Home / Chia Sẻ / LỄ CẦU HỒN

LỄ CẦU HỒN

LỄ CẦU HỒN“Xin cho linh hồn X được nghỉ yên muôn đời” là lời nguyện cầu hồn phổ biến đến mức nhiều người Công giáo có lẽ không nghĩ xem lời đó nói gì. Thậm chí tôi còn dám gợi ý rằng không ít người không thể giải thích nội dung của lời đó, ít nhất là không ngoài câu “chúng tôi cầu nguyện cho linh hồn X.” Mặc dù đó là sự thật, nhưng vẫn còn nhiều câu chuyện mà thế hệ người Công giáo trước đây có thể đã nói rõ nhưng tôi e rằng nhiều người ngày nay không thể làm được.

Tại sao chúng ta cầu nguyện cho linh hồn X? Bởi vì người ấy đã chết và không thể tự giúp mình được. Điều đó không có nghĩa là người chết nằm đó, hoàn toàn thụ động. Chúng ta cầu khẩn các thánh trên Thiên Đàng và xin các ngài cầu giúp nguyện thay. Chúng ta tin rằng họ có thể giúp chúng ta. Vậy tại sao chúng ta lại cầu nguyện cho linh hồn X? Bởi vì người ấy không thể tự giúp mình.

Các thần học gia lớn tuổi hơn có thể đã viết những điều như “trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, người đã khuất có thể giúp đỡ người khác bằng lời cầu nguyện của họ chứ không cho chính họ.” Tuy nhiên, lời giải thích đó dường như giản lược Thiên Chúa thành một người đặt ra luật lệ độc đoán, “ép buộc” con người phải có lòng bác ái với người khác bằng cách ngăn cản họ tự giúp đỡ chính mình. Điều đó không đúng.

Chúng ta có thể giúp đỡ người khác vì đó là hình thức bác ái – theo nghĩa thần học đầy đủ, không chỉ đơn thuần là làm vì một lý do chính đáng nào đó. Nhưng để thay đổi bản thân, chúng ta phải là chính mình một cách trọn vẹn, và sau khi chết, chúng ta không còn là chính mình nữa. Con người là sinh vật về thể xác và tinh thần. Linh hồn tôi có thể ở trong Luyện Ngục, nhưng thân xác tôi ở Nghĩa Trang.

Đó là lý do tại sao chúng ta “tin có sự sống lại của thân xác” chứ không chỉ “tin có sự sống vĩnh cửu của linh hồn.” Toàn bộ con người – thể xác và linh hồn – đã khiến tôi trở nên tốt hay xấu. Toàn bộ con người – thể xác và linh hồn – phải cùng nhau chia sẻ số phận vĩnh cửu của tôi.

Vì vậy, linh hồn thiếu tác dụng đối với chính nó, được cho là bởi vì nó cần tất cả con người – thể xác và linh hồn – để hành động, điều mà linh hồn không thể làm được. Tuy nhiên, chúng ta là những con người trọn vẹn trên thế giới này và có thể hành động bác ái, có thể giúp đỡ những người thân yêu đã khuất của chúng ta.

Điều đó có nghĩa là chúng ta cần đánh giá cao tầm quan trọng tuyệt đối của hiện thân con người và sự liên quan của nó với cuộc sống ở thế giới này và thế giới mai sau. Bắt nhịp tất cả chủ nghĩa Descartes và tính hai mặt làm lệch lạc tư duy Tây phương, trái ngược với tất cả những hệ tư tưởng “đồng nhất” coi thường thân xác hoặc tin rằng nó có thể được thay đổi theo ý muốn, thân xác là quan trọng.

(Tất nhiên, điều này đặt ra một loạt câu hỏi về các phong tục tang lễ đương đại khác, từ việc chấp nhận rộng rãi việc hỏa táng cho đến việc cố tình phá hủy thi thể để lấy lớp đất mặt. Nhưng đó là chủ đề dành cho một bài khác).

Như vậy, chúng ta hiểu tại sao phải cầu nguyện cho người chết. Nhưng tại sao lại dâng lễ? Có phải vì “nơi có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Ngài” – và chúng ta là một “cộng đồng,” hoặc có lẽ vì một số người nghĩ rằng việc cầu nguyện chung sẽ tăng thêm hiệu quả chăng? Có lẽ để nhớ đến người giáo dân cũ của chúng ta, người đã từng đến dự lễ hằng ngày và ngồi chỗ đó? KHÔNG.

Chúng ta “dâng lễ cầu cho linh hồn X” vì Bí tích Thánh Thể là hy lễ, tái hiện sự hy sinh của Chúa Kitô trên Thập Giá, một lễ vật là Tặng Phẩm Quý Giá Nhất mà Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và con người thật, đã dâng hiến trong và với Mình Máu Thật của Ngài thực sự hiện diện trong bí tích này và thực sự là một phần của lễ hiến tế vĩ đại duy nhất của Ngài “vì chúng ta và sự cứu rỗi của chúng ta.”

Để hiểu rằng đoạn cuối giả định sự hiểu biết về Bí tích Thánh Thể như là hy tế và về Sự Hiện Diện Thực Sự. Một cuộc khảo sát của Pew năm 2019 cho thấy rằng có 69% người Công giáo Mỹ ngày nay nghĩ Bí tích Thánh Thể chỉ là một biểu tượng. Nếu các nhà nghiên cứu của Pew hỏi, tôi dám chắc họ sẽ tìm thấy sự mù chữ về thần học tương đương về Thánh Lễ là hy tế.

Nếu chúng ta không hiểu Bí tích Thánh Thể là hy tế mà Chúa Giêsu Kitô hiện diện, ở đây và bây giờ, Mình Máu, Linh Hồn và Thần Tính, thì chúng ta cũng không thể hiểu được ý tưởng về việc cầu nguyện cho người chết, về cách thức và lý do cử hành Thánh Thể. Thánh Lễ có hiệu quả “cho sự an nghỉ của linh hồn X.”

Nếu Bí tích Thánh Thể chỉ là bữa ăn chung “mang tính biểu tượng” hiệp nhất chúng ta và nhắc nhở chúng ta về Chúa Giêsu cũng như những người thân yêu đã khuất của chúng ta, thì chúng ta là những người Tin Lành thực dụng. Ý tưởng Công giáo về giá trị thực sự của lời cầu nguyện – đặc biệt là Thánh Lễ – khi đó có thể coi là một tư tưởng đạo đức, nhưng nó không có gì là thực tế và vô nghĩa.

Tôi đã lập luận ở nơi khác rằng sự thiếu hiểu biết của người Công giáo về giá trị của Bí tích Thánh Thể như hy tế cầu cho người chết là lý do chúng ta muốn biến điều đó thành “lễ tưởng niệm” đối với “người sống cũng như người chết,” chỉ là hồi tưởng về những kỷ niệm ấm áp và những lời nhận xét đa cảm về “một nơi tốt đẹp hơn” mà những từ ngữ đó không thực sự có ý nghĩa sâu sắc. Nhu cầu về những ký ức đó hiện nay thường được thúc đẩy bởi sự thiếu vắng nghi thức tang lễ truyền thống hoặc khi thi thể được thay thế bằng hình ảnh tại các đám tang sau khi hỏa táng.

Các giám mục Hoa Kỳ đã bắt đầu “Cuộc Phục Hưng Thánh Thể” để đáp lại vụ bê bối rằng hơn 2/3 người Công giáo không hiểu Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu. Họ cũng không hiểu Bí tích Thánh Thể là Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu được dâng hiến trong hy lễ và điều đó phục vụ “sự yên nghỉ của linh hồn X.” Cho đến khi thần học Thánh Thể trọn vẹn được phục hồi và giảng dạy rộng rãi, tất cả sự hiểu biết của Công giáo sẽ vẫn là “bí ẩn,” không phải theo nghĩa đúng đắn về các chiều kích siêu lý trí của thần linh, mà là mù chữ về tôn giáo, bao gồm cả lý do “Thánh Lễ được cử hành để cầu cho linh hồn X được yên nghỉ.”

JOHN M. GRONDELSKI

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Tháng Cầu Hồn – 2023

 Vọng Lời Kinh – https://youtu.be/5qvaPhxpXoQ

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …