trên lý lẽ thật. Một người bị thuyết phục phải biết lẽ phải hoặc không có cách xây dựng một trường hợp để thuyết phục hoặc làm ảnh hưởng người khác.

Sự hiện hữu và tầm quan trọng của lý lẽ đối với bản chất con người và cuộc sống con người là một phần của chứng cớ về thức tế của những thứ không thể sờ mó. Sự hiện hữu của những thứ không thể sờ mó buộc người vô thần xem lại kết luận của họ. Nó đưa ra sự nghi ngờ, không có trạng thái triết học như với chủ nghĩa hoài nghi (skepticism) hoặc thuyết bất khả tri (agnosticism), nhưng như một trạng thái trong quá trình hiểu biết sự thật về vũ trụ, bản chất con người và cơ bản về Thiên Chúa.

Khi chúng ta nghe những tường trình về chiến thắng cuối cùng của khoa học đối với tôn giáo, những thông báo từ mặt trận của các cuộc chiến văn hóa hoặc sự lố bịch tùy tiện của người ta và các cơ quan ở gần bạn nhất, hãy chắc chắn rằng nhiều tiếng nói đó không nói về sự tranh luận hạ nhục và tính bất khả dĩ hợp lý của đức tin Kitô giáo, mà chỉ nói về ưu thế của dạng suy nghĩ bất hợp lý và các niềm tin mù quáng được CNVT nuôi dưỡng. Nhưng hãy nhận biết rằng nó cũng nói về công việc phải được các Kitô hữu thực hiện để soi sáng những người đi trong bóng tối.

Chúng ta phải cho họ thấy rằng họ nghĩ chúng ta chỉ là những cái máy sinh hóa, chỉ là cấu hình hiện tại của vũ trụ vật chất, mà nhân loại, cũng như vũ trụ, đều là những thứ có thể sờ mó và không thể sờ mó. Chúng ta phải cho họ thấy chúng ta không ở trong một vũ trụ trống rỗng, tĩnh lặng, vô nghĩa, vô mục đích, vô trật tự hoặc vô cấu trúc, vô nhịp điệu hoặc vô lý lẽ.

Chúng ta phải mở mắt cho họ thấy thực tế thật của vũ trụ. Chúng ta phải cho họ thấy sự khám phá tuyệt vời và kỳ lạ mà lý lẽ, công lý, tình yêu và các chiều kích khác của đời sống con người không chỉ là những cảm giác đơn giản được hoạt động sinh hóa kích thích hoặc các cảm xúc có nền tảng trong quá trình sinh hóa. Nhưng, cũng như lý lẽ, chúng là vậy và còn hơn thế nữa.

FRANK CRONIN (*)

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

(*) Frank Cronin là một người đã từng thề là vô thần, có bằng thạc sĩ về Thần học của ĐH Regent. Nghiên cứu của ông bao gồm ĐH Harvard, ĐH Columbia, Tông đồ đoàn (Holy Apostles College) và Chủng viện (Seminary). Ông gia nhập Công giáo năm 2007.

 

  1. HUYỀN THOẠI của CHỦ NGHĨA VÔ THẦN

Một bài viết của Amanda Marcotte trên AlterNet về “Các huyền thoại mà nhiều người có đạo biết về những người vô thần”, ngụ ý vạch trần họ. Đó là một cái nhìn vào trong não bộ của người vô thần. Chúng ta hãy xem xét các “huyền thoại” của Chủ nghĩa Vô thần và xem chúng thế nào.

Huyền Thoại 1: KHÔNG CÓ NGƯỜI VÔ THẦN TRONG HỐ CÁ NHÂN

Về huyền thoại này, Marcotte nói: “Huyền thoại này làm những người vô thần bực tức, vì nó cố gắng tạo nhân đức từ việc nhử mồi về sự yếu đuối của con người… Nếu bạn nghe một người nói khoác lác nhắm vào những người được chẩn đoán bị bệnh ở giai đoạn cuối… bạn nghĩ người đó không có đạo đức chút nào”.

Nhận thấy bà kết án các bác sĩ khoa tim mạch, các bác sĩ khoa ung bướu, những người chăm sóc tại nhà tế bần và các tuyên úy là không có đạo đức, bà vội thêm:  “Ngoài các mối quan ngại về sự vận dụng là các mối quan ngại về độ chính xác. Nhiều giáo huấn tôn giáo không thực sự êm dịu chút nào nếu bạn trở lại và nhìn kỹ”.

Tôi nghĩ sai lầm cơ bản của bà ở đây là giả vờ “không có người vô thần trong hố cá nhân” là đòi hỏi của tôn giáo. Không, đó là các cư xử được theo dõi.

Người ta có khuyenh hướng tìm đến Chúa lúc gặp khó khăn. Chắc chắn chúng ta thấy trong vụ khủng bố ngày 11/9 ở Hoa Kỳ, vụ ở Trường Trung học Columbine, vụ đánh bom Tòa nhà Liên bang TP Oklahoma, và vụ động đất năm 1989 ở San Francisco.

Hoặc có thể người vô thần nghĩ khẩu hiệu “God Bless America” (Xin Chúa chúc lành nước Mỹ) sau vụ khủng bố ngày 11/9 là “ảo giác quần chúng” (mass hallucination) như việc Chúa Giêsu hiện ra sau khi phục sinh.

Huyền Thoại 2:  NGƯỜI VÔ THẦN TỨC GIẬN THIÊN CHÚA

Marcott viết: “Người vô thần thường đưa ra những mâu thuẫn hợp lý của niềm tin tôn giáo – chẳng hạn tin Thiên Chúa toàn thiện và toàn năng, nhưng Ngài cũng cho phép sự dữ hiện hữu bằng mật cách nào đó – và các tín hữu dùng điều đó để kết luận rằng người vô thần tức giận Thiên Chúa. Chúng ta không vậy. Người ta không thể tức giận cái gì không hiện hữu. Tôi không tức giận Thiên Chúa nhiều hơn tức giận thần Zeus”.

Bà ấy đúng; người ta không thể tức giận cái gì được hư cấu. Nhưng người ta có thể tức giận những người quan trọng vắng mặt trong đời bạn. Nhiều người tức giận người cha đã bỏ rơi họ khi họ còn trẻ, người giữ an ninh khu phố mà vắng mặt, người yêu không quan tâm họ.

Bà quan ngại rằng câu “Thiên Chúa toàn thiện và toàn năng, nhưng Ngài cũng cho phép sự dữ hiện hữu bằng mật cách nào đó” có vẻ khả nghi như nỗi thất vọng.

Với bất kỳ mức độ nào, tôi không biết các tín hữu chúng ta có coi người vô thần là điên tức với Chúa hay không. Tôi nghĩ người vô thần không muốn để cho Thiên Chúa là Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa là Thiên Chúa, còn chúng ta không, thì chúng ta sẽ không hiểu Ngài hơn đứa con 4 tuổi của tôi hiểu tôi. Thật vậy, chúng ta sẽ hiểu Ngài rất ít. Người vô thần muốn Thiên Chúa nhỏ vừa với cái đầu của họ. Nếu vậy thì không là Thiên Chúa chút nào.

Huyền Thoại 3: NGƯỜI VÔ THẦN GÂY HẤN VÀ THÔ LỖ

Marcotte viết: “Nói một cách khách quan, các tín hữu phạm tội đối nghịch với các động thái tốt nhiều hơn người vô thần. Nhưng cách tranh luận của người vô thần có xu hướng quấy rầy các tín hữu nhiều hơn cách tranh luận về Thiên Chúa làm phiền người vô thần, như vậy người vô thần có tiếng bất công vì thô lỗ, thậm chí khi chúng ta trực tính hoặc không biện hộ”.

Dĩ nhiên đây là điều ngớ ngẩn. Amanda Marcotte là người vô thần viết chống Thiên Chúa ở một quốc gia đa số theo Kitô giáo, có những người lãnh đạo theo Kitô giáo. Và bà ấy không ở tù. Các tín hữu không tâm đầu ý hợp ở các nước vô thần như Albania thời cộng sản, chế độ này đã phá hủy các biểu tượng Kitô giáo!

Hiện nay, chúng ta có thể cho bà biết rằng không phải tất cả các tín hữu đều lịch sự: Cả bà ấy và tôi đều không thể viết công khai ở một nước dưới quyền cai trị của những người Hồi giáo quá khích.

Huyền Thoại 4: CHỦ NGHĨA VÔ THẦN LÀ CÔNG TỬ BẠCH DIỆN (white dude thing)

Bà nói: “Những người như Christopher Hitchens và Richard Dawkins được sự chú ý của các phương tiện truyền thông dành cho chủ nghĩa vô thần đã tái củng cố huyền thoại này”.

Tôi rất đồng ý với bà ấy ở đây. Người vô thần Trung quốc đã sát hại toàn bộ các gia đình và làm cho Giáo hội thầm lặng không là “những công tử bột”. Người vô thần Mexico cũng không bắn chết các linh mục và treo cổ những em trai. Người vô thần có một truyền thống đa văn hóa sâu sắc thực sự!

Huyền Thoại 5: CHỦ NGHĨA VÔ THẦN CHỈ LÀ MỘT NIỀM TIN NHƯ CÁC NIỀM TIN KHÁC

Tôi luôn chùn chân khi lúng túng vì tín hữu “chạy nước kiệu”. Bà viết: “Chủ nghĩa vô thần là một dạng niềm tin khác vì đó là một cách chấp nhận ngụ ý tuyên bố đức tin là ngớ ngẩn. Khi bạn không tranh luận rằng đối lập là bị lạc đường như chính bạn, đó là lúc trở lại và xem lại động thái của mình”.

Hãy cân nhác hai vị trí của người vô thần và người có niềm tin. Nếu chúng ta bất chợt gặp một lâu đài trong rừng có một phòng ăn đầy thức ăn, chén dĩa bằng sứ đẹp và một chiếc ti-vi mở kênh CNN, không cần phải tin khi nói: “Những người thông minh đã làm như thế”. Nhưng cần phải tin khi cho rằng một vụ sạt lở đất lớn đã tạo nên cảnh hỗn độn.

Chúng ta có một thế giới trật tự, những dạng sinh vật đẹp và phức tạp hơn nhiều so với truyền hình cáp. Tôi không cần phải tin khi thừa nhận Tạo hóa; đó là cách suy luận hợp lý từ chứng cớ. Nhưng người vô thần nói điều đó được tạo ra bằng một vụ sạt lở đất dữ dội. Họ mau mắn nói thêm: “À, sấm chớp. Và có thể một mạch nước phun ra đúng lúc. Như bão táp theo kiểu nào đó”.

Và chúng ta chùn chân khi lúng túng vì họ.

Huyền Thoại 6: CHỦ NGHĨA VÔ THẦN KHÔNG CÓ QUY TẮC LUÂN LÝ (moral code)

Tôi thích điểm thứ nhất của bà: Nếu tôn giáo là cái giữ chúng ta khỏi trở thành Ted Bundy, lúc đó bạn có cái gì đó sai.

Nhưng bà đi vào lĩnh vực thống kê không vững: “Nếu có điều gì đó, chủ nghĩa vô thần tương quan với cách cư xử tốt hơn xét về mức trung bình. Chẳng hạn, người vô thần đã mô tả thiếu trong nhà tù, và nhiều quốc gia có niềm tin có tỷ lệ cao về tội phạm hung dữ, mang thai ở tuổi vị thành niên, chết yểu và phá thai”.

Đối với những con số này, bạn cần số người vô thần tự tường trình các loại văn hóa và kinh tế. Nhưng sự thật là chỉ những người viết “vô thần” khi điều tra dân số là nhóm người có bằng đại học muốn chỉ ra niềm tin của họ. Tôi đồng ý với bà ấy: Đa số những người này an toàn để có trong tình xóm giềng.

Nhưng đối với mỗi người biện hộ vô thần mà bà ấy liên kết, tôi có thể liên kết người Kitô giáo phản biện và xây dựng trường hợp đối lập.

Huyền Thoại 7: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VÔ THẦN TRỐNG TRẢI VÀ THIẾU Ý NGHĨA

Bà viết: “Đa số người vô thần thực sự thấy thiếu niềm tin vào một Đấng siêu nhiên làm cho đời sống đầy ý nghĩa và niềm vui. Vì không tin có kiếp sau, nhiều người trong chúng ta thấy được thúc đẩy để tận dụng thời gian chúng ta có thay vì nhìn vào kiếp sau để làm chúng ta hạnh phúc”.

Bà xác nhận rằng bà tim ra ý nghĩa trong cuộc sống, nhưng rồi bà dẫn chứng về “niềm vui”: “Chúng ta tận dụng thời gian chúng ta có”. Nhưng không ai nói rằng người vô thần không vui vẻ đủ.

Điều chúng ta đòi hỏi là vậy, khi họ vui vẻ, họ phát triển vô hồn khi phản ứng với tác nhân kích thích ngẫu nhiên về cục đá lạnh va chạm qua bóng tối của khoảng không trống rỗng, cố gắng làm đãng trí một cách vô vọng từ vực thẳm trống rỗng mà nó sẽ hủy diệt họ ngay sau khi họ qua đời.

Điều này đem chúng ta tới…

Huyền Thoại 8: NGƯỜI VÔ THẦN LÀ NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA KHOÁI LẠC NÊN KHÔNG HIỂU Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA TÌNH YÊU

Ở đây, Marcotte đưa ra 4 luận điểm:

  • 1. Bà là người ủng hộ phá thai.
  • 2. Những người vô thần không bị khập khiễng bởi chứng sợ tình dục Kitô giáo (Christian sexual phobias).
  • 3. Những người vô thần thực sự yêu thương.
  • 4. Các Kitô hữu không có tỷ lệ ly hôn cao.

Tôi cảm ơn bà về số 1 và 2. Chúng làm mất uy tín điều bà cho rằng đây là một “huyền thoại”.

Số 3 của bà cần lấp đầy thêm: Phải chăng bà có ý nói người vô thần có mối ràng buộc hóa tính với các động vật của đồng loại? Hoặc bà có ý nói về điều gì đó tâm linh qua “tình yêu”?

Theo tôi, số 4 là một vụ bê bối, nhưng đó không thực sự thích hợp với vấn đề người vô thần có là người theo chủ nghĩa khoái lạc hay không.

Huyền Thoại 9: NGƯỜI VÔ THẦN KHÔNG CÓ CÁCH ĐỐI PHÓ SAU KHI MẤT NGƯỜI MÌNH YÊU THƯƠNG VÌ KHÔNG CÓ NIỀM TIN VÀO SỰ SỐNG ĐỜI SAU

Bà viết: “Người vô thần có đủ quyền để nghi ngờ khi tranh luận rằng việc tin có kiếp sau làm giảm nỗi đau buồn. Cuối cùng, nhiều tôn giáo dạy rằng người chết có thể bị thiêu đốt trong hỏa ngục đời đời, điều này có thể gây ra nhiều lo lắng hơn là khuây khỏa. Tôi tưởng tượng sự hư vô của cái chết rất giống sự hư vô hiện hữu trước khi sinh”.

Thứ nhất, người Kitô giáo không nên quá quan trọng về sự chết: Chúng ta cần cầu nguyện cho những người này (và thật là thoải mái!). Thứ nhì, điều đó được bỏ lại “khoảng hư vô” cho người vô thần sau khi chết, và tôi chúc mừng bà đã thoải mái nhờ điều đó.

Huyền Thoại 10: NGƯỜI VÔ THẦN TÌM CÁCH PHÁ LỄ GIÁNG SINH

Hãy xem cách Marcotte chứng tỏ “huyền thoại” của bà trong trường hợp này.

Thứ nhất, bà nói rằng người vô thần “không có ý gây chiến vào ngày nghỉ, ngoài yêu cầu đơn giản là chính phủ vâng lời Bổ Sung Thứ Nhất (First Amendment) bằng cách không làm cho Kitô giáo hơn các tôn giáo khác, bất cứ lúc nào trong năm”.

Nói cách khác, “Gây chiến vào ngày lễ Giáng sinh? Đừng ngu xuẩn! Chúng ta chỉ muốn lễ Giáng sinh có quyền hợp pháp trong các cơ quan công cộng ở khắp đất nước chúng ta!”.

Thứ nhì, bà nói: “Theo kinh nghiệm của tôi, những người không có niềm tin tôn giáo có một số cách mừng lễ Giáng sinh tốt nhất ở khắp nơi. Bạn có thể lấy một cây trang trí theo kiểu độc đáo, hoặc ghi thêm biển báo ủng hộ vô thần (pro-atheist) ở sân và xung quanh gắn đồ trang trí Giáng sinh. Gia đình tôi thích chơi bài xì phé (poker) suốt đêm Giáng sinh…  Hoặc chúng tôi có thể chọn mừng ‘lễ Giáng sinh’ vào tháng Bảy và tiết kiệm chi tiêu”.

Nói cách khác: “Phá lễ Giáng sinh? Đừng ngớ ngẩn! Chúng ta chỉ muốn báng bổ lễ này, tục hóa lễ này và diễn tả độc đoán về thị hiếu riêng mà thôi!”.

Cuối cùng, như tôi đã nói trước, tôi đánh giá cao những bài báo như bài của Marcotte. Nó lành mạnh và tốt mà người vô thần đang ầm ĩ yêu cầu. Khi người vô thần nói về vị trí của họ, chúng ta có thể thực sự nói về vị trí đó – đồng thời cũng củng cố đức tin của chúng ta.

Hãy truy cập vào Gregorian Institute (Viện Grêgôriô) để thấy nỗ lực của tôi làm về cuốn sách “Sáu Huyền Thoại về Chủ Nghĩa Vô Thần” (Six Myths about Atheism) của tôi.

TOM HOOPES (*)

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicVote.org)

(*) Tom Hoopes là giáo sư ĐH Bênêđictô ở Atchison, Kan., nơi ông dạy Khoa báo chí và Giao tiếp cộng đồng, đồng thời là biên tập viên báo The Gregorian của Đại học này.

  1. GIÁO THUYẾT VÔ THẦN

Điều quá tuyệt vời về những chuyện như thế, ngoài vinh quang mà chúng đem lại cho Thiên Chúa và niềm vui mà chúng đem lại cho trái tim, dĩ nhiên là viễn cảnh vui vẻ của Người vô thần theo phái Phúc âm (Evangelical Atheists) cố gằng giải thích chúng xa rời bằng nhiều cách, cuối cùng tới cực điểm trong cách giải thích phổ thông: “Câm mồm!”.

Nó hoàn toàn tùy vào sự tận tụy mang tính triết lý suy diễn (và cảm xúc sâu sắc, không dựa vào lý trí) đối với chủ nghĩa duy vật vô thần (atheistic materialism). Đối với người vô thần tận tụy, đó không là “dửng dưng và thản nhiên kết luận là không có Thiên Chúa”. Đó là “không thể có một Thiên Chúa siêu nhiên. Không thể nào có”. Đó là quá đe dọa dù chỉ là dự định. Cho nên khi có những chuyện như thế (và thế giới đầy những chuyện như thế), càng có những cách giải thích theo chủ nghĩa tự nhiên rất khả nghi phải bị phô bày để ngăn ngừa tính khả dĩ của cách trả lời siêu nhiên đối với lời cầu nguyện: Sự miêu tả về các nhà chuyên môn được đào tạo hoàn toàn sai lầm. Người mẹ là kẻ nói dối.

Chứng cớ của chứng nhân là một âm mưu hữu thần (theistic conspiracy). “Lĩnh vực sinh học năng lượng” theo Star Trekkian nào đó phải được dẫn chứng vì mục đích đặc biệt là né tránh phép lạ. Có thể sự xâm nhập nào đó từ một vũ trụ khác sẽ được thừa nhận. “Một số yêu sách về phép lạ bị hiểu sai hoặc giả mạo, do đó tất cả là vậy”, đó là câu thần chú (mantra) bắt đầu được ca vang. Những người tin vào phép lạ đều ngu xuẩn hoặc dối trá, hoặc vừa ngu xuẩn vừa dối trá.

Ở một điểm nào đó, Amazing Randi giải thích rằng những điều như vậy có thể bị các chuyên gia làm giả mạo. Những lời than phiền cho rằng Thiên Chúa làm điều này một cách thô lỗ mà không quy phục các tiêu chuẩn nghiêm nhặt trong phòng thí nghiệm, cho nên chứng cớ không thể tính. Ở một điểm khác, người vô thần la to: “Còn các em bé tử vong mà không chữa được thì sao?!”. Cuối cùng, chúng ta đến lúc “CÂM MỒM!” sau các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục, Thập tự quân, Tòa án Dị giáo, Galilê, và Khoa học!

Chúng ta không muốn nhắc tới nhưng vụ việc đã xảy ra, và vô số những vụ khác mà người ta có thể dễ dàng phát hiện nhờ Google và bằng một cái click chuột, thực sự có vẻ khó giải thích điều gì đó khác hơn là câu trả lời lạ đối với lời cầu nguyện. Cuối cùng, chủ nghĩa vô thần thất vọng về những khoảng trống đức tin trong sự vô tín ngưỡng đeo bám vào cách chấp nhận nhiều hết sức rằng có nhiều thứ ở trên trời và dưới đất hơn những điều mơ ước trong triết học duy vật (materialist philosophy). Rất rõ đó là sự tận tâm của niềm tin, chứ không phải cái gì đó đến nhờ sự hợp lý được tán dương của chủ nghĩa duy lý.

Thánh Thomas nói rằng chỉ có 2 cách phản đối thực sự tốt đối với sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thứ nhất là sự hiện hữu của điều ác. Thứ nhì là thiên nhiên có vẻ hài hòa mà không cần Thiên Chúa. Những chuyện như thế đe dọa cách phản đối 2, vì nó đề nghị là có, cuối cùng thì điều gì đó ở phía sau thiên nhiên và sự tin tưởng thái quá của chúng ta về việc biết cách hoạt động của mọi vật có thể xảy ra sớm hơn. Các dấu hiệu như chữa lành cậu bé là vậy: dấu chỉ. Chúng chỉ cho chúng ta về hướng Thiên Chúa và mời gọi chúng ta cân nhắc tính khả dĩ vẫn tiếp diễn ở đây hơn cả thời gian, không gian, vật chất và năng lượng. Đó không là những lời hứa hạnh phúc vĩnh cửu trên thế gian hơn phép lạ hóa bánh ra nhiều là những bữa ăn vĩnh cửu trên thế gian. Những lời than phiền về việc chữa lành như vậy không đến thăm từng nhà có vẻ với tôi vừa là vô ơn vừa là rất thờ ơ.

Cuối cùng, theo người vô thần theo phái Phúc âm (Evangelical Atheists), người hữu thần (theists) được coi là người theo chính sách ngu dân dốt nát (ignorant obscurantists) sợ thực tế và chứng cớ, trong khi chính họ là những nhà tư tưởng không sợ sệt theo chứng cớ dẫn đi bất cứ nơi nào. Nhưng, khi đối đầu với các dấu hiệu như vậy, chủ yếu là người hữu thần nhìn và hỏi xem điều đó có thực sự xảy ra hay không (và thường kết luận rằng chứng cớ không ủng hộ biến cố siêu nhiên, khi kết luận của Giáo hội về một thị kiến giả đã chứng thực). Nhưng để cân nhắc những lời tuyên bố đó, người ta phải cởi mở đủ để đi xem. Người Công giáo đi xem Mẹ Maria có hiện ra tại Lộ Đức hay không. Credo ut intelligam. Những người Tân Vô Thần (New Atheists) ở nhà và xỉ vả cái mà Hitchens đã gọi là “sự ngớ ngẩn phô trương của việc hành hương” (ostentatious absurdity of the pilgrimage).

Tóm lại, chủ nghĩa vô thần theo phái Phúc âm không kiểm tra cởi mở hoặc suy luận hợp lý. Đó là một tín điều thiển cận và giáo điều, như Chesterton chứng minh: “Những người tin vào phép lạ đều chấp nhận chúng (đúng hoặc sai) vì họ có bằng chứng về chúng. Những người không tin vào phép lạ lại từ chối chúng (đúng hoặc sai) vì họ có giáo thuyết chống lại chúng… Người Kitô hữu chúng ta chấp nhận mọi chứng cớ thật, người theo chủ nghĩa duy lý (rationalists) từ chối chứng cớ thật đã bị niềm tin của họ kiềm chế để làm vậy”.

MARK SHEA

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

  1. THUYẾT VÔ THẦN và TRẮC NGHIỆM CHÂN LÝ

Ở trường học có 2 loại bài làm – bài trắc nghiệm khách quan và bài trắc nghiệm thử thách. Về bài trắc nghiệm khách quan, có MỘT câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi, không có toàn bộ đúng. Hoặc trả lời đúng hoặc trả lời sai. Không thể “hình như là hình như”, chỉ có ĐÚNG hoặc SAI. Vậy đó!

Với bài trắc nghiệm, câu trả lời đúng có trước mặt chúng ta. Chúng ta phải cố tìm ra nó.

Trong cuộc sống, chúng ta cũng phải chọn lựa như vậy. Nếu tất cả những câu có thể trả lời có trong danh sách, chúng ta phải tìm ra câu đúng. Nếu danh sách bao hàm toàn diện, cách chọn lựa rõ ràng và loại trừ lẫn nhau, chúng ta có thể biết chắc chắn câu nào đúng trong danh sách đó. Điều này thích hợp với những câu trả lời đối với các vấn đề lớn của cuộc sống, kể cả các vấn đề về Thiên Chúa.

Chẳng hạn, hãy nhìn vào nguồn gốc của vũ trụ. Làm sao có điều đó? Nó xảy ra ngẫu nhiên hay có chủ ý? Vũ trụ được thiết kế có chủ ý hay chỉ là kết quả của sự ngẫu nhiên, tình cờ?

Với câu hỏi này, chỉ có 2 cách chọn lựa cơ bản. Vũ trụ là ngẫu nhiên hoặc có chủ ý. Nó được sắp đặt ngẫu nhiên hoặc có chủ ý. Đó là cách chọn lựa: ngẫu nhiên hoặc chủ ý. Hai cách chọn lựa này bao hàm mọi sự khả dĩ. Thế nên phải có một câu ĐÚNG, còn câu kia phải là SAI.

Tương tự, chúng ta có thể nhìn vào một bộ khả dĩ khác về mối quan hệ giữa vũ trụ với thời gian. Chúng ta có thể hỏi xem vũ trụ vĩnh hằng hay hữu hạn. Nó có luôn luôn hiện hữu? Nó có một khởi đầu? Về mức cơ bản này, chỉ có 2 cách chọn lựa. Vũ trụ hoặc vĩnh hằng hoặc hữu hạn.

Cũng vậy, nếu vũ trụ có một khởi đầu, làm sao nó hiện hữu?  Vũ trụ được sắp đặt có là kết quả của sự chủ ý hay hoàn toàn ngẫu nhiên? Ai hoặc cái gì đã làm cho vũ trụ hiện hữu?  Ba vấn đề này là nền tảng và cơ bản của cuộc sống như chúng ta sống.

Đây là các vấn đề chính mặc nhiên trong các vấn đề về Thiên Chúa. Chúng ta có thể trả lời các câu hỏi này về Thiên Chúa qua việc trải nghiệm tâm linh và mặc khải, qua lịch sử và truyền thống, qua kinh nghiệm phổ biến của con người và trực giác, qua luận lý và lý luận, đối với hầu hết các “sứ giả” của chủ nghĩa vô thần và những người theo chủ nghĩa này, các chứng cớ này chưa thỏa đáng, không thích hợp hoặc lố bịch.

Đây là lý do họ cứ lải nhải (harp on) đòi chứng cớ có thể chứng minh được và lý do họ thích khoa học – khoa học theo họ hiểu chứ không như chính khoa học là khoa học. Đó là hiển nhiên theo cách họ tiếp cận các phát hiện khoa học và thái độ của họ đối với tương lai của các phát hiện khoa học.

Trước hết, hãy nhìn vào sự bắt đầu của vũ trụ. Cách nhìn tiêu chuẩn về nguồn gốc vũ trụ là “lý thuyết vụ nổ lớn” (big bang theory). Lý thuyết này dựa trên chứng cớ vật lý và phép loại suy toán học về nhiều thuộc tính của vũ trụ cho thấy rõ ràng có “sự khởi đầu” của vũ trụ.

Từ quan điểm Công giáo, đây không là vấn nạn vì sự khởi đầu của vũ trụ là một tín điều trong đức tin của chúng ta. Chúng ta biết vũ trụ bắt đầu từ lúc khởi đầu thời gian và theo lệnh của Thiên Chúa.

Nhưng, đối với nhiều người vô thần, đây là vấn đề. Đó là vấn nạn vì sự khởi đầu vũ trụ gợi lên những câu hỏi về Thiên Chúa. Vậy hầu hết những câu hỏi đó là gì? Chúng theo một lý thuyết về vũ trụ. Tại sao? Vì vũ trụ phải vĩnh hằng bằng cách nào đó, dù chúng phải theo sự cả tin (credulity) của con người hoặc các sự việc đến mức nào, thậm chí dù chúng bóp méo khoa học tới mức nào.

Theo người vô thần, nếu chúng ta lý luận thụt lùi từ hiệu quả tới nguyên nhân, và chúng ta trở lại đủ xa, chúng ta phải đương đầu với điều gì đó vĩnh hằng, điều gì đó không có nguyên nhân. Khi người vô thần lý luận trở lại “vụ nổ lớn”, họ phải tìm cách tránh né sự cần thiết hợp lý của cái không có nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên bên ngoài vũ trụ vật chất. Họ phải tìm cách duy trì sự cả tin duy nhất vào vật chất, vào chủ nghĩa duy vật (materialism).

Sự cần thiết hợp lý và không thể né tránh này đối với nguyên nhân không được gây ra và nhu cầu về thực tế vật chất như cách giải thích về mọi thứ buộc họ phải kết luận rằng lĩnh vực vật chất không có nguyên nhân. Vũ trụ không có nguyên nhân này là cái mà lý thuyết đa vũ trụ (multiverse theory) đòi hỏi. Nó đòi hỏi một loạt vũ trụ khác, các vũ trụ vượt ngoài tầm nghiên cứu, các vũ trụ tưởng tượng, thực sự hiện hữu. Và chúng ta sẽ không bao giờ khả dĩ có được chứng cớ có thể chứng minh của sự hiện hữu hoặc bản chất của chúng.

Thứ hai, hãy nhìn vào trật tự của vũ trụ. Trong khoa học vũ trụ có một lý thuyết phác họa cái gì đó gọi là “quy luật con người” (anthropic principle) xác định 100 hằng số tự nhiên (100 physical constants) trong vũ trụ, sự hiện hữu và bản chất ăn khớp tinh vi của chúng, là chủ yếu đối với sinh học như chúng ta biết về nó. “Quy luật con người” chân nhận rằng một sự thay đổi nhỏ nhất trong bất kỳ hằng số nào cũng sẽ khiến vũ trụ không còn sự sống.

“Cách hài hòa” của vũ trụ đối với sinh học và phạm trù của nhiều hằng số này có vẻ chỉ ra một ý định, một trật tự có cấu trúc, thậm chí là một kế hoạch, như “vụ nổ lớn” đã chỉ ra một sự khởi đầu. Đối với người Công giáo, cả sự khởi đầu vũ trụ và trật tự có chủ ý đều hỗ trợ quan điểm chính thống của Giáo hội về sự sáng tạo (sáng thế), mặc dù cũng có lý luận và truyền thống, kể cả khoa học.

Nhưng, đối với người vô thần, cách hài hòa này phải được coi là ngẫu nhiên dù có sự khả dĩ rõ ràng của các dữ liệu như vậy. Họ không chỉ từ chối ngụ ý có “sự hài hòa” như thế, mà họ còn dùng giả thuyết đa vũ trụ (multiverse hypothesis) của họ làm phương tiện để giải thích “sự hài hòa”. Đối với họ, “sự hài hòa” chỉ ra sự hiện hữu của các vũ trụ khác, các hằng số tự nhiên của chúng không hài hòa tinh vi như vũ trụ của chúng ta. Họ kết luận như vậy vì họ thực sự tin vào chủ nghĩa duy vật và quá trình hoạt động duy nhất đối với sự thay đổi theo quan điểm này là ngẫu nhiên và tình cờ.

Thứ ba, cái gì làm vũ trụ hiện hữu? Vấn đề này mặc nhiên trong hai vấn đề trước. Câu trả lời của người vô thần về vấn đề này là “không gì làm vũ trụ hiện hữu” (nothing brought the universe into existence). Vũ trụ không xuất hiện. Nó luôn hiện hữu. Vũ trụ vĩnh hằng.

Họ biết điều này vì đa vũ trụ của họ giải thích bác bỏ sự khởi đầu của vũ trụ. Niềm tin mù quáng của họ ở trong sự ngẫu nhiên, không là các dữ liệu khoa học, giải thích các vũ trụ khác phải song hành với vũ trụ của chúng ta, dù họ hoàn toàn không thể kiểm tra. Do đó, người vô thần trả lời câu hỏi này là họ làm những cái khác. Ý tưởng của họ về đa vũ trụ và sự ngẫu nhiên giải thích mọi thứ, kể cả sự hiện hữu, nguồn gốc vũ trụ, trật tự và sự hài hòa của vũ trụ.

Ngay cả khi các chứng cớ tiếp tục tích lũy cho thấy tính khả dĩ về Thiên Chúa, họ vẫn không nhận đó là những thứ khả dĩ thật (real possibilities) và tạo ra những thứ khác đòi hỏi sự cả tin để duy trì những kết luận về Thiên Chúa. Sự trung thành thật của họ đối với chủ nghĩa vô thần và quyền bá chủ tuyệt đối (absolute hegemony) của thế giới vật chất. Họ theo những khái niệm định trước (preconceived notions) của họ và bỏ lỡ sự tiền giả định của chủ nghĩa duy vật (materialist presuppositions). Nó khiến họ không điều tra và đối thoại vừa cởi mở vừa chân thật.

Người Công giáo biết đức tin là một phần trong niềm tin của mình. Chúng ta biết, nhưng chúng ta cũng tin. Chúng ta tin điều chúng ta tin vì nó hợp lý và có cơ sở thực tế, mọi thành phần của thực tế: vật chất, trí tuệ, tinh thần, cảm xúc, luân lý, chính trị, xã hội. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn biết chúng ta cần có niềm tin. Dù với mọi chiều kích và dữ liệu, khi chúng ta ghi nhớ chúng, chúng ta không cần tin nhiều.

Nhưng đối với người vô thần, họ không có niềm tin, hoặc họ không nghĩ vậy. Nhiều người sẽ nói với bạn điều này. Đó là vì họ không nhận ra xu hướng của họ về cách nhận biết, cách hiểu sai như vậy về khoa học, nền tảng triết học, lý luận, toán học, chủ nghĩa duy vật tiềm ẩn và mặc nhiên.

Đó là niềm tin không được nhận biết và cách hiểu sai về việc nhận biết mà họ phải có. Họ phải nhận biết sự sáng suốt có nhiều trong kinh nghiệm con người, trong cuộc sống, trong khoa học, kể cả những giả định cơ bản và sự hạn chế cố hữu của nó.

Tất cả chúng ta phải đối mặt với các vấn đề chính của cuộc sống. Và, chính các câu hỏi này là những câu trắc nghiệm phải chọn câu trả lời đúng. Không chỉ rõ ràng, loại trừ lẫn nhau và thấu đáo, mà chúng còn đúng đối với chúng ta. Giáo viên muốn chúng ta có câu trả lời đúng và cho phép chúng ta dùng lời giải thích. Nhưng, đối với một số người vô thần, họ không cần sự trợ giúp nào.

Họ cứ khăng khăng cho rằng các câu trả lời chỉ có thể tìm thấy ở cách thức rất hẹp, không thực tế và bị bóp méo. Họ cố chấp cho rằng những thứ mơ hồ sẽ trở nên rõ ràng, để biết rằng họ mơ hồ. Và chỉ khi đó họ mới nhận ra những điều mơ hồ. Vì họ mù quáng và kiêu ngạo, họ không thể tìm ra câu trả lời đúng đang ở ngay trước mắt họ.

FRANK CRONIN (*)

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

(*) Frank Cronin là một người đã từng thề là vô thần, có bằng thạc sĩ về Thần học của ĐH Regent. Nghiên cứu của ông bao gồm ĐH Harvard, ĐH Columbia, Tông đồ đoàn (Holy Apostles College) và Chủng viện (Seminary). Ông gia nhập Công giáo năm 2007.

7. TẠI SAO NGƯỜI VÔ THẦN CẦN NGƯỜI CHÍNH THỐNG ?

Trước đây tôi đã viết về sự cộng sinh (symbiosis) hiện hữu giữa thuyết vô thần đấu tranh (militant atheism) và trào lưu chính thống tôn giáo (religious fundamentalism) – cách mà Richard Dawkins luôn hăm hở cho rằng nhân vật biếm họa như Pat Robertson biểu hiện dạng thật nhất về đức tin Kitô giáo, và bất cứ tín hữu nào không đồng ý với lời tuyên bố chính thức của Robertson ở Haiti hoặc bão mạnh Katrina là hiển nhiên không hiểu tôn giáo của mình.

Về một ví dụ mới đây về khuynh hướng này, hãy cân nhắc sự trao đổi hấp dẫn giữa blogger Công giáo Mark Shea và Jerry Coyne, tác giả cuốn “Tại sao tiến hóa là thật” (Why Evolution Is True) và bài phê bình theo kiểu Dawkins về sự sùng bái Kinh thánh (biblical religion). Chủ đề là nguồn gốc con người, và đặc biệt là cuộc tranh luận về cách hiểu Tội nguyên tổ của Kitô giáo Tây phương – như kết quả của sự bất tuân nguyên thủy (primal disobedience) của nhân loại – tương thích với sự đồng lòng về khoa học gia tăng theo chiều hướng đa gen (polygenism – nghĩa là giả thuyết cho rằng loài người ngày nay thừa kế từ một dân số đông hơn hai vợ chồng).

Tác giả Shea phác họa cuộc xung đột bằng cách tranh luận rằng không có nguồn gốc riêng, ít là từ viễn cảnh của Truyền thống Công giáo, về cách hiểu những cuốn sách đầu của Khởi nguyên là một “ẩn dụ” về sự kiện nguyên thủy hơn là thuật chép sử theo nghĩa đen (literal historiography) cho rằng có HAI và CHỈ CÓ HAI CON NGƯờI HIỆN DIỆN khi loài người trao đổi tính ngây thơ nguyên thủy đối với sự bất tuân và điều ô nhục.

Đối với Coyne, tư tưởng này rất xúc phạm: Trong một bài viết, ông đã kết án Shea cố gắng bảo vệ “sự nói dối chắc chắn của Kinh thánh” với nhiều tán đồng về phúng dụ (allegory, nói bóng), chủ nghĩa tượng trưng (symbolism) và hoang đường (myth), khi ai đó có thể hiểu rằng các tác giả sách Sáng thế chỉ bịa đặt. Coyne cho đó là “vô lý”, cho rằng Cựu ước chỉ tương thích với sự tiến hóa con người và sự đa gen vì lý do nào đó: Những điều bạn phải làm là đọc chính cuốn sách Sáng thế, sách này không bao giờ nói “Adam và Eve là cái gì đó chứ không là tổ tiên của nhân loại”. Để tranh luận – để “bịa đặt một dân số đông đảo, không trực tiếp liên quan Adam và Eve mà sống cùng thời” – đó chỉ là “cố gắng tránh sự hư cấu hiển nhiên của truyện Sáng thế bằng cách quả quyết rằng sách này không nói điều hình như đã nói”.

Đó là một quang cảnh kỳ lạ: Một người vô thần tấn công một tín hữu theo truyền thống vì KHÔNG ĐỌC sách Sáng Thế. Coyne khá đúng cho rằng một số chi tiết của truyện trong sách Sáng thế có vẻ trái ngược những gì khoa học và khoa khảo cổ nói về nguồn gốc con người. Chẳng hạn, cho rằng Adam được tạo dựng từ bụi cát và Eve từ xương sườn của Adam, không tiến hóa theo thời gian, cho rằng họ sống trong một khu vườn gần Tigris và Euphrates, không từ cộng đồng săn thú ở Phi châu. Nhưng rồi một số chi tiết trong truyện Sáng thế có vẻ cũng trái ngược lẫn nhau, theo những cách nên truyền cảm hứng dù chỉ một độc giả không biết về những cuộc tranh luận xoay quanh sự tiến hóa để nghi ngờ rằng điều người đó đang đọc không có ý định là lịch sử tự nhiên về nhân loại theo nghĩa đen và hoàn toàn.

Chẳng hạn trong sách Sáng thế 1-2, chúng ta không có một mà hai cuộc sáng tạo, khác nhau trong những cách quan trọng. Trong Sáng thế 1, Thiên Chúa sáng tạo “con người” là nam và nữ vào ngày thứ 6, trước khi Ngài nghỉ ngơi. Nhưng trong Sáng thế 2, Ngài chỉ tạo dựng Adam, cho Adam đặt tên các thú vật và rong chơi trong Vườn Địa Đàng một thời gian dài đủ để biết mình cô đơn, và lúc đó Ngài tạo dựng Eve bằng xương sườn của Adam. Hoặc, trong Sáng thế 1 chúng ta có Thiên Chúa nói rằng “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, tùy theo giống” trong 7 ngày trước khi tạo dựng con người. Nhưng trong Sáng thế 2 chúng ta biết rằng lúc Thiên Chúa dựng nên Adam từ bụi đất, “không cây cối nảy sinh trên đất”. Và tương tự những điều như vậy.

Kiểu tương tự có trong các sách tiếp theo. Như Coyne nói, áp dụng trường hợp Vườn Địa Đàng và sự sa ngã ám chỉ rằng Adam và Eve là những con người duy nhất trên thế gian, và truyện về Cain và Abel không nói đến cuộc sáng tạo nào khác xảy ra ở nơi khác. Nhưng chúng ta có điều này:

Cain nói với Thiên Chúa: “Hình phạt của con lớn hơn con đáng chịu. Hôm nay xin hãy đuổi con ra khỏi nơi này, và con sẽ lẩn tránh mặt Ngài. Con sẽ là kẻ chạy trốn và lang thang trên trái đất, bất kỳ ai thấy con sẽ giết con”. Thiên Chúa nói với Cain: “Không phải vậy! Nếu ai giết Cain, sự báo thù sẽ đổ trên người đó gấp 7 lần”. Thiên Chúa đã làm dấu trên Cain, vì sợ ai đó thấy anh ta sẽ tấn công anh ta. Sau đó Cain lẩn tránh khỏi mặt Chúa và đến ở vùng đất Nod, phía Đông Vườn Địa Đàng. Cain biết vợ mình, bà mang thai và sinh Enoch. Khi ông xây dựng thành phố, ông đặt tên thành phố theo tên con trai mình là Enoch.

Nhưng những người vợ và những thành phố này đến từ đâu, nếu việc sáng thế được coi là một trong những sự kiện sáng tạo thế giới? Vì thế, ai là những người (không phải một hoặc hai, nhưng rất nhiều) mà Cain lo ngại sẽ thấy anh ta và giết anh ta vì tội của anh ta? Coyne cho rằng Kinh thánh “không có chứng cớ về Adam và Eve là cái gì đó chứ không là tổ tiên loài người”, chỉ thật là nếu người ta liên quan việc hiểu nghĩa đen Sáng thế 1-2 và dừng lại ở đó. Nếu bạn tiếp tục tới Sáng thế 4 (chỉ vài trang sau!), văn bản cho thấy rõ rằng những con người khác sống cùng thời với gia đình đầu tiên, và loài người có thể KHÔNG chỉ đến từ Adam và Eve mà thôi.

Có thể có hai kết luận từ những điều rắc rối này. Một là các tác giả và những người soạn thảo sách Sáng thế không chỉ là những kẻ dối trá; họ thực sự là NHỮNG KẺ NÓI DỐI NGU XUẨN, không áy náy khi làm công việc cơ bản cần thiết để bịa đặt khéo léo và mạch lạc. Hai là sách Sáng thế không bao giờ có ý để người ta đọc như lịch sử chi tiết (blow-by-blow history) về vài tháng đầu tiên của lịch sử con người, và cách mà tội lỗi len vào thế giới đều là các yếu tố ngụ ý và tượng trưng – như nhiều truyện khác trong Kinh thánh, từ sách Gióp tới sách Khải huyền – để tạo quan điểm thần học và luân lý.

Người ta có thể dùng quan điểm thứ hai và vẫn tranh luận rằng sự tiến hóa do sự lựa chọn tự nhiên đã tạo ra những thử thách cho thần học Kitô giáo (dù ít người nghĩ là thần học Do Thái giáo, tôi nghĩ vậy) để hiểu truyện Sáng thế theo truyền thống. Nhưng như vậy rất khó tranh luận rằng hoặc sự sáng thế hoặc sinh học tiến hóa phải là “lời nói dối hiển nhiên” và ngụ ý ai đó chấp nhận thuyết tiến hóa của Darwin phải loại bỏ cuốn thứ nhất của Cựu ước vì tương đương Nhật ký của Hitler (Hitler Diaries). Dĩ nhiên đây là quan điểm của nhiều người theo trào lưu chính thống. Nhưng là cực đoan khi nói rằng một người vô thần như Coyne vẫn khăng khăng như thế.

ROSS DOUTHAT

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Douthat.blogs.nytimes.com)

Xem thêm

JOHN THE BAPTIST1

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai ngày 23/12 Mùa Vọng, của Lm Minh Anh

NÊN SỨ GIẢ “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt …