Home / Chia Sẻ / HẬU QUẢ TIỀM ẨN CỦA TỘI LỖI

HẬU QUẢ TIỀM ẨN CỦA TỘI LỖI

HẬU QUẢ TIỀM ẨN CỦA TỘI LỖITại sao chúng ta không nên phạm tội? Hậu quả của tội lỗi là gì?

Trước hết, hậu quả chính của tội lỗi là sự xa cách Thiên Chúa, sự rạn nứt trong mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và tạo dựng chúng ta để kết hiệp mật thiết với Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta một cách sống củng cố mối quan hệ của chúng ta với Ngài và cuối cùng dẫn đến hạnh phúc vĩnh cửu – đức hạnh. Về bản chất, tội lỗi là bất kỳ hành động nào trái ngược với bản chất của chúng ta và khiến chúng ta xa rời Thiên Chúa. Tội lỗi là những hành vi khiến chúng ta không thể tương hợp để quan hệ với Thiên Chúa.

Mối quan hệ của con người cũng không khác. Có một số loại hành vi phá hủy các mối quan hệ, bất kể ý định của chúng ta là gì khi thực hiện điều đó. Ngoại tình hủy hoại mối quan hệ hôn nhân theo bản chất của nó. Truyền bá những lời dối trá về ai đó khiến bạn không thể có sự thân mật thực sự với người đó. May thay, lòng thương xót và ân sủng mạnh mẽ hơn tội lỗi của chúng ta.

Vì vậy, chúng ta biết rằng hậu quả chính của tội là xa cách Thiên Chúa. Nhưng, nếu thành thật với chính mình, hầu hết chúng ta chưa đủ trưởng thành về mặt tâm linh (chưa đủ thánh thiện) để điều này trở thành động lực để chúng ta tránh xa tội lỗi. Sự tách biệt khỏi Thiên Chúa dường như là ý tưởng trừu tượng và tâm linh, không liên quan gì đến cuộc sống hằng ngày đầy khó khăn của mình.

Đây là những ảnh hưởng phụ của tội lỗi. Ngoài việc xa cách Thiên Chúa, tội lỗi còn làm hư hỏng cuộc sống và mối quan hệ của chúng ta với người khác. Truyền bá những lời dối trá về ai đó là tội lỗi và làm chúng ta xa cách Thiên Chúa, nhưng nó cũng làm chúng ta xa cách những người khác trong cộng đồng. Rõ ràng nhất là người mà chúng ta nói dối, nhưng cũng có những người khác. Nếu chúng ta nổi tiếng là kẻ nói dối và buôn chuyện, nhiều người sẽ không tin tưởng chúng ta, ngay cả khi chúng ta chưa bao giờ làm tổn thương họ bằng việc nói dối hay buôn chuyện. Giống như những hành động trái ngược với bản chất và mục đích sống của chúng ta, mọi tội lỗi sẽ khiến chúng ta bất hạnh lâu dài. Lý do tốt và đủ để không phạm tội là tránh những hậu quả tự nhiên của tội lỗi – sự cô đơn và thiếu thỏa mãn mà tội lỗi gây ra.

Nhưng tội lỗi quá trụy lạc và hủy hoại đến mức gây ra những hậu quả mà chúng ta không thể đoán trước. Khi nổi loạn chống lại Thiên Chúa, Ađam và Êva biết rằng mối quan hệ của họ với Ngài sẽ bị rạn nứt nên họ trốn tránh Ngài. Nhưng liệu họ có ngờ rằng mối quan hệ của họ với nhau cũng sẽ rạn nứt? Trong chương 3 sách Sáng Thế, những hình phạt mà Thiên Chúa dành cho Ađam và Êva vì tội lỗi của họ thường được hiểu là Thiên Chúa chỉ thông báo cho họ về hậu quả tự nhiên do hành động của họ. Nhưng các hình phạt lại tập trung vào việc phá vỡ mối quan hệ vô liêm sỉ của Ađam và Êva. Hơn nữa, mối quan hệ của họ với phần còn lại của thụ tạo đã bị phá vỡ. Do sự phản loạn của họ chống lại Thiên Chúa, đất đai sẽ không sinh hoa trái nếu không nỗ lực, và việc sinh nở sẽ vô cùng đau đớn và nguy hiểm.

Một ví dụ điển hình trong xã hội hiện nay của chúng ta về những hậu quả tiềm ẩn cấp ba của tội lỗi có thể thấy trong mối liên hệ giữa sự ly hôn và môi trường. Một tác động đáng ngạc nhiên của việc ly hôn là hủy hoại môi trường. Trong sự ly hôn, vấn đề chính là sự tan vỡ của một gia đình và sự vi phạm lời thề hôn nhân. Những tác động có tiếng của việc ly hôn bao gồm làm tổn hại con cái và khả năng thất bại cao hơn trong bất kỳ mối quan hệ nào trong tương lai mà những người ly hôn tham gia. Nhưng một tác động cấp ba bị lãng quên hoặc không được chú ý của việc ly hôn là tác hại của nó đối với môi trường. Việc ly hôn chiếm một số lượng người nhất định, một gia đình cụ thể và gần gấp đôi số lượng tài nguyên mà họ tiêu thụ.

Nhóm người này giờ đây sẽ cần hai ngôi nhà với đầy đủ nội thất và các hóa đơn điện nước của riêng họ: nước, sưởi ấm, điều hòa, điện, v.v… Giờ đây họ cần hai hóa đơn tạp hóa. Nếu có trẻ em tham gia, chúng thường cần hai bộ quần áo, đồ chơi và tài liệu giáo dục. Hậu quả của việc tách rời làm hại môi trường do tiêu thụ quá mức.

Là Kitô hữu, chúng ta phải thực hành việc quản lý môi trường. ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh điều này một cách hữu ích trong triều đại giáo hoàng của ngài. Tội lỗi chính đối với môi trường không phải là không tái chế, mà là tiêu thụ quá mức. Ly hôn gần như tăng gấp đôi những gì mà mọi người lãng phí. Điều này cho chúng ta thấy những hậu quả tiềm ẩn của tội lỗi. Tội lỗi của chúng ta làm tổn thương mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với người khác và làm hại chính chúng ta. Nhưng thường có những hậu quả tiềm ẩn của tội lỗi mà chúng ta thường không thấy được.

MATTHEW McKENNA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …