Home / Chia Sẻ / HÀNH ĐỘNG THEO LẼ PHẢI

HÀNH ĐỘNG THEO LẼ PHẢI

HÀNH ĐỘNG THEO LẼ PHẢINgày nay, chữ “thận trọng” đã bị sai lệch với mức độ nào đó trong thời đại chúng ta. Lời nhắc nhở từ xưa: “Hãy để lương tâm hướng dẫn của bạn!” Câu đó đã bị thay thế bằng khẩu hiệu hiện đại này: “Hãy theo đuổi sự thúc đẩy đó!” Nếu bạn cảm thấy điều gì đúng đắn cần làm, hãy tiếp tục và thực hiện điều đó. Đừng để mình bị cản trở bởi sự sai khiến của lý trí. Vì thế, hãy theo triết lý cá nhân, nếu có thể gọi như vậy, của rất nhiều người cùng thời chúng ta. Bằng chứng của thực tế này là tình trạng thất thường gia tăng mà hôn nhân được tạo ra và đổ vỡ. Bỏ qua mọi trách nhiệm với Thiên Chúa hoặc với con cái, người ta cứ tiếp tục, qua tòa án ly hôn, từ mê đắm này tới mê đắm khác. Đối với họ, lý trí đã bị truất phế vì tình cảm.

Người thận trọng không phải là người nô lệ cho cảm xúc, cũng không phải là người rụt rè hay thận trọng quá mức. Đức tính thận trọng chỉ đơn giản là thói quen hành động theo nguyên tắc của lẽ phải. Hành vi thận trọng là hành vi hợp lý, được phân biệt với hành vi bốc đồng. Người thận trọng cân nhắc hậu quả – đối với bản thân và người khác – của hành động trước khi quyết định. Người đó hành động không dựa trên những gì họ cảm thấy muốn làm, nhưng dưới ánh sáng của tất cả những gì họ phải làm.

Sự thận trọng là dấu xác nhận của sự trưởng thành thực sự. Lúc nào cũng vậy, người “không bao giờ lớn lên” là người thiếu thận trọng. Sự thận trọng có thể là một đức tính tự nhiên hoặc siêu nhiên. Sự thận trọng tự nhiên chủ yếu liên quan các vấn đề trần tục. Bạn khóa cửa vào ban đêm để đề phòng kẻ trộm, đó là sự thận trọng tự nhiên. Tương tự, bạn cũng rất thận trọng khi giữ tín dụng tốt bằng cách thanh toán các hóa đơn ngay lập tức. Thận trọng tự nhiên là đức tính có thể đạt được thông qua kinh nghiệm – kinh nghiệm của chính mình và của người khác. Chúng ta đặc biệt học hỏi qua những sai lầm của chính mình. Đã làm điều dại dột, để lại hậu quả đáng tiếc, chúng ta cẩn thận hơn (nếu thông minh) để không lặp lại hành động dại dột đó.

Tuy nhiên, sự thận trọng siêu nhiên không thể đạt được. Với những đức tính cơ bản khác là công bình, dũng cảm và tiết độ, sự thận trọng siêu nhiên đã được truyền vào linh hồn chúng ta nhờ ân sủng của Phép Rửa. Bốn đức tính này xứng đáng được gọi là “chủ yếu,” từ tiếng Latinh là “cardo” – nghĩa là bản lề. Tất cả các đức tính luân lý khác đều xoay quanh sự thận trọng, công bằng, dũng cảm và tiết độ. Nếu không có bốn đức tính này, không một đức tính luân lý nào khác có thể được thực hành với bất kỳ mức độ hoàn hảo nào. Sự thận trọng siêu nhiên là phương thế do Thiên Chúa ban tặng để phân biệt điều gì đúng và điều gì sai theo nghĩa luân lý, và để phân biệt điều gì tốt và điều gì tốt hơn. Nếu thanh toán hóa đơn để bảo toàn tín dụng của mình, bạn đang thực hành sự thận trọng tự nhiên. Nếu thanh toán các hóa đơn của mình vì bạn coi đó là nghĩa vụ theo lương tâm, bạn đang thực hành sự thận trọng siêu nhiên. Với đàn ông đã kết hôn, nếu tự nhủ: “Tôi phải ngừng tán tỉnh cô gái đó, nếu không tôi có thể làm tổn hại danh tiếng của mình.” Anh ta thực sự thận trọng. Nếu anh ấy xác định: “Tôi phải ngừng tán tỉnh cô gái đó nếu không tôi sẽ phạm tội ngoại tình.” Anh ấy rất thận trọng.

Rõ ràng rằng sự thận trọng, tự nhiên cũng như siêu nhiên, là một đức tính rất đáng được đánh giá cao. Đôi khi chúng ta sẽ khó xác định, trong một trường hợp cụ thể, liệu sự thận trọng của chúng ta là tự nhiên hay siêu nhiên, vì chúng ta thường khó biết động cơ của chúng ta thuộc thế giới này hay thế giới khác. Chúng ta không cần phải lo lắng. Nếu chúng ta có sự thận trọng tự nhiên để xây dựng, nó sẽ dễ dàng hơn nhiều để sự thận trọng siêu nhiên hoạt động. Đó là châm ngôn thần học rằng ân sủng hoạt động hiệu quả nhất khi được củng cố bởi sự tốt lành tự nhiên. Có lẽ không nhiều người nghĩ rằng họ phải cầu xin Chúa, nhưng sự gia tăng thận trọng siêu nhiên chỉ có thể đến từ Thiên Chúa. Cả bây giờ và sau này, hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào sự thận trọng.

LEO J. TRESE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN