Home / Chia Sẻ / LINH KHÍ CHỐNG LẠI MA QUỶ

LINH KHÍ CHỐNG LẠI MA QUỶ

LINH KHÍ CHỐNG LẠI MA QUỶVũ khí chiến đấu chống lại thế lực của ma quỷ phải được các Kitô hữu sử dụng toàn bộ và đồng nhất. Hơn nữa, phương thức là điều cần thiết; nghĩa là cách suy nghĩ, yêu thương, và hành động theo cách sống của Chúa Giêsu. Linh hồn đơn sơ và khiêm nhường luôn tin tưởng vào Thiên Chúa– giống như Chúa Giêsu đã sống khi Ngài mặc xác phàm trên trần gian này, biết cách quan hệ với Đấng tạo dựng nên mình. Quyền tự do chọn lựa làm người ta chống lại ma quỷ, bởi vì ma quỷ có thể cám dỗ chúng ta, nhưng nó không bao giờ có thể ép buộc chúng ta làm theo ý nó.

Vũ khí chiến đấu và tự vệ mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta là Lời Chúa, cầu nguyện, ăn chay và các bí tích.

Khi dùng các vũ khí tự vệ này, chúng ta phải chống lại động thái mê tín về tính hiệu quả, cứ tưởng đó là khái niệm ma thuật. Nói cách khác, chúng ta không nên tin rằng việc thực hành tôn giáo của chúng ta có thể xua đuổi hết tà ma. Theo nền tảng chứng cớ Kinh Thánh, ma quỷ chỉ bị trục xuất nhờ đức tin và hoàn toàn tín thác vào Chúa Giêsu.

Đức Mẹ và các thánh cho chúng ta biết việc kết hiệp với Thiên Chúa làm cho con người, loài thụ tạo thấp kém hơn Satan, lại trở nên mạnh mẽ hơn Satan. Điều này khiến ma quỷ càng thù ghét con người, nó hành động khi người nào bị nó tấn công lại quyết định trở về với Thiên Chúa qua việc sử dụng các vũ khí này.

LỜI CHÚA PHÚC ÂM

Luôn lắng nghe Lời Chúa và lặp lại Lời Chúa trong ngày là sự gợi hứng và vũ khí chiến thắng sự nghi ngờ, lo lắng, trầm cảm, tức giận, bối rối, và mọi thứ rối loạn mà Satan có thể tạo ra trong ý nghĩ của chúng ta. Thật vậy, cuộc tấn công của ma quỷ bắt đầu bằng cách thâm nhập vào ý muốn và ý chí tự do– trí tuệ và sự thông minh– làm ảnh hưởng và chinh phục chúng tới khi nó có thể vào linh hồn và làm cho linh hồn theo sự dữ.

Thường thì những người đi lễ Chúa Nhật và đôi lần đi lễ ngày thường trong tuần, nhưng họ than phiền về việc thức giấc vào ban đêm, có những ác mộng và có những tư tưởng không hay, nghi ngờ về Thiên Chúa và liên quan đức tin. Cần nhấn mạnh rằng người ta không tham dự các nghi lễ bí truyền (esoteric rituals), thậm chí không coi đó là trò đùa. Tuy nhiên, người ta thường không liên quan Lời Chúa, nghĩa là không liên quan Đức Giêsu Kitô. Trung tâm và nền tảng của đời sống Kitô giáo là Đức Giêsu Kitô, Lời Chúa.

Trong Phúc Âm theo Thánh Luca, sau khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa và được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa, Ngài đã bị Satan cám dỗ. Trong trường hợp này, chiến thắng ma quỷ không xảy ra qua lời cầu nguyện. Ba lần Chúa Giêsu dẫn chứng Kinh Thánh để chống lại cơn cám dỗ và bác bỏ lời dối trá của ma quỷ. Chúa Giêsu xác định: “Có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh… Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi… Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi…” (Lc 4:1–13). Lời Chúa là khí cụ sự thật chống lại sự xảo trá và khiêu khích của ma quỷ.

Khi làm người, Chúa Giêsu đã trở nên như chúng ta để cho chúng ta biết cách xa lánh ma quỷ. Ngài giữ khoảng cách đối với ma quỷ, trích dẫn nguồn khôn ngoan và nhận thức: Lời Chúa. Ngài dạy chúng ta rằng, muốn sống bình an thì luôn phải cần nhớ Lời Chúa, để trong mọi nghịch cảnh, Lời Chúa luôn ở trong tâm trí chúng ta và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta có thể biết cách chọn lựa những gì là thật và tốt. Nền tảng là Lời Chúa được ghi dấu ấn trong tâm trí chúng ta, vị trí của ý muốn và ý chí tự do. Satan biết rằng nếu nó thành công trong việc làm lầm lẫn ý chí tự do bằng cách xoay hướng nó xa ý muốn của Thiên Chúa qua tội lỗi, nó có thể là hại linh hồn người ta. Lắng nghe và sống Lời Chúa hằng ngày theo cách chọn lựa cụ thể sẽ trở thành sự bảo vệ khỏi mưu chước ma quỷ.

CẦU NGUYỆN

Chúng ta thường cho rằngchúng ta biết cầu nguyện, nhưng thực ra lại không biết. Từ nhỏ, chúng ta được dạy cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối, nhưng có thể chúng ta không hiểu giá trị hoặc ý nghĩa của việc cầu nguyện.

Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22:20). Với những lời này, Chúa Giêsu cho chúng ta biết rằngChúa Cha đã thiết lập giao ước đời đời với con người, một mối quan hệ đức tin được thiết lập bằng sự hy sinh của Đức Kitô trên Thánh Giá. Mối quan hệ này chỉ được duy trì nếu có sự đáp lại của con người qua Phúc Âm. Sự đáp lại này xảy ra qua lời cầu nguyện được khơi dậy bằng Lời Chúa. Cầu nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa sau khi lắng nghe Ngài. Chúa Giêsu nói: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15:16).

Cầu nguyện cũng là ngợi khen và tạ ơn. Đây là lời cầu nguyện Chúa Giêsu yêu thích: Không ngừng tạ ơn Ngàivề sự sống, về chính chúng ta, và về những gì chúng ta có.

Cầu nguyện cũng là cầu xin ơn phù trợ. Nếu lời đó bật ra từ một linh hồn được thanh tẩy bằng bí tích Hòa Giải, lời đó sẽ được nghe vì người cầu nguyện đang kết hiệp với Chúa Giêsu và Ngài chú ý lắng nghe linh hồn khiêm nhu (x. Lc 18:7–8). Lời Chúa không chỉ là tiếng nói; đó là người bằng xương thịt và máu huyết, chính Thiên Chúa tạo nên Con Người của Chúa Giêsu (x. Ga 12:44–45, 48–50). Lắng nghe Chúa Giêsu là lắng nghe Đấng Vô Hình, Đấng Tuyệt Đối, Đấng tạo dựng mọi vật hữu hình và vô hình.

Cầu nguyện là thể hiện niềm tin, phó thác, ngợi khen, sự vui mừng, và được thể hiện không chỉ bằng lời, mà còn bằng ý hướng của linh hồn. Cầu nguyện càng hiệu quả hơn khi đó là ý hướng chính xác và thể hiện sự kết hiệp với Thiên Chúa. Theo cách này, lời cầu nguyện trở thành sức mạnh chống lại tình trạng bản năng như cô đơn, sợ hãi, lo lắng, lầm lẫn và bối rối; nó thay thế mọi thứ dưới sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, Đấng giúp chúng ta vượt qua sự yếu đuối phàm nhân và mưu ma chước quỷ.

Tuy nhiên,lời cầu nguyện của chúng ta không thể là khí cụ trực tiếp thoát khỏi kẻ thù, bởi vì chúng ta không thể tự chiến đấu với nó. Vì chúng ta là thụ tạo, chúng ta yếu đuối, thấp kém hơn các thụ tạo thần thiêng. Tin rằng chúng ta có thể thoát khỏi ma quỷ chỉ nhờ cầu nguyện là tội kiêu ngạo, vì chúng ta không thể đẩy lùi ma quỷ bằng chính sức riêng của chúng ta. Thật vậy, bằng cách đẩy lùi ma quỷ, chúng ta phải làm cho sự quỷ quyệt của nó kém hiệu quả trong đời sống chúng ta. Do đó, lời cầu nguyện có thể đánh bại ma quỷ – nghĩa là chúng ta phải cầu viện sự can thiệp của Chúa Giêsu, Đức Mẹ, và các thánh.

Đôi khi có thể lời cầu nguyện xin chúc phúc hoặc xin giải thoát nhưng không được lắng nghe. Đó không phải vì tình trạng tâm linh của chúng ta vào lúc đó khiến lời cầu nguyện của chúng ta không hiệu quả; thật ra đó là tội lỗi chưa được tha của chúng ta làm ngăn cản hành động của Thiên Chúa.

Tôi đã có thể xác thực qua những người mà tôi giúp đỡ, đa số sự quấy rầy tâm linh xảy ra qua hạnh kiểm của đời sống bị xáo trộn hoặc giả hình, nghĩa là thiếu kiên nhẫn trong việc cầu nguyện, thiếu kiên nhẫn trong việc gặp gỡ Chúa Giêsu trong các bí tích, thiếu kiên nhẫn trong việc lắng nghe Lời Chúa. Trong các trường hợp như vậy, nên làm quen với giáo lý và lãnh nhận bí tích Hòa Giải. Hiệu quả tùy thuộc vào đời sống Kitô giáo bền vững của chúng ta.

Nếu lời cầu nguyện xuất phát từ một linh hồn kết hiệp với Thiên Chúa, lời cầu nguyện đó có hiệu quả chống lại sự tấn công của ma quỷ. Một người bất ngờ đi từ rất sùng kính tới từ chối sự thánh thiêng. Chị của người này rất sùng kính và đã chỉ ra sự thay đổi không thể giải thích. Tôi khuyên nên gợi lên sự can thiệp của Đức Mẹ Vô Nhiễm ngay lúc người em trai tức giận. Người chị nói với tôi rằng, lời cầu nguyện có kết quả, em trai của chị đã dịu cơn giận nhưng rồi lại nổi giận. Điều này chứng tỏ rằngsự thay đổi không do người em chọn; đó là hậu quả của ma quỷ. Thật vậy, người em không thể biết lời cầu nguyện của người chị.

Một trường hợp khác,một bé trai 5 tuổi được người mẹ dạy cầu nguyện bằng Kinh Kính Mừng. Tôi được mời tới vì đứa bé cứ thấy bóng đen xung quanh giường. Tôi bảo cha mẹ cậu bé duy trì trong tình trạng ân sủng với Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải để cầu nguyện hiệu quả hơn, khi hiện tượng này tái diễn thì cầu xin Đức Mẹ.

Sau một tuần,họ mời tôi đến và nói rằng hiện tượng đó đã giảm nhưng chưa hết. Tôi hỏi họ có cầu nguyện với cậu bé hay không thì họ nói không. Tôi mời họ cầu nguyện với cậu bé khi hiện tượng đó xảy ra. Họ đã làm vậy. Họ cho biết rằng ngay khi cậu bé đọc “Kính mừng Maria…” thì bóng đen không còn. Lời Kinh Kính Mừng được cậu bé cầu nguyện với lòng tin tưởng cũng đủ xua tan bóng đen kia.

Giáo lý của Giáo Hội Công giáo nhắc chúng ta nhớ rằng để cầu nguyện hiệu quả hoặc thể hiện các dấu bí tích bề ngoài, ngoài ý hướng bên trong mà họ cầu xin, làtình trạng mê tín dị đoan (x. Mt 23:16–22 và GLCG số 2111).

Lời cầu nguyện xuất phát từ một tâm hồn khiêm nhu và kết hiệp với Thiên Chúa không chỉ hiệu quả mà còn trở nên khí cụ của sự nhận thức về việc lật tẩy ma quỷ và hành động của nó.

Lm. PAOLO CARLIN

TRẦM THIÊN THU(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Xem thêm

Lc 2, 1-14

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Cửa Thánh mở – Niềm vui Chúa ra đời SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH (Lc …