Home / Chia Sẻ / KHIÊM NHƯỜNG – BÍ QUYẾT MÙA CHAY

KHIÊM NHƯỜNG – BÍ QUYẾT MÙA CHAY

KHIÊM NHƯỜNG – BÍ QUYẾT MÙA CHAYCầu xin Thiên Chúa chúc lành cho bạn trong Mùa Chay Thánh này và mong rằng việc xức tro ngày khởi đầu Mùa Chay giúp bạn khiêm nhường thánh đức trong tâm hồn. Xin Chúa soi sáng để nhận biết và đau buồn về tình trạng sống xa cách Đấng Tạo Hóa để thoát mù lòa của thói kiêu ngạo và có thể đón nhận ân sủng thích hợp.

Kiêu ngạo là đầu mối mọi tội lỗi,là “đệ nhất thói xấu”, người kiêu ngạo sẽ bị nguyền rủa. Tội kiêu ngạo kéo theo nhiều thứ tội khác, nhưng sự khiêm nhường tạo sự đoàn kết vững bền, như Thánh Giacôbê cho biết: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường”(Gc 4:6b).Ân sủng là mẹ của các nhân đức.

Sự kiêu ngạotìm kiếm danh giá và phải đau khổ khi bị khinh miệt; sự khiêm nhường không muốn được đề cao và vui chịu bị khinh bỉ, điều đó xứng đáng, và sự chính đáng của nó làm cho mong ước rằng công lý phải được thi hành. Sự kiêu ngạo cảm thấy không chịu khuất phục người khác, dù người đó làThiên Chúa hoặc thụ tạo, nhưng sự khiêm nhường cho đi và chấp nhận để có thể đi qua “cửa hẹp” của việc tuân phục ý của  Thiên Chúa và của con người.

XỨC TRO KHIÊM NHƯỜNG

Biết bao ơn lành đổ trên chúng ta nhờ tro của sự khiêm nhường. Đừng ai không xức tro kẻo không có Thiên Chúa. Thánh Augustinonói: “Lạy Thiên Chúa, Ngài thật cao cả, và Ngài thật khiêm nhường!”.

Sự khiêm nhường làm cho người ta nghĩ mình hèn mọn chứ không quan trọng. Sự khiêm nhường là hoa trái nảy sinh từ thế gian này nhưng lại lớn lên trên Thiên Đàng. Thiên Chúa ban ơn khiêm nhường cho những ai đào xới tìm kiếm trong linh hồn mình, và cần cù tìm kiếm trong trí nhớ về các tội lỗi và các lầm lỗi yếu hèn, bởi vì nhờ vậy mà ngọc quý khiêm nhường mới có thể phát hiện. Các lỗi lầm thường xuyên của chúng ta cho chúng ta nhiều cách xem xét và sám hối, nếu chúng ta không quay mặt làm ngơ thì không ai lại không thấy có nhiều lý do để sống khiêm nhường về sự bất toàn của mình.

Chúng ta xét mình thì sẽ thấy mình chưa yêu mến Chúa hết lòng và hết sức. Thiên Chúa truyền lệnh chúng ta phải yêu mến Ngài trên hết mọi sự, nhưng chúng ta lại không, thực sự chúng ta phải xin Ngài tha thứ cho sự yếu đuối của mình về phương diện này. Chúng ta dành sức lực cho các mối quan tâm của mình, và các lạc thú trong chúng ta làm cho chúng ta không chú tâm phụng sự Thiên Chúa, và cũng chẳng nồng nàn yêu mến Ngài.

LỚN LÊN TRONG TÌNH YÊU

Thánh Augustino nói rằng khi lòng bác ái lớn lên thì sự lạc thú giảm bớt, và các ước muốn xấu không thể hiện hữu với lòng bác ái hoàn hảo. Với chữ “ước muốn”, thánh nhân có ý nói về lòng ích kỷ (hoặc tự ái) thái quá mà tất cả chúng ta đều dành cho mình. Ngoại trừ Chúa Giêsu và Đức Mẹ, con cháu của Adam không ai lại không có một mức độ nào đó về lòng ích kỷ quá quắt này.

Nếu lòng ích kỷ giết chết lòng mến Chúa, chúng ta ở trong tình trạng tội trọng; nếu lòng mến Chúa sống động và điều khiển linh hồn, làm cho linh hồn không chống lại Ngài, người đó sống trong tình trạng ân sủng. Tuy nhiên, nếu chính mình và người khác giành chỗ trong tình cảm của chúng ta thì lòng bác ái của chúng ta không hoàn hảo. Công việc của chúng ta bất toàn nếu nhân đức này khiếm khuyết.

Khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết sức có thể thì chúng ta cũng muốn yêu thương người khác, bởi vì chúng ta không thể cảm thấy chạnh lòng thương hoặc vui mừng về những người sống thân mật với Thiên Chúa, và những người là con cái của Ngài qua việc lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Chúng ta không cư xử với họ vì lòng bác ái, bởi vì chúng ta bất toàn về lòng yêu mến dành cho Ngài. Chúa Giêsu nói: “Những gì anh em làm cho những người bé mọn là anh em làm cho chính Thầy đây”.

MỌI SỰ LÀ CỦA CHÚA

Mọi sự chúng ta có đều do Thiên Chúa ban cho. Ngài trao ban chính Ngài cho chúng ta với điều kiện chúng ta phải nói sự thật, nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, chứ không bởi chúng ta hoặc những gì chúng ta có.

Chúng ta càng tốt lành thì chúng ta càng mắc nợ Đấng Toàn Năng, càng có lý do để chúng ta tự trách mình bất xứng mà phục vụ nhiệt thành hơn, biết ơn hơn. Chúng ta chỉ có tội lỗi và sự trống rỗng mà thôi.

Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta và nâng đỡ chúng ta hằng ngày, nếu Ngài không yêu thương chúng ta thì chúng ta trở về hư vô ngay lập tức. Nếu Thiên Chúa rút hết ân sủng khỏi chúng ta, những ơn mà Ngài đã ban vì Đức Giêsu Kitô, Đấng chí thánh ở giữa chúng ta, thì Phêrô là gì khi ông chối bỏ Chúa Giêsu, hoặc Phaolô là gì khi ông bách hại chính Đấng cứu độ ông? Chúng ta biết rõ mình là gì trước khi Thiên Chúa chạm vào linh hồn của chúng ta, và Ngài biến đổi trái tim cũ của chúng ta bằng trái tim mới.

Biện minh, biện hộ hoặc bào chữa, cũng chẳng là gì nếu linh hồn vẫn chết trong tội. Chúng ta hiện hữu nhờ sự sống Thiên Chúa trao ban qua cái chết của Con Ngài. Linh hồn mù lòa nếu chúng ta nghĩ rằng điều tốt lành có được nhờ khả năng của chúng ta, chứ không phải sự sống siêu nhiên được trao ban cho chúng ta.

Bạn thấy đó, chúng ta chỉ có các khuyết điểm, chứ chúng ta chẳng có gì. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa luôn thúc giục chúng ta làm điều gì đó cho Ngài, chúng ta quên rằng Ngài muốn ngay và không trì hoãn. Hãy ghi nhớ lời Ngài về sự sống, đừng để Ngài lặp lại. Hãy luôn để cho trái tim lầm lỗi của chúng ta có đầy hồng ân mà Thiên Chúa đổ vào không uổng phí, nhưng hãy cẩn thận gìn giữ ơn Ngài.

LÒNG THƯƠNG XÓT NGỌT NGÀO

Hãy lưu ý, vì Thiên Chúa yêu cầu chúng ta rất cấp bách. Hãy dành vinh quang cho Thiên Chúa vì Ngài xứng đáng, nhưng hãy nhận biết mình đáng nguyền rủa và bất xứng. Hãy hy vọng vào Chúa, Ngài không bỏ chúng ta đâu, Ngài tìm cách hướng chúng ta tới Thiên Đàng. Ở đó, Ngài sẽ ban vinh quang cho chúng ta, thế nên đừng tìm vinh quang và vinh dự ở thế gian này. Với viễn cảnh Tiệc Thánh Nước Trời, chúng ta đừng tự thỏa mãn với những “món ô uế” như rác rưởi của thế gian này, bởi vì chẳng có gì thỏa mãn “khẩu vị” của chúng ta.

Hãy buông bỏ mọi thứ để có thể thanh thản, đừng dính bén hoặc “nặng lòng” với những thứ tạm bợ ở đời này. Nếu bạn phải chịu đau khổ, bạn sẽ dần dần chịu đủ vì Chúa.

Hãy suy niệm cuộc khổ nạn mà Chúa Giêsu chịu vì chúng ta, bạn sẽ thấy rằng những gì bạn làm hoặc chịu đựng đều không đáng gì so với nỗi đau khổ của Chúa Giêsu. Thiên Chúa quý giá đối với bạn đến nỗi không gì có thể so sánh, dù bạn có hy sinh mạng sống vì Ngài thì cũng chẳng là gì, chỉ là “giá rẻ mạt” mà thôi. Trên trời, bạn sẽ nhận ra rằng hạnh phúc trên Thiên Đàng đáng để chúng ta đánh đổi mọi thứ, và chẳng cần bất cứ sự vui thú nào ở đời này nữa. Hãy phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa, tạ ơn Ngài đã soi sáng cho bạn khi bạn bị thế gian lừa, và tạ ơn Ngài đã nâng cao tư tưởng của bạn vượt lên trên thế gian này.

Sau khi chúng ta kết thúc cuộc lữ hành đời này, Ngài sẽ cho chúng ta vào miền trường sinh, tận hưởng vĩnh phúc. Niềm vui có Chúa sẽ cho bạn biết, vì chỉ có Ngài có thể ban cho bạn điều đó. Đó là Thánh Ý Ngài, không phải do công trạng của bạn mà vì Ngài tốt lành và nhân từ muôn đời, vinh quang và vinh dự là của Ngài đến muôn thuở muôn đời. Amen.

THÁNH GIOAN AVILA (linh mục tiến sĩ, 1500-1569)

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Khởi đầu Mùa Chay – 2019

Xem thêm

Ga 18,33-37

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN- LỄ KITÔ VUA, NĂM B, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CN 34BB LỄ KITÔ VUA (Ga 18,33-37) I.TÀI LỆU GỢI Ý             Ngữ cảnh Trong đêm, …