Home / Chia Sẻ / GẶP “CON CHÓ” CỦA THÁNH AUGUSTINÔ

GẶP “CON CHÓ” CỦA THÁNH AUGUSTINÔ

GẶP CON CHÓ CỦA THÁNH AUGUSTINÔGiáo hội có đổ lỗi cho những tệ nạn của thế giới không? Một người quyết liệt bảo vệ đức tin từ thời Thánh Augustinô có bài học cho chúng ta ngày nay.

Năm 410, một sự kiện bất ngờ xảy ra: thủ đô của Đế Chế La Mã là Rôma bị cướp phá. Trong ba ngày, Alaric và những người Visigoth đã cướp phá và đốt cháy Thành Phố Vĩnh Cửu. Rôma không phải chịu đựng nỗi kinh hoàng như vậy hơn 800 năm.

Những sự kiện này gây ra nhiều phản ứng khác nhau, từ than thở đến thờ ơ. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất trước đây là của Thánh Giêrônimô (khoảng 347-419), người đã viết về vụ cướp phá đó: “Giọng tôi nghẹn trong cổ họng; khi tôi ra lệnh, những tiếng nức nở khiến tôi không thể thốt nên lời. Thành phố chiếm được cả thế giới đã chiếm lấy chính nó.”

Mặt khác, Thánh Augustinô (354-430) đã thản nhiên giải thích tại sao Thiên Chúa lại cho phép đế chế Kitô giáo chịu sự hủy diệt. Bản văn nổi tiếng “The City of God” (Thành Phố của Chúa) ưu tiên thành phố trên trời hơn thành phố tạm thời. Theo Thánh Augustinô, về cơ bản thì điều quan trọng không phải là Rôma có sụp đổ hay không, bởi vì lịch sử đầy những đế chế đã qua đi.

Vậy ai đúng – Thánh Giêrônimô hay Thánh Augustinô? Vụ cướp phá Rôma có bảo đảm những tiếng nức nở hay những cái nhún vai? Để giải quyết cuộc tranh luận, con chó của Thánh Augustinô bước vào cuộc.

Tiết lộ đầy đủ: Thật ra Lm Paulus Orosius (385-420, người Tây Ban Nha) không phải là “con chó” hoặc “tài sản” của Thánh Augustinô. Đúng hơn, Lm Orosius tự coi mình là “con chó” bảo vệ Thiên Chúa và Giáo hội. Như ngài đã viết: “Nhận biết sự khác biệt giữa chủ và người lạ, chó không ghét những người mà nó tấn công, nhưng nó tràn đầy nhiệt huyết với những người nó quý mến.”

Khi quê hương bị đe dọa bởi người Vandal vào khoảng năm 411, Lm Orosius chạy trốn đến Bắc Phi. Khi ở đó, ngài tích cực trong các cuộc tranh luận thần học chống lại Priscillian và Origen. Khả năng hùng biện và sự nhiệt thành của ngài đã tạo nên tình bạn thân thiết với Thánh Augustinô, và trở thành học trò của Thánh Augustinô – giáo phụ nổi tiếng của Giáo hội.

Thánh Augustinô đã cử Lm Orosius đến làm việc với một giáo phụ khác là Thánh Giêrônimô ở Giêrusalem. Tại đây, cả hai đều tham gia Công Nghị Giêrusalem năm 415 và tố cáo thuyết Pelagiô là tà giáo. Ngay sau đó, Lm Orosius được gởi trở lại Tây Ban Nha, đem theo những di vật được tái khám phá của Thánh phó tế Stêphanô.

Trên đường trở về, Lm Orosius quay lại với người thầy của mình là Thánh Augustinô, và tiếp tục cuộc chiến chống lại thuyết Pelagiô. Người ta không chắc chắn nhưng tin rằng vào thời điểm đó, Lm Orosius được giao nhiệm vụ viết bản văn nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất.

Điều Thánh Augustinô muốn là phản ứng đối với quan niệm phổ biến lúc bấy giờ rằng Đế Chế La Mã đang sụp đổ vì tiếp nhận Kitô giáo. Nhờ sự giúp đỡ của Lm Orosius, những gì Thánh Augustinô nhận được là “Lịch Sử Chống Tà Giáo” – một việc lớn theo nghĩa đen. Bản văn có bảy cuốn sách và là bản tường thuật hoàn chỉnh đầu tiên của Kitô giáo về lịch sử, từ câu chuyện về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế đến vụ cướp phá thành Rôma năm 410. Lm Orosius đã đi sâu vào chi tiết mô tả các cuộc chiến và thảm kịch, ưu tiên La Mã nhưng cũng đề cập Babylon, Hy Lạp và Carthage. Lm Orosius chủ yếu sử dụng các nguồn ngoài Kitô giáo và hiếm khi tham khảo Kinh Thánh.

Lm Orosius đặt mình khác biệt với các sử gia nổi tiếng khác trong thời đó, tập trung vào kết quả của các chiến thắng được ca tụng. Ngài không ở trên sự mỉa mai khi kiểm tra những người thích thú với thành quả của các

Ôi, những khoảng thời gian đáng nhớ nhất với nỗi nhớ! Thật là những ngày thanh bình yên ả mà họ đặt ra trước mắt chúng ta để chúng ta nhìn lại sau thời kỳ tăm tối! Thật là những ngày mà trong nháy mắt, ba cuộc chiến do ba vị vua láng giềng tiến hành đã cướp đi 9.000.000 người khỏi trung tâm của một vương quốc duy nhất!

Khi “Lịch Sử Chống Tà Giáo” bày tỏ, Lm Orosius đã yêu mến nhiều hơn đối với người thầy của mình là Thánh Augustinô: Sự sụp đổ của Rôma là bi kịch, nhưng không phải là tận thế. Thành phố rất quan trọng trong việc truyền bá sứ điệp Kitô giáo, nhưng nếu nó quay lưng lại với Thiên Chúa thì đó cũng chưa phải là hình phạt cao nhất. Cựu Ước cho biết: “Vì Đức Chúa khiển trách kẻ Người thương, như người cha xử với con yêu quý.” (Cn 3:12) Tân Ước xác định: “Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt.” (Dt 12:6)

Tại sao đó là vấn đề? “Lịch Sử Chống Tà Giáo” rất có ảnh hưởng và được sử dụng như một nguồn uy tín trong một thời gian dài. Ngay sau khi xuất bản, ĐGH Gelasius nói đó là “tác phẩm rất cần thiết.” Ví dụ, sự chú ý tỉ mỉ của Lm Orosius đến địa lý đã tạo tiền lệ cho các tác phẩm lịch sử sau này.

Vì vậy, “Lịch Sử Chống Tà Giáo” của Lm Orosius rất quan trọng và có ảnh hưởng khi đó… Nhưng bây giờ thì sao? Lm Orosius đã chiến đấu với tình cảm công khai còn tồn tại đến ngày nay. Những người ngoại giáo ở thế kỷ V đã đổ lỗi cho Giáo hội về sự sụp đổ của Đế Chế La Mã, và ngày nay chúng ta nghe hoặc đọc bao nhiêu lần về việc Giáo hội phải chịu trách nhiệm về tất cả những nỗi bất hạnh hiện đại của chúng ta như thế nào? Chẳng phải Giáo hội cũng đáng trách vì các “chủ nghĩa” khác nhau ngày nay liên quan chủng tộc, giới tính và bất bình đẳng chung hay sao?

Điều mà nhiều người dường như không muốn thừa nhận rằng Giáo hội đã, đang, và sẽ luôn là động lực cho điều tốt lành. Giáo hội luôn quan tâm người nghèo, chống lại chế độ nô lệ, và làm việc để tôn trọng phẩm giá của con người. Kinh Thánh nói: “Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.” (Gl 3:28) Đó là lý do biểu tượng bao hàm nhất là thập giá, bởi vì dù là người giàu nhất hay người nghèo nhất, không ai bị loại trừ khỏi sự tự do mà Đức Kitô ban tặng. (x. Ga 8:31-36)

Giáo hội mang sứ mệnh cứu độ qua các thời đại. Chắc chắn đã có những thất bại của các cá nhân, nhưng những điều đó không thể xóa mờ những điều tốt lành mà Giáo hội đã đấu tranh.

Thế giới cần một lời nhắc nhở về những điều tốt lành mà Chúa Giêsu và Giáo hội của Ngài đã đem lại trong lịch sử và tiếp tục đem lại mãi. Đó là lý do Lm Orosius quan trọng đối với chúng ta ngày nay. Thay vì lăn lộn vì văn hóa và để tình cảm tiền Kitô giáo thời đó chi phối, Lm Orosius chọn cách nhắc nhở xã hội về cách mà Chúa Giêsu và Giáo hội đã thay đổi Rôma và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Ngày nay người Công giáo bị thúc ép từ mọi phía bởi sự hận thù hậu Kitô giáo, người Công giáo nên lấy cảm hứng từ sự nhiệt thành và sự tào bạo của “loài chó” này trong việc bảo vệ Thiên Chúa và Giáo hội.

TYLER BROOKS

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Catholic.com)

Xem thêm

ST. STEPHEN

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ KÍNH THÁNH TÊPHANÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI, 26/12, CỦA LM MINH ANH

LỰC HẤP DẪN “Họ nhất tề xông vào ông, lôi ông ra ngoài thành mà …