Home / Giáo Dục Kito Giáo / GIÚP TRẺ NHÚT NHÁT THÊM TỰ TIN

GIÚP TRẺ NHÚT NHÁT THÊM TỰ TIN

GI_P TR_ NH_T NH_T TH_M T_ TINNhà tâm lý giáo dục Ralph F. Ranieri giải thích: “Tính nhút nhát thái quá có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng cảm xúc trầm trọng”.

Tính nhút nhát có thể là một trong những vấn đề mà cha mẹ và giáo viên dễ bỏ qua. Một số cha mẹ nghĩ tính nhút nhát là “đáng yêu” và thậm chí có thể vô tình lại khuyến khích điều đó. Giáo viên thường không coi đó là vấn đề vì trẻ em nhút nhát thì dễ vâng lời và hợp tác.

Tuy nhiên, tính nhút nhát thực sự là vấn đề đối với nhiều trẻ em. Với một số em, đó là vấn đề “nhẹ” liên quan một giai đoạn phát triển nào đó. Với một số em khác, đó lại là vấn đề nghiêm trọng làm thui chột chúng về phương diện cảm xúc và xã hội.

Tính nhút nhát có thể ảnh hưởng mọi trẻ em, từ trẻ 2 tuổi không muốn rời tay mẹ tới thiếu niên không dám nói trước mặt người khác phái. Nếu trẻ đi qua một giai đoạn, cha mẹ cần nâng đỡ và hiểu chúng. Thời gian sẽ giúp giải quyết vấn đề. Trẻ em thường trải qua các thời kỳ mà chúng phải hòa nhập trường mới hoặc nơi ở mới.

NỖI ĐAU CẢM XÚC

Tuy nhiên, nhút nhát thái quá có thể tạo nỗi đau cảm xúc nghiêm trọng. Các trẻ em nhút nhát quá không dám thể hiện chính mình. Chúng sợ gặp người lạ và dễ bị lúng túng khi người khác chú ý. Nói chung, những trẻ nhút nhát quá sẽ bỏ lỡ cơ hội học tập, vui chơi, và phát triển hạn chế – như thể thao, hội hè, kết bạn.

Nếu thấy trẻ nhút nhát quá trong thời gian dài, người hữu trách cần “vào cuộc”. Vượt qua tính nhút nhát quan trọng đối với sức khỏe tâm lý của trẻ, nhưng cũng cần giúp trẻ phát triển khả năng bẩm sinh. Hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào các nguyên nhân khả dĩ. Khi hiểu nguyên nhân, bạn có thể từng bước giải quyết vấn đề.

SỢ KHÔNG ĐƯỢC GIÚP ĐỠ

Nguyên nhân phổ biến của tính nhút nhát là sợ không được giúp đỡ. Nhiều trẻ sợ mình yếu đuối hoặc vô tích sự nên không dám tự khẳng định mình. Chúng khép kín và né tránh những tình huống phải thể hiện chính mình.

Bé Sơn nhút nhát, rất ít nói suốt những năm tiểu học. Trẻ em “phục tùng người khác” luôn được việc. Nó không bao giờ gây rắc rối nên không ai biết bé Sơn phải chịu đựng thế nào. Lên cấp II, tính nhút nhát của nó càng trầm trọng hơn. Nó nói với cha mẹ là nó ghét đi học.

Sơn rất sợ không được giúp đỡ. Suốt nhiều năm, cảm giác đó càng ăn sâu. Cha Mẹ không cho nó làm việc gì trong nhà. Mẹ đi chợ mua quần áo cho nó, chăm sóc nó chi li, và khi có vấn đề ở trường, cha mẹ can thiệp ngay mà không cho nó cơ hội tự xử lý. Người cha bênh con và la rầy cậu học sinh đánh nhau với Sơn trong khi Sơn đứng im khóc ròng và lúng túng.

Sơn biết mình không có ai giúp đỡ. Nó không bao giờ nhận biết nó có thể hành động hiệu quả tới mức nào. Nó mất tự tin, và nó cảm thấy an toàn nhất là tránh người khác hơn là dựa vào chính khả năng của mình khi xử lý khó khăn.

CHẾ NHẠO VÀ PHÊ BÌNH

Một số trẻ em cảm thấy không được giúp đỡ vì chúng luôn bị chế nhạo hoạc phê bình trong những năm đầu đời. Bé Mai, học lớp 6, luôn bị cha mẹ sửa lỗi. Khi nó nói, nó bị chỉnh cách nói và ý nghĩ của nó bị coi là thiếu đắn đo.

Mai cho như vậy là “bó tay”, nó không thể bày tỏ mà không bị chê trách. Nó quyết định né tránh mọi tình huống phải thể hiện chính mình. Nó chuẩn bị kỹ lưỡng bài thuyết trình nhưng không bao giờ nộp cho giáo viên vì “biết bài của mình chưa hay lắm”. Bị phê bình đã ăn sâu vào tâm trí Mai đến nỗi nó muốn mọi người đều phê bình nó. Tính nhút nhát là cách chấp nhận xã hội để tránh bị phê bình.

Trẻ em cũng cảm thấy không được giúp đỡ khi người lớn không chú ý cảm xúc của chúng khi gặp khủng hoảng. Sau khi cha mẹ ly thân hoặc ly hôn, một người thân bị bệnh hoặc qua đời, trẻ có thể bối rối và lẫn lộn các cảm xúc. Các cảm xúc lẫn lộn này có thể khiến chúng khó xử lý.

Sau cơn khủng hoảng, một số trẻ không muốn ra khỏi nhà, không muốn đi học. Tính nhút nhát có thể tiềm ẩn nỗi sợ “gần” nào đó – chẳng hạn, cha mẹ ly thân hoặc ly hôn. Chúng sợ điều gì đó sắp xảy ra nếu chúng không nhìn thấy cha hoặc mẹ. Cảm giác không được giúp đỡ khi xử lý cảm xúc khiến chúng luôn muốn duy trì sự giao tiếp với cha mẹ.

MẠO HIỂM

Nếu bạn muốn giúp đỡ một đứa trẻ nhút nhát đang cố gắng đấu tranh với cảm giác không được giúp đỡ, bạn phải “mạo hiểm” một chút. Trước tiên, bạn cần chân thành xem lại mình. Điều này luôn “mạo hiểm” vì không ai trong chúng ta thích khám phá khuyết điểm của mình. Tôi không có ý nói chính bạn, một người cha hoặc người mẹ, chịu trách nhiệm về các vấn đề của con cái, nhưng nó dễ bị bỏ qua một cách vô thức để thành thói quen như bảo vệ thái quá hoặc phê bình thái quá.

Chị Duyên có 4 con. Ba đứa lớn thoải mái, nhưng đứa út quá nhút nhát. Sau khi chân thật xem lại mình, chị chân nhận rằng chị đã bảo vệ con quá mức vì nó là con út. Chị tâm sự: “Tôi đoán chừng có điều gì đó sai khi tôi sợ điều này điều nọ xảy ra với cháu”.

Anh Khắc cũng có kết luận tương tự về mối quan hệ phụ tử. Anh chê những gì con trai làm. Và nó biểu hiện những dấu hiệu về cảm giác đơn độc. Anh nói: “Mục đích của tôi quá cao. Tôi chỉ muốn điều tốt nhất cho con thôi, tôi nghĩ tôi có thể đạt mục đích bằng cách hỗ trợ hơn. Có thể tôi đã kiểm soát con nhiều quá”.

Khi can đảm và chân thành xem lại mình, bạn có thể áp dụng bước kế tiếp và cố gắng thay đổi động thái của mình. Điều đó giúp đứa trẻ nhút nhát cảm thấy sức mạnh và tự tin là điều quan trọng.

KHUYẾN KHÍCH

Bạn có thể khuyến khích con cái làm những gì thể hiện chính mình. Với một đứa trẻ còn nhỏ, điều này có thể khuyến khích lòng tự tin. Với đứa trẻ lớn hơn, khuyến khích nó tham gia câu lạc bộ hoặc sinh hoạt nhóm có thể hữu ích. Với thiếu niên, hãy giải thích rằng việc hỏi người khác có thể xây dựng lòng tự tin.

Các trẻ nhút nhát ở mọi lứa tuổi bị hạn chế về cảm giác cô độc có thể có lợi từ mối quan hệ hỗ trợ ổn định. Để bắt đầu, con cái cần dựa vào chính sức mạnh của chúng. Cuối cùng, trẻ sẽ nhận ra sự hiệu quả của mình. Sự thật là việc quan tâm nâng đỡ của cha mẹ sẽ giúp con cái dám tin và chính khả năng xử lý tình huống của chúng.

NHU CẦU KIỂM SOÁT

Ngoài cảm giác không được giúp đỡ, nguyên nhân khác gây nhút nhát thái quá là nhu cầu kiểm soát cơn bốc đồng. Một số trẻ quá mệt mỏi vì mất kiểm soát nên mất nhiều thời gian tập trung vào cơn bốc đồng của mình. Điều này khiến chúng có ít khả năng tương tác với người khác.

Tâm lý gia Joseph Nosphitz, GS tâm lý học tại ĐH George Washington Hoa Kỳ, nói: “Một số trẻ đến tuổi dậy thì với nhiều cấm đoán về giới tính nên chúng cảm thấy không thoải mái trước mặt người khác phái. Những trẻ này luôn cảm thấy lúng túng, thế là chúng mắc cở trước người khác phái. Điều này có thể xảy ra trong những tình huống liên quan quyền thế hoặc cạnh tranh”. Tính nhút nhát là cách “thu mình” theo cách xã hội khả dĩ chấp nhận, không dám thể hiện chính mình.

Đôi khi vì cha mẹ cấm đoán mà trẻ mất tự tin. Bé Thiện 10 tuổi. Vì nó quá hiếu động, người mẹ luôn tìm cách “khống chế” nó, nhưng điều đó gây phản ứng tiêu cực. Mẹ luôn nói với con: “Đừng khóc nữa”, “Đừng tức giận”, “Đừng làm ồn”, hoặc “Đừng nhảm nhí”. Lúc nào cũng chỉ là “mệnh lệnh”!

Thiện cho rằng mẹ nghĩ nó không thể xử lý những cơn bốc đồng. Điều này làm nó sợ. Điều cuối cùng nó muốn làm là tự làm mình lúng túng trước mặt bạn bè. Nó mất kiềm chế, nó đề phòng chính mình, nó sống khép kín đến nỗi nó lảng tránh bạn bè và những dịp tốt.

MẤT KIỂM SOÁT

Trẻ em cũng có thể quan tâm thái quá về việc mất tự chủ khi chúng cảm thấy có lỗi về hành động trong quá khứ. Bé Lan 13 tuổi mà rất nóng tính. Nó cãi lại cha mẹ. Lúc này cha mẹ nó ly thân, không là gì đối với cách cư xử của nó, nhưng nó cho đó là trách nhiệm của nó. Từ đó, Lan trở nên nhút nhát thái quá. Không chỉ nóng tính, Lan còn không dám quyết định điều gì nên luôn tránh né khi phải quyết định. Lan quyết định không bao giờ làm tổn thương ai bằng cách mất tự chủ.

Trẻ em rất nỗ lực duy trì việc kiểm soát cơn bốc đồng, đôi khi thành thụ động. Không ai sống lành mạnh lại sống thụ động. Trẻ em phải biết rằng luôn có nguy cơ, nhưng đôi khi một số nguy cơ cũng nên mạo hiểm.

Trẻ em cần cảm thấy an toàn. Trước đây chúng có thể mất tự chủ, nhưng chúng cần tái khẳng định việc duy trì sự kiềm chế luôn luôn. Đó là sự giằng co xuyên suốt cuộc sống nếu người ta không tự tin. Điều làm người ta cảm thấy an toàn là biết mình có thể tự tin để kiềm chế cơn bốc đồng. Bài học này phải được học đối với những trẻ quá nhút nhát. Thực sự nhiều người lớn còn lúng túng khi phải đứng trước nhiều người, nếu phải nói vài lời thì lại càng run.

PHƯƠNG PHÁP

Để giúp những trẻ quá nhút nhát vì sợ mất tự chủ, bạn phải dạy chúng phương pháp. Khi bảo trẻ đừng làm gì, hãy cho trẻ biết cách không làm điều đó, chứ đừng ra lệnh hoặc cấm mà không chỉ cách.

Chẳng hạn, thay vì nói: “Đừng khóc”, hãy đưa ra cách thay thế việc khóc. Có thể nói: “Khi nào con giận và muốn khóc, con có thể đến với mẹ. Mẹ con cùng tìm hiểu xem điều gì làm phiền con nha”. Thay vì nói: “Đừng để mẹ thấy con tức giận”, có thể nói: “Khi con giận ai, con hãy cho người đó biết con giận cái gì”.

Phương pháp có tính giáo dục. Phương pháp dạy cho trẻ biết phải làm gì với cơn xung động. Phương pháp cũng có tính hỗ trợ, giúp trẻ tin mình có thể xử lý cơn xung động và có cách hợp lý để thể hiện.

Kiềm chế cơn giận rất quan trọng. Tuy nhiên, khi dạy trẻ kiềm chế, hãy nhớ đừng bao giờ làm gương xấu trước mặt trẻ. Bạn có thể làm hại trẻ nếu bạn không giúp chúng tự tin. Chính sự tự tin khởi đầu quá trình biết kiềm chế.

Tính nhút nhát là vấn đề dễ bị bỏ qua, nhưng nó lại ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của trẻ. Cha Mẹ hiểu biết vậy để có thể giúp trẻ vượt qua tính nhút nhát để trở nên tự tin.

TRẦM THIÊN THU

Xem thêm

mqdefault

Thánh lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót hạt Gia Định, 18/12/2024 tại nhà thờ Thánh Nguyễn Duy Khang

BTT CĐLCTX TGP SG