Home / Chia Sẻ / GIÁO HỘI và VÔ THẦN

GIÁO HỘI và VÔ THẦN

GIÁO HỘI và VÔ THẦNTrong Giáo Hội của Một Chân Lý không có các nghi lễ, các bí tích, các thánh. Không có các giáo đường, sự thờ phượng, thánh lễ. Không có sách thánh, thánh nhạc, các tín điều. Không có luân lý, trách nhiệm, sự kết án.

Trong Giáo Hội của Một Chân Lý, chỉ có sự duy nhất và chân lý phi thường. Tính phi thường này là cách giải thích cho mọi lúc, mọi nơi, mọi sự và mọi người. Sự thật duy nhất về Giáo Hội của Một Chân Lý là vũ trụ trong một tổng thể vật chất đơn giản. Mọi thứ đều là vật chất, tự nhiên, khả dĩ quan sát. Nói cách khác, mọi thứ chỉ là một trong hai vật. Mọi thứ hoặc là vật chất hoặc là năng lượng. Mọi thứ hoàn toàn hiển nhiên, hoặc không hề hiện hữu.

Giáo Hội của Một Chân Lý làm giảm mọi phương diện và nét đặc trưng, mọi chiều kích của vũ trụ và những gì nó chứa đựng đối với sự thật vật chất phi thường biểu hiện là vật chất hoặc năng lượng. Vì mọi thứ là vật chất hoặc năng lượng nên tất cả đều hiện hữu, mọi sự sống hình thành, mọi kinh nghiệm con người chỉ là sản phẩm của vật chất hoặc năng lượng, tác động của vật chất trong vũ trụ.

Đối với chúng ta là những con người, điều này nghĩa là mọi tư tưởng, mọi cảm xúc, mọi lý lẽ, ý nghĩa phổ biến và hợp lý không thực sự thực tế. Chúng chỉ là ảo giác. Nhưng những ảo giác mà chúng ta trải nghiệm như thực tế, những ảo giác mà chúng ta khám phá, quản lý và thay đổi môi trường của chúng ta không là một thực tế thực sự. Vì nếu tất cả những gì hiện hữu là vật chất hoặc năng lượng thì những kinh nghiệm này chúng ta phát hiện quá cố hữu đối với đời sống con người là ảo giác đơn giản và sâu sắc, các ảo giác đem lại nhờ hoạt động sinh hóa. Chúng là hoạt động trung tính đơn giản của thiên nhiên và không gì hơn.

Trong Giáo Hội của Một Chân Lý, kinh nghiệm con người trở nên một ảo giác. Đối với Giáo Hội này, thực tế cuối cùng và thực sự của các phương diện trong kinh nghiệm con người chỉ là sản phẩm của hoạt động trung tính, các xung động điện tử duy nhất và hoàn toàn sinh hóa, sản phẩm của vật chất hoặc năng lượng.

Trong giáo điều duy nhất này, mọi sự đều mất. Mọi thứ trở thành ảo tưởng. Điều đúng và sai đều biến mất trước tính hợp lý khắc nghiệt của sự hóa sinh. Vẻ đẹp cũng theo quy luật đó. Ngay cả luận lý, lý lẽ và ý nghĩa chung cũng bị hủy diệt bởi sự xâm lấn bất khả cưỡng của sự thật mang tính chủ nghĩa vật chất của vật chất hoặc năng lượng. Tính cao quý và tính trụy lạc của kinh nghiệm con người – yêu thương, trắc ẩn, hy sinh, kể cả thù hận, cừu địch và ích kỷ, tất cả đều bị chế ngự bởi luật sinh hóa. Tín điều phi thường trong Giáo Hội của Một Chân Lý để cho nhân loại lang thang trong một vùng khô cằn trần tục mà không có lối hoặc phương tiện hợp lý hóa kinh nghiệm con người hoặc để tìm ra ý nghĩa thực tế và niềm hy vọng.

Cũng vậy, khi kết quả không thể tránh và khắc nghiệt của sự thật mang tính chủ nghĩa vật chất, Giáo Hội của Một Chân Lý cũng trở thành Giáo Hội của những Ảo Tưởng Vô Tận. Vì nếu mọi thứ theo kinh nghiệm con người là kết quả của sự sinh hóa, mọi thứ trong vũ trụ và trong kinh nghiệm con người trở thành một ảo giác vì thực tế tối hậu chỉ là sinh hóa. Nếu mọi thứ hoàn toàn là vật chất (và năng lượng), mọi thứ phải là vật chất. Tất cả những gì thuộc về con người, hiển nhiên và không hiển nhiên, đều không là chính chúng, không là những gì có vẻ như thế, không là những gì chúng ta trải nghiệm. Chúng chỉ là sinh hóa.

Những thứ xảo quyệt, tính bất khả cưỡng của sự thật khắc nghiệt này đều có những phức tạp nghiêm trọng và thảm khốc đối với xã hội con người. Khi luân lý và lý lẽ chỉ là các vấn đề của hoạt động sinh hóa, luân lý và lý lẽ không thể cung cấp nền tảng thực tế đối với luật pháp và chính phủ. Khi nào luân lý và lý lẽ mất đối với sự tiến bộ của sự thật sinh hóa? Sức mạnh có thể miễn cưỡng bằng cách nào? Sự thận trọng của chính phủ dựa vào thế nào và được lý lẽ và luân lý nâng đỡ bằng cách nào? Chúng tất nhiên phải thoái hóa thành chính trị và tư lợi.

Nhưng ai là những người tin vào Một Chân Lý? Các thành viên được thông báo trong Giáo Hội của Một Chân Lý chủ yếu là người vô thần và người theo thuyết bất khả tri. Người theo thuyết vô thần (atheist) không tin có Thiên Chúa và người theo thuyết bất khả tri (agnostic) không tin có cách hiểu biết nếu có một Thiên Chúa. Cả hai loại người này đều tranh luận từ quan điểm của chứng cớ vật chất và khắc nghiệt, và sẽ không chấp nhận bất kỳ chứng cớ nào khác ngoài các yếu tố của loại này.

Nhiều người theo thuyết vô thần và theo thuyết bất khả tri hành động như thể có sự thực tế nào đó đối với kinh nghiệm con người, nhưng khi bị áp lực bởi một trường hợp hoặc sự tranh luận nào đó, họ thường xác định sự vắng mặt của sự luân lý thật và ảo giác của kinh nghiệm con người. Về vấn đề luân lý và mục đích sống, họ viện dẫn sự hiểu biết riêng, ý thích riêng và thực tế của cuộc sống, trong khi lại từ chối sự hiện hữu và bản chất của trật tự luân lý khách thể và các quy luật thực tế cố hữu của nó.

Nhưng, hầu như không có nhiều người theo thuyết vô thần và theo thuyết bất khả tri bằng những người cố bám vào tư tưởng vô thần chỉ vì họ không khám phá ra những sai lầm trong chủ nghĩa duy vật hoặc vì vì họ không nhận ra những hạn chế nghiêm trọng của quan điểm duy vật của chủ nghĩa vô thần trong cuộc đời và cách sống. Những người này tin vào tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật, nhưng họ không nghĩ về những điều trong đó và họ thường sống mâu thuẫn với các niềm tin không phát triển của họ.

Họ cũng ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của chúng ta, một loại văn hóa dựa trên niềm tin theo chủ nghĩa duy vật hoặc bị chúng ảnh hưởng. Nhiều người sống ngoài niềm tin Kitô giáo sống với một chân trong vũ trụ luân lý và một chân trong thế giới duy vật. Họ sống cuộc đời dao động giữa một quan điểm duy vật của bản chất con người với một quan điểm duy tâm hơn và luân lý hơn. Họ thường lẫn lộn vì sự xung khắc của của các tư tưởng mà các quan điểm khác nhau của thế giới nối tiếp. Sự lẫn lộn này rõ ràng trong nhiều cách theo triết học và thực tế.

Họ bỏ lỡ tầm quan trọng của giả thuyết cơ bản và những sai lầm của quan điểm duy vật. Chẳng hạn, sự giới hạn của chủ nghĩa duy vật bắt đầu bằng sự hấp dẫn của chủ nghĩa duy vật đối với lý lẽ. Nên nhớ rằng lý lẽ chỉ là một sự kiện sinh hóa theo Giáo Hội của Một Chân Lý. Khi Giáo Hội của Một Chân Lý lôi cuốn theo lý lẽ, nó lôi cuốn theo một ảo giác. Đây là một động thái dựa trên ảo giác đối với người vô thần, vì người này biết lý lẽ chỉ là một chuỗi các sự kiện sinh hóa. Hoặc đó chỉ là một sự thu hút xảo quyệt được thiết kế để thuyết phục người khác.

Khi lý lẽ là sinh hóa thực sự, người vô thần dùng lý lẽ để làm cho trường hợp của mình thành vết nhơ trắng trợn và tai hại khi tranh luận. Đó là cách tranh luận vô hiệu quả vì nó dựa vào thực tế và cách lý luận không hiện hữu trong quan điểm duy vật của chủ nghĩa vô thần về vũ trụ.

Ở mức độ thực tế nào đó, theo Giáo Hội của Một Chân Lý, trí óc và cảm xúc của chúng ta đều không thật. Chẳng hạn, tình yêu không hiện hữu trong vũ trụ vật chất. Bốn cảm giác của tình yêu thúc giục cử chỉ yêu thương của chúng ta cũng không hề thực tế. Chúng chỉ là những sự kiện sinh hóa. Vì thế, lần sau bạn ôm vợ/chồng, con cái hoặc bạn bè, hãy nhớ thực tế về hành động và cảm giác đó chỉ là sự sinh hóa. Bạn chỉ là một miếng vật chất và năng lượng. Những người được bạn yêu thương cũng vậy, các hình dạng tạm thời của vật chất trong vũ trụ.

Cuối cùng, Giáo Hội của Một Chân Lý là Giáo Hội của những Ảo tưởng Vô tận. Điều này không thể lờ đi, được dựa trên cách mà chủ nghĩa vô thần tự xác định và nhìn vào thực tế. Trong Giáo Hội của Một Chân Lý, không có luân lý thật, chỉ có các quy luật văn hóa và tính thiết thực xã hội. Không có điều răn, không có quy luật cho cuộc sống cách sống, không có khách thể và các quy tắc luân lý siêu việt làm họ lưỡng lự hoặc phản ánh.

Là người Công Giáo, công việc của chúng ta là thu hút kinh nghiệm riêng mỗi cá nhân của những người theo chủ nghĩa vô thần, kinh nghiệm mà họ không chấp nhận. Và, để cho họ biết sai lầm của họ và thuyết phục họ cân nhắc sự thật của đức tin Công Giáo, một niềm tin của nhiều chân lý đối với cuộc sống và cách sống, một niềm tin hợp lý hóa kinh nghiệm con người theo đúng ý nghĩa viên mãn nhất, một niềm tin soi sáng trí tuệ và tâm hồn con người, một niềm tin đem niềm hy vọng và tình yêu thương vào mỗi con tim và xã hội loài người.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)

 

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …