Home / Tiêu Điểm / Hãy cầu nguyện cho những ai bị bách hại vì đức tin Kitô giáo

Hãy cầu nguyện cho những ai bị bách hại vì đức tin Kitô giáo

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một điện thư tweet và kinh Truyền Tin

Rome, 26 tháng 12, 2014 (Zenit.org) 

tải xuốngĐức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi trong một tweet ngày 26/12 trên @Pontifex_fr: “Ngày hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người đang bị bách hại vì đức tin Kitô giáo”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời mời gọi này trong lời nguyện cầu cho các Kitô hữu bị bách hại và thảm sát vì đã trung thành với Chúa Kitô trước Kinh Truyền Tin ngày 26/12, ngày Lễ Thánh Etienne. Ngài nói: “Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho những ai đang bị kỳ thị, bách hại và bị giết vì lý do đã làm chứng tá cho Đức Kitô. Tôi muốn nói với mỗi người trong họ: nếu các bạn vác thánh giá này với tình yêu, các bạn đã bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh, các bạn đã đang ở trong trái tim Chúa Kitô và Giáo Hội.” 

Đức Thánh Cha đã kêu gọi việc tôn trọng tự do tôn giáo trên toàn cầu : “Chúng ta cũng cầu xin cho những hy sinh của các vị tử đạo thời nay (có biết bao nhiêu người) có thể tăng gia trong khắp các miền trên thế giới sự gắn bó trong việc công nhận và bảo đảm cách cụ thể tự do tôn giáo, một nhân quyền không thể vi phạm của tất cả mọi người.”

Những chiều kích xưa kia không thể tưởng tượng được

Đức Thánh Cha nhắc đến các sự đàn áp trong lá thư được gửi đi ngày thứ ba 23/12/2014 cho các tín hữu miền Trung Đông.

Đức Thánh Cha kể lại những gì thật khủng khiếp đã xẩy ra cho các Kitô hữu miền Trung Đông : “Những đau khổ và khó khăn trong quá khứ tiếc thay đã không thiếu gì, ngay cả gần đây tại Trung Đông. Trong những tháng vừa qua lại còn tệ hại hơn vì các tranh chấp đang dầy xéo lên miền này, và trên hết là những họat động gần đây của tổ chức khủng bố, với những chiều kích xưa kia không thể tưởng tượng ra được, với đủ mọi hình thức lạm dụng và hành động không xứng đáng làm con người, khi họ đặc biệt tấn công một số các bạn đã bị xua đuổi cách bạo tàn ra khỏi chính đất đai của các bạn, nơi các Kitô hữu đã hiện diện ngay từ thời kỳ các tông đồ.”

Ngài đặc biệt nói với giới trẻ: “Tôi cầu nguyện cho đức tin của các bạn, cho sự tăng trưởng về đức tin, về sự trưởng thành trong tình nhân lọai và Kitô giáo, và cho những dự án tốt hơn của các bạn sẽ được thực hiện. Và tôi nhắc lại: “Xin đừng bao giờ sợ hãi hay xấu hổ vì mình là Kitô hữu. Mối tương quan của các bạn với Chúa Giêsu sẽ làm cho các bạn sẵn sàng cộng tác không nề hà gì với các đồng bào của các bạn, bất kể hình thức bên ngoài về tôn giáo của họ.”

Quyền năng Chúa Kitô

Đức Thánh Cha cũng đã điện thọai trực tiếp cho các Kitô hữu người Iraq đang tị nạn tại Kurdistan, trước Thánh Lễ vọng Giáng Sinh.

Trong thông điệp Giáng Sinh, nhài nhắc đến tất cả những quốc gia nơi các Kitô hữu cũng là nạn nhân của bạo tàn, ngài cầu xin “quyền năng của Chúa Kitô, là quyền năng giải phóng và phục vụ, sẽ được thể hiện.” 

Ngài kêu gọi trách nhiệm của những người có quyền quyết định: “Tôi yêu cầu tất cả quý vị có trách nhiệm về chính trị hãy cùng nhau đối thoại để vượt thắng những chống đối và xây dựng một cuộc sống chung huynh đệ lâu bền.”

Sự thờ ơ tương đối

Trong Evangelii Gaudium, Đức Thánh Cha nhắc đến việc Phúc Âm hóa đang phải đối phó với các thách đố của thời đại chúng ta, chẳng hạn những sự bách hại: “Chúng ta cũng phải truyền giáo trong khi chúng ta tìm cách chống lại những thách đố khác nhau. Đôi khi, điều này xẩy ra trong những cuộc tấn công thật sự đối với tự do tôn giáo, hay trong những hoàn cảnh mới về sự đán áp các Kitô hữu tại vài quốc gia đã đạt tới mức độ nguy kịch về sự thù hận và bạo tàn ” (EG 61).

Nhưng Đức Thánh Cha cũng lưu ý về nguy cơ của “sự thờ ơ tương đối “: “Trong nhiều lãnh vực, lại có một sự thờ ơ tương đối lan tràn, nối kết với sự lừa đảo và sự khủng hoảng của các ý thức hệ đã xuất hiện như một phản ứng đối với tất cả những gì có vẻ chuyên chế. Việc này không những chỉ gây nên sự kỳ thị đối với Giáo Hội, mà cả đến đời sống xã hội nói chung. Chúng ta ghi nhận đang có một nền văn hóa, trong đó mỗi người đều muốn là nhân vật gánh vác chính chân lý của mình, và làm cho các công dân gặp khó khăn không muốn tham gia vào một dự án chung vượt trên mọi ích lợi và ý muốn cá nhân ” (EG61).

Bùi Hữu Thư

Nguồn: Vietcatholic

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …