Home / Giáo Dục Kito Giáo / Giáo dục, quyền năng cứu rỗi

Giáo dục, quyền năng cứu rỗi

1Một nhà tâm lý học Mỹ theo dõi một cuộc thí nghiệm đáng chú ý sau: Ông và êkip của ông đưa ra một cuộc trắc nghiệm cho các sinh viên về IQ không lâu sau khi kết thúc năm học. Họ chọn mười học sinh và nói với các giáo viên của chúng: “Mười học sinh này sẽ vào lớp của thầy. Theo kết quả trắc nghiệm, chúng tôi thấy chúng là những em có trí tuệ thiên bẩm. Thầy sẽ thấy chúng sẽ nằm ở trong hàng đầu của lớp vào năm học tới. Có điều duy nhất là thầy phải hứa đừng bao giờ nói điều đó với lớp vì điều đó có thể gây hại cho chúng. Các giáo viên hứa sẽ không nói gì cả. Sự thật là không ai trong số mười sinh viên trong danh sách ấy có trí tuệ thiên bẩm cả và họ chỉ chọn mười tên theo may rủi đưa cho các giáo viên. Một năm sau các nhà tâm lý học trở lại trường. Họ trắc nghiệm mọi em. Tất cả mười em được gọi là có trí tuệ thiên bẩm kia tăng chỉ số IQ lên ít nhất là mười điểm. Một số còn tăng đến 36 điểm. Nhiều nhà tâm lý học phỏng vấn các giáo viên của chúng và hỏi: “Thầy (Cô) nghĩ sao về các em này?”. Các giáo viên liền bảo chúng “thông minh, năng động, chủ động, có động lực, và đại loại như thế”.

Điều gì đã có thể xảy ra với các trẻ này nếu các giáo viên của chúng không nghĩ về chúng như thể có trí tuệ thiên bẩm trong lớp của họ. Chính các giáo viên đã phát triển tiềm năng của chúng. Các nhà tâm lý học áp dụng thí nghiệm ấy nhiều lần ở các trường khác và đều đạt kết quả như thế.

Phản ứng bản năng bình thường của chúng ta trước sự chậm chạp, yếu kém, lầm lỗi của ai đó thường là phê bình chỉ trích chê bai. Trong gia đình và nhà trường cũng vậy, khi con cái hoặc học sinh làm những điều sai trái, hoặc có thái độ làm biếng, học tập yếu kém, tiếp thu chậm chạp, cha mẹ hay giáo viên thường hay phạt chúng, la rầy, chưởi mắng, đánh đập. Và nguy hiểm nhất là những lời sau đây còn nguy hại hơn cả đánh đập: Mày (Trò, Con) là một thằng (con, học sinh) tồi hay tệ hơn nữa “Mày là đồ bỏ, là rác rưởi, là thứ vất đi…” 

Có một linh mục người Mỹ rất nổi tiếng, Cha Flanagan, người sáng lập Boys Town (Nhà giúp cho những thanh thiếu niên làm lại cuộc đời).  Cha trở thành như một huyền thoại, tên tuổi của ngài được lan đến cả Ấn độ. Thoạt tiên, cha dựng nhà lo cho những trẻ em bị bỏ rơi, và sau này giúp cho các trẻ em phạm pháp. Khi cảnh sát đầu hàng, không còn biết phải làm gì với chúng, họ giao đến cho Cha và Cha đưa chúng về nhà mình và ngài chưa bao giờ thất bại với các cậu bé mà ngài đón nhận về nhà của ngài cả.

Một trong các câu chuyên đánh động tôi nhất là câu chuyện sau đây.

Một cậu bé tám tuổi giết chết cha mẹ mình. Bạn có thể nào hình dung điều gì đã xảy ra cho đứa trẻ đến độ nó trở thành một kẻ hung bạo vào một cái tuổi trẻ đến thế chứ. Cậu ấy đã bị bắt nhiều lần vì cướp nhà băng. Cảnh sát chẳng biết xử sự ra sao với cậu vì cậu ấy còn quá nhỏ vì thế họ không thể bắt giữ hay đưa vào trại giam hay đưa đến trường cải tạo vì ít ra cậu phải mười hai tuổi mới được. Họ bèn gọi cho cha Flanagan và hỏi: Cha có nhận thằng bé này không ? Ngài đáp: Dĩ nhiên rồi, hãy đưa nó đến đây cho tôi!”

Nhiều năm sau, cậu bé viết lại trong hồi ký của mình những dòng như sau. “Tôi nhớ lại cái ngày mà tôi đi xe lửa đến Boys Town với một cảnh sát viên. Lúc ấy tôi chợt nghĩ “Họ gửi tôi cho một linh mục. Nếu ông ấy bảo rằng ông ấy thương tôi, tôi sẽ giết ông ấy ngay”. Cậu đến Nhà Boys Town và gõ cửa, Cha Flanagna bảo “Hãy vào đi! Cậu bước vào và cha Flanagan hỏi cậu: Con tên gì? Cậu đáp: Thưa ông, Dave. Cha Flanagan bảo: Chào Dave ! Chúc mừng con đến đây. Chúng tôi đang chờ đón con. Bây giờ con đã đến đây, con cần phải đi một vòng để làm quen với mọi thứ. Con biết rằng ở đây ai cũng làm việc để kiếm sống chứ? Sẽ có một ai đó chỉ cho con mọi thứ. Có lẽ con có thể chọn một nghề, nhưng bây giờ cứ thoải mái đi, hãy đi một vòng xung quanh đây xem. Con có thể đi rồì đó, hẹn gặp lại con sau nhé!”

Cậu ấy tâm sự: Chỉ có phút chốc ấy đã làm thay đổi cuộc đời tôi hoàn toàn! Lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn vào mắt của một người đàn ông không nhiều lời, không hề nói với tôi là ông ấy yêu tôi, nhưng là “Con hay đấy, con không tồi, con hay đấy!” Cậu bé trở nên tốt. Các nhà tâm lý học nói với chúng ta rằng chúng ta có khuynh hướng trở nên điều chúng ta cảm thấy chúng ta là. Thấy được điều tốt nơi một ai đó và thông truyền điều đó cho người ấy, nhờ đó người ấy được thay đổi, được tái tạo, đó là bí quyết của giáo dục.

Người ta thường hỏi cha Flanagan lý do mà cha thành công. Ngài không trả lời vì nguyên tắc ngài theo đuổi là “Không bao giờ có chuyện một con người tồi”. Cha Flanagan nhận ra được điều tốt và làm cho điều đó thể hiện ra từ mỗi cậu bé mà ngài đón tiếp vào. Và Ngài đã tạo nên phép lạ, hay nói rõ hơn là ngài đã tạo cơ hội cho điều tốt được thể hiện nơi những đứa trẻ mà người ta nghĩ là hết thuốc chữa.

Cha Flanagan đã noi gương vị Thầy tuyệt vời của mình: Đức Giêsu.

Đức Giêsu, tuy chưa từng viết cuốn sách nào về giáo dục nhưng chính cuộc đời của ngài với những lời ngài dạy và cung cách ứng xử của là chính sự giáo dục cốt yếu và thuyết phục nhất. Ngài bảo: “Con Người đến để cứu những gì đã hư mất”. (Lc 19,10). Đó chẳng phải là sứ mạng chính yếu của giáo dục sao? Đức Giêsu đã thu phục các môn đệ, những người tội tỗi như Giakêu với ánh mắt và những lời nói tin tưởng tạo cho họ niềm tin vào chính bản thân mình, vào điều tốt, điều thiện nơi chính mình. Và chính Đức Giêsu đã trao sứ mạng loan báo Nước Trời cho những môn đệ “kém lòng tin”, đã từng bỏ rơi Ngài lúc Ngài bị bắt, đã trao  chìa khó Nước Trời cho Phêrô, người môn đệ đã từng chối Ngài đến ba lần.

Ngày nay người ta nói đến những người thầy giỏi, những trường có chất lượng giáo dục ưu tú, nhưng thật ra những người thấy ấy, trường ấy nổi tiếng không hẳn do chính việc giáo dục họ thực hiện cho bằng nhờ chính đối tượng học sinh ưu tuyển mà họ tuyển chọn, đã có sẳn những khả năng, tố chất cần thiết, thậm chí sẵn có các chỉ số IQ (Chỉ số thông minh), EQ (Chỉ số cảm xúc), RQ (Chỉ số tương giao) cao sẵn. Người ta có khuynh hướng quan tâm đến những em giỏi sẵn, thông minh sẳn, lanh lợi sẳn, có điều kiện thuận lợi sẳn, và lơ là, thậm chí có khi loại trừ cá đối tượng học sinh ngược lại.

Nhà giáo dục thực sự, người thầy giỏi, cha mẹ giỏi là người có khả năng biến đổi, phục hồi, đổi đời học trò, con cái của mình, có nghệ thuật khơi dậy tiềm năng của chúng. Muốn thế nhà giáo dục không những tránh những nhận xét tiêu cực mà luôn có một cái nhìn tích cực về đối tương mình giáo dục, tin tưởng vào tiềm năng giỏi dang, tốt lành của họ và tạo cho họ sự tin tưởng vào chính bản thân họ và giúp họ tận dụng, và phát huy được mọi tiềm năng của họ, hiện thực hóa chính bản thân mình, hay nói một cách khác, vượt qua chính mình.

Hơn ai hết, là nhà giáo dục, là thầy cô, cha mẹ Kitô giáo, chứng ta được mời gọi noi gương người Thầy đích thực, tuyệt vời và vĩ đại như lời Người nói: “Anh em chỉ có một Thầy” (Mt 23, 8) là chính Đức Giêsu, Đấng đã đến để tìm và cứu những gì đã hư mất.

Lạy Chúa, xin cho chúng con ý thức về sứ mạng mà Chúa trao cho chúng con, đó là tiếp nối sứ mạng cứu rỗi của Chúa trên trần gian như một đệ tử trung thành noi gương Chúa đến để cứu những gì đã hư mất với tầm nhìn, ánh mắt và con tim của Người.

Gioakim Trương Đình Giai

Xem thêm

3-5-2024 7-18-10 PM

Lời Chúa – Thứ Bảy Tuần V Mùa Phục Sinh 04/05/2024

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN