Việc khảo cổ tại vùng đất theo Kinh Thánh đã giúp hiểu biết về lịch sử, đồng thời còn khiến chúng ta ngạc nhiên về tính xác thức của các câu chuyện trong Kinh Thánh.
Từ tài sản của vua Solomon tới sự hành hạ của người Assyria, gợi ý về con người, nơi chốn và các sự kiện mà Kinh Thánh đã đề cập nhiều thế kỷ trước để phát hiện các tấm bia, các bình sứ, các cuộn giấy da cổ và các vị thần của các thành phố bị chôn vùi từ lâu.
Ví dụ như vàng của vua Solomon. Một số học giả đã bỏ qua ngôi đền vàng của vua Solomon được kể trong Kinh Thánh, cho đó là ý tưởng kỳ quặc.
Nhưng kiểm tra tỉ mỉ các chứng cớ lịch sử thì thấy rằng cách trưng bày hoang phí như vậy là tiêu chuẩn của thế giới cổ xưa.
Còn nữa, sự nổi bật tại một ngôi đền Ai Cập chứng tỏ là đúng khi Kinh Thánh nói về việc cướp phá Đền Thờ Giêrusalem mà Pha-ra-ô (Pharaoh Shishak) đã thực hiện – điều đó cung cấp cách giải thích đáng hoan nghênh về số phận của kho tàng vàng ngọc.
Các học giả Kinh Thánh và các nhà khảo cổ đã tìm hiểu sâu hơn về lịch sử trong Kinh Thánh, phát hiện chứng cớ về con người và những câu chuyện rất giống với thế giới đó.
Hãy cân nhắc câu chuyện về Đa-vít và Gô-li-át. Ngày nay chúng ta có chứng cớ lịch sử rằng thực sự có vua Đa-vít, thậm chí các nhà khảo cổ còn cho biết rằng họ đã phát hiện quê hương của Gô-li-át.
We’ve also learned much over the past 150 năm về hoạt động ám ảnh nhất của loài người thời xa xưa – đó là chiến tranh. Chiến tranh và chiến thắng liên quan Kinh Thánh đã được xác định, các vị vua trong lịch sử cũng được xác định mặc dù có các tên khác nhau trong Kinh Thánh.
Mưu đồ phức tạp của các quốc gia liên quan chính trị quốc tế được phát giác trong câu chuyện về vua Giô-si-a (Josiah) và sự suy sụp của Giu-đa như một quốc gia độc lập – giữa các cường quốc Ai Cập, Assyria và Babylon.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ BiblicalArchaeology.com)