Home / Chia Sẻ / HANG ĐÁ GIÁNG SINH

HANG ĐÁ GIÁNG SINH

HangdaGiangsinhTừ khi Thánh Phanxicô khởi xướng cảnh Chúa Giáng Sinh đầu tiên, nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới đã thay đổi truyền thống Giáng Sinh phổ biến của riêng họ. Tuy nhiên, xuyên suốt các truyền thống này là những yếu tố chung đại diện cho những phần khác nhau của câu chuyện Chúa Giáng Sinh.

HANG ĐÁ

Thánh Luca giải thích: “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Lc 2:7) Đoạn này không đề cập “chuồng bò, lừa” như chúng ta biết ngày nay vì động vật trong lịch sử được nhốt trong hang động. Trong phần lớn lịch sử Giáo Hội, các mô tả về sự giáng sinh của Chúa Giêsu nhấn mạnh đến hang đá, do đó một số cảnh về Chúa giáng sinh vẫn giữ truyền thống đó. Tuy nhiên, các nghệ sĩ Kitô giáo đã bắt đầu đặt sự ra đời của Chúa Giêsu vào bối cảnh hiện đại và “chuồng bò, lừa” xuất hiện, trở thành một phần chính của bất kỳ cảnh Chúa giáng sinh nào.

LỪA

Không thấy đề cập con lừa trong Kinh Thánh, nhưng một tài liệu cổ “Protoevangelium of James” nói rằng Đức Giuse đã đặt Đức Maria lên một con lừa trong cuộc hành trình dài. Lừa là phương tiện vận chuyển phổ biến vào thời đó, và vì số dặm liên quan nên có ý nghĩa nhất. Vì thế, con lừa luôn có mặt trong các cảnh Chúa giáng sinh, con lừa đã cưu mang Mẹ của Chúa – và chính Chúa trong bụng Mẹ lúc đó.

Trong một tài liệu khác, ngoài Kinh Thánh, người viết nói rằng một con bò đã có mặt khi Chúa Giêsu ra đời. Điều này có thể bắt nguồn từ nhà tiên tri Isaia, người đã viết: “Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Israel thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì.” (Is 1:3) Câu này cho thấy các loài vật biết Chúa là ai, nhưng phần còn lại của thế giới đã nổi loạn chống lại Ngài.

ĐỨC MARIA và ĐỨC GIUSE

Hai nhân vật chính của cảnh Chúa giáng sinh thường quỳ trước máng cỏ, bên Hài Nhi Giêsu. Cả hai đều đang cầu nguyện và ngạc nhiên trước mầu nhiệm vừa mở ra trước mắt họ.

MỤC ĐỒNG

Theo tường thuật trong Kinh Thánh, những người chăn chiên là đặc điểm chính của bất kỳ cảnh Chúa giáng sinh nào và tương ứng với đoạn văn này của Thánh Luca: “Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: ‘Nào chúng ta sang Belem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.’ Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.” (Lc 2:15-16)

THIÊN THẦN

Mặc dù không được đề cập rõ ràng tại khung cảnh máng cỏ, nhưng các thiên thần hiện diện với những người chăn chiên và tuyên bố: “Gloria in excelsis Deo!” Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với thiên thần ca ngợi Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.” (Lc 2:14)

ĐẠO SĨ

Thánh Mátthêu mô tả cách thức các nhà thông thái từ phương Đông đến thăm Chúa Giêsu. Mặc dù con số này không được đề cập cụ thể trong Kinh Thánh, nhưng con số ba được dựa trên số lượng quà tặng được trao: “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến.” (Mt 2:11)

YẾU TỐ KHÁC

Tại nhiều quốc gia, các yếu tố khác được bao gồm trong cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống. Tại Ý, cảnh hang đá bao gồm cả một ngôi làng với vô số người đi làm việc hằng ngày. Kiến trúc thường là thời Trung Cổ và từ thời kỳ khác, nhưng nhấn mạnh thực tế là chúng ta cũng có thể có mặt khi Chúa Giêsu giáng sinh và đón Ngài vào cuộc sống của chúng ta. Tại những nơi khác, như ở Ba Lan, cảnh hang đá thể hiện một nhà thờ trang trí công phu dựa trên kiến trúc Gothic. Một lần nữa, sự nhấn mạnh nhắc nhở chúng ta rằng sự giáng sinh của Chúa Giêsu không chỉ là một sự kiện lịch sử, mà là một điều gì đó tiếp diễn qua mọi thời đại và trong mọi tâm hồn.

PHILIP KOSLOSKI

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Mừng Chúa Giáng Sinh – 2022

Xem thêm

Ga 18,33-37

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN- LỄ KITÔ VUA, NĂM B, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CN 34BB LỄ KITÔ VUA (Ga 18,33-37) I.TÀI LỆU GỢI Ý             Ngữ cảnh Trong đêm, …