Home / Chia Sẻ / KHI CHÚA GIÊSU NGỦ TRONG CƠN BÃO CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA

KHI CHÚA GIÊSU NGỦ TRONG CƠN BÃO CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA

 

Trong đêm tối của đức tin, Thánh Têrêsa thành Lisieux xác tín Chúa Giêsu vẫn luôn ở với mình, nhưng cũng đau khổ khi Ngài dường như ngủ say và ẩn kín.

Thánh nhân đã miêu tả cảm giác này:

“Linh hồn của tôi giống như một chiếc thuyền mong manh bập bềnh mà không có người lái trong một vùng biển bão tố.  Tôi biết rằng Chúa Giêsu ở đó, ngủ trong thuyền của tôi, nhưng trời quá tối để tôi thấy Ngài.  Tất cả là bóng tối.  Giống như Chúa Giêsu trong cơn đau đớn của Ngài trong Vườn, tôi cảm thấy mình bị bỏ rơi và không có sự giúp đỡ nào cho tôi trên trái đất hay trên thiên đàng.  Chúa đã bỏ rơi tôi” (Câu chuyện về linh hồn, 61).

Kinh nghiệm của Thánh Têrêsa giống với kinh nghiệm của các môn đệ trong Tin mừng Máccô chương 4 và Matthêu chương 8. 

Đây là bản văn kinh thánh trong Macco chương 4:  

“Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ : “Chúng ta sang bờ bên kia đi !”  Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền ; có những thuyền khác cùng theo Người.  Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.  Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ.  Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”  Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!”  Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.  Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế?  Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin ư?”  Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” 

“Thưa Thầy, Thầy không quan tâm rằng chúng ta đang chết đến nơi rồi?”  Bao lâu trong những cơn bão của cuộc đời chúng ta có cảm giác như Chúa Giêsu đang ngủ như vậy?  Nếu ngay cả một vị thánh vĩ đại như Thánh Têrêsa cũng có thể cảm thấy loại bỏ rơi này, chúng ta không nên mặc cảm tội lỗi nếu chúng ta trải nghiệm điều gì đó tương tự. 

Trong câu chuyện phúc âm, mọi thứ trở nên rất thảm khốc trước sự can thiệp của Chúa Giêsu.  Sóng đang đâm vào thuyền và lấp đầy nước, có nguy cơ bị chìm sớm.  Mặc dù vậy, Chúa Giêsu vẫn ngủ.  Các môn đệ trước tiên phải kêu lên với Ngài để được giúp đỡ.  Như Thánh vịnh 18:7 “Trong lúc đau khổ, tôi kêu lên: Lạy Chúa!  Tôi kêu lên với Thiên Chúa của tôi.”  Chúa nghe thấy sự đau khổ của họ.  Tiếng kêu khóc của họ, chứ không phải cơn bão, đã đánh thức Chúa Giêsu dậy. 

Có ba điều cần lưu ý về cách Chúa Giêsu trả lời. 

Đầu tiên, Ngài có quyền chỉ huy hoàn cảnh.  Chúa không làm cho con thuyền vững chắc hơn, hoặc giảm bớt cơn bão.  Chúa loại bỏ hoàn toàn vấn đề, mang đến một sự bình yên tuyệt vời.

Thứ hai, Ngài biến đổi tình hình qua lời nói của Ngài.  Sức mạnh của Ngôi Lời nhập thể nằm trong lời nói.  Chúa không cần phải cố gắng.  Chẳng hạn, Chúa không nhảy vào vùng sóng đánh dữ dội và kéo thuyền vào bờ.

Thứ ba, tác động biến đổi mà Ngài tạo ra mang tính toàn bộ – từ hoàn cảnh bên ngoài cho đến trái tim của các môn đệ.  Chúa Giêsu muốn các môn đệ có niềm tin rằng sự hiện diện của Ngài là đủ.  Ngài muốn họ có niềm tin rằng Ngài đã nhận thức được tình hình, ngay cả khi Ngài dường như đang ngủ. 

Giấc ngủ của Chúa có thể được coi là một bài kiểm tra đức tin của họ.  Nó cũng là một lời xác nhận răng: chỉ sự hiện diện của Chúa là đã đủ an toàn rồi. 

Giấc ngủ vĩ đại nhất mà Chúa Giêsu trải qua là giấc ngủ của tử thần.  Cuối cùng, trong trình thuật của phúc âm về giấc ngủ này, chúng ta rút ra sự an ủi lớn nhất.  Như bài giảng cổ xưa rất hay của Thứ Bảy Tuần Thánh: 

Chuyện gì đang xảy ra vậy?  Hôm nay có một sự im lặng tuyệt vời trên trái đất, một sự im lặng vĩ đại, một sự im lặng tuyệt vời vì Đức vua đang ngủ; Trái đất vẫn còn bị trong sự kinh hãi, bởi vì Chúa đã ngủ trong xác thịt và nâng dậy những người đang ngủ từ thời xa xưa.  Chúa đã chết trong xác thịt, và âm phủ đã run rẩy. 

Bài giảng gợi ý một lời giải thích cho giấc ngủ này: Chúa Giêsu bước vào giấc ngủ của sự chết để Ngài có thể ở cùng với những người đang ngủ say, những người cha thánh của Cựu Ước đang chờ đợi Ngài trong tình trạng lấp lửng.  Giống như Chúa đã lấy xác phàm để ở giữa những người sống, nên Ngài cũng mặc lấy giấc của sự chết mà Ngài cũng có thể ở cùng sự chết như vậy. 

Chúa Giêsu không đánh thức chúng ta ra khỏi giấc ngủ tinh thần bằng cách lay chuyển chúng ta từ bên ngoài.  Ngài đi vào chính Ngài để đánh thức chúng ta từ bên trong.  Như bài giảng có nói: 

Ta ra lệnh cho ngươi: Thức tỉnh đi hỡi kẻ còn đang ngủ, Ta đã không tạo ra ngươi để bị giam giữ như một tù nhân trong âm ngục.  Trỗi dậy từ cõi chết; Ta là sự sống của kẻ chết.  Trỗi dậy, hỡi con người, công trình của tay Ta làm nên, Trỗi dậy, vì người mang hình ảnh của Ta.  Hãy trỗi dậy, nào chúng ta hãy đi, vì Ta ở trong ngươi và ngươi ở trong Ta, cùng nhau chúng ta nên một mà không thể bị chia cắt. 

Bóng tối của Thứ Bảy Tuần Thánh dẫn đến sự tươi sáng của Chúa nhật Phục Sinh.  Sự phục sinh thực sự có khởi đầu không phải trong ngôi mộ, nhưng trong khoảnh khắc linh hồn Chúa Giêsu bắt đầu bay lên từ sâu thẳm địa ngục.  Ngay cả khi Chúa Giêsu ngủ say, lúc đó, Ngài thực sự rất chủ động, trong địa ngục Ngài tuyên bố chiến thắng của thập tự giá, chà đạp ma quỷ và giải cứu những người cha thánh trong tình trạng Limbo. 

Nếu Chúa Giêsu đôi khi dường như ngủ trong cuộc đời chúng ta, thì Ngài có thể sống động theo những cách mà chúng ta không thể nhìn thấy.  Chúa đang làm việc trong nhiều trường hợp.  Những kiểu trợ giúp mà chúng ta thường cần có công việc phải được thực hiện ở những nơi mà chúng ta không thể nhìn thấy như trái tim của những người thân bị ghẻ lạnh, tinh thần của một đứa trẻ bị giam cầm trong cơn nghiện, tâm trí và trái tim của các ông chủ, chủ nợ hoặc người thu tiền hóa đơn của chúng ta và trong tất cả những người có sức ảnh hưởng đến an toàn kinh tế của chúng ta.

Nếu sự giúp đỡ mà chúng ta cần nhất là trong việc chữa lành một căn bệnh về thể xác hoặc bệnh tâm thần thì chúng ta chắc chắn sẽ không thể nhìn thấy Chúa Giêsu đang làm việc.   

Điều này tạo ra khả năng để chúng ta được ngạc nhiên.  Bởi vì mỗi Thứ Bảy Tuần Thánh, chúng ta có thể mong đợi được ‘niềm vui ngạc nhiên” của sự Phục Sinh.

Stephen Beale – Bro. Giuse Trung Tran, ‎C.Ss.R – chuyển ngữ
Nguồn: https://catholicexchange.com/when-jesus-sleeps-through-our-storms

Xem thêm

T2t31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  VĂN HOÁ CHO ĐI “Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành …