Home / Chia Sẻ / LINH ĐẠO PHANXICÔ

LINH ĐẠO PHANXICÔ

LINH ĐẠO PHANXICÔThánh Phanxicô Assisi (1181-1226) là một trong những vị thánh được tôn kính nhất trong Giáo Hội Công Giáo, mệnh danh là “Poverello.” Tầm nhìn của ngài về việc rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh cho người khác đã truyền cảm hứng cho vô số tín hữu trong suốt nhiều thế kỷ. Mặc dù đã có nhiều bài viết về Thánh Phanxicô, nhưng vẫn còn nhiều bài học có thể học được từ ngài. Cuộc đời và lời dạy của ngài giúp chúng ta phấn đấu để nên thánh.

  1. ƯU TIÊN ĐỨC KITÔ

Để phấn đấu nên thánh, người ta cần có mối quan hệ cá nhân với Chúa Kitô. Chỉ làm theo thói quen thì chưa đủ, cần phải có cam kết trò chuyện với Ngài hằng ngày. Không phải là đến với Ngài khi thuận tiện, mà chúng ta phải sẵn lòng dành thời gian trong ngày để biết Chúa Kitô là ai. Nhưng còn hơn thế nữa, chúng ta phải sẵn lòng dâng mình cho Ngài. Thánh Phanxicô Assisi đã hiểu điều này, ngài muốn noi gương Chúa Kitô.

Có những lúc các mệnh lệnh của Chúa dường như quá khó để thực hiện, chúng ta có thể không đủ sức mạnh để thực hiện. Nhưng có bí quyết. Với Chúa, mọi thứ đều có thể. Ngài sẽ ban cho chúng ta ân sủng để vượt qua mọi khó khăn, chúng ta chỉ cần tin tưởng vào Ngài. Thánh Phanxicô đã hiểu điều này, đó là lý do ngài có thể thu hút được nhiều người noi theo.

  1. KHIÊM NHƯỜNG NHƯ ĐỨC KITÔ

Thánh Phaolô nhắc nhở: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2:6-8) Chúa Giêsu đã hạ mình xuống, mặc lấy thân nô lệ để Ngài có thể ở với chúng ta, hiến dâng chính mình trên Thập Giá để chúng ta được sống. Sự khiêm nhường quá lớn lao. Ngài đã trở thành người và ở giữa chúng ta. Có lý do Thánh Phanxicô rất quan tâm Mầu Nhiệm Nhập Thể. Một trong nhiều câu chuyện nổi tiếng là Thánh Phanxicô muốn tỏ lòng tôn kính Chúa Hài Đồng. Vì vậy, vào một ngày Tháng Mười Hai, Thánh Phanxicô đã gọi một trong những người dân làng Greccio đến để chuẩn bị cho lễ trọng. Khi đêm vui đến, mọi người đến xem Thánh Phanxicô tham gia vào mầu nhiệm cao cả Nhập Thể. Trong suốt buổi tối, mọi người đã có thể trải nghiệm đêm Tháng Mười Hai lạnh giá đó nhiều năm trước tại Belem. Có thể ngửi thấy mùi cỏ khô và những con vật trong máng cỏ. Người ta có thể tưởng tượng ra những gì Thánh Gia đang trải qua. Đối với Thánh Phanxicô, lòng nhân từ của Chúa Kitô đã dạy cho ngài và những người theo ngài nhiều điều.

Đối với các tu sĩ Phanxicô, khái niệm thiểu số rất quan trọng. Như chúng ta đã được nhắc nhở trong Tu Luật 1223, một tu sĩ Phanxicô phải được gọi là “anh em hèn mọn.” Điều này phải được thực hiện bằng cách tuân giữ Phúc Âm thánh thiện, sống trong sự vâng phục, không có bất cứ thứ gì của riêng mình, và sống trong sự trong sạch. (Later Rule 1:1) Trong số các tu sĩ Phanxicô, tất cả đều là anh em. Trong khi một số người có thể được gọi tới chức thánh, nhưng trái tim tu sĩ Phanxicô vẫn là phục vụ người khác. Họ phải khiêm nhường để Chúa Kitô có thể ngự trị trong họ. Bất kể vị trí của người đó có thể là gì trong một tu viện cụ thể, họ được kêu gọi làm chứng cho nhau và cho những người mà họ phục vụ.

  1. TÌNH HUYNH ĐỆ VỚI ĐỨC KITÔ

Nói rằng chúng ta yêu Chúa Kitô là chưa đủ. Chúng ta cần thể hiện qua hành động của mình. Đối với các tu sĩ Phanxicô, đặc biệt là các tu sĩ Phanxicô Viện Tu (Conventual Franciscans), họ được kêu gọi trở nên anh em với nhau. Họ phải bước vào sự hỗn loạn của cuộc sống con người. Họ phải làm như vậy một cách khiêm nhường, không phán xét bất cứ điều gì. Bất kể chức thánh mà một tu sĩ cụ thể thực hiện, họ phải làm như vậy dưới ánh sáng Phúc Âm. Họ phải chăm sóc lẫn nhau vì Chúa Kitô nhắc nhở phải yêu thương người lân cận. Vấn đề đặt ra: “Ai là người lân cận?” Câu chuyện nổi tiếng về người Samari nhân hậu hiện lên trong tâm trí.

Những người lân cận không chỉ là những người chúng ta sống cùng hoặc sống gần, mà là toàn thể nhân loại. ĐGH Phanxicô đã nhắc nhở trong thông điệp Fratelli Tutti rằng “chúng ta được kêu gọi để công nhận, trân trọng và yêu thương mỗi người, bất kể khoảng cách địa lý, nơi sinh hoặc nơi sống.” (số 1) Đây là một thách thức lớn đối với tất cả chúng ta và là thách thức mà Thánh Phanxicô đã hiểu sâu sắc. Cần phải mở lòng ra với người khác. Chúng ta phải sẵn sàng bước vào cuộc sống của người khác bất kể tín ngưỡng mà họ theo là gì. Chúng ta phải sẵn sàng thúc đẩy đối thoại với nhau. Khi một thành viên của nhân loại đau khổ, toàn thể nhân loại sẽ đau khổ. Chúng ta có sẵn sàng bước lên thay vì tìm sự an ủi?

  1. THÁCH THỨC CỦA THÁNH PHANXICÔ

Có rất nhiều điều có thể học được từ Thánh Phanxicô. Mặc dù đây chỉ là một vài yếu tố lý giải tại sao tinh thần của Thánh Phanxicô lại hấp dẫn mọi người đến vậy, nhưng vẫn còn nhiều điều phải làm. Con đường hướng đến sự thánh thiện không bao giờ dễ dàng, Thánh Phanxicô đã hiểu rất rõ. Chúng ta phải sẵn sàng chịu đau khổ vì Chúa Kitô. Chúng ta phải sẵn sàng hiến dâng chính mình hoàn toàn. Tính cấp tiến của Phúc Âm vẫn còn ở đây. Vấn đề là chúng ta có sẵn sàng cam kết để trở thành thánh nhân hay không?

CHRIS GARCIA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ SimplyCatholic.com)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN