Home / Chia Sẻ / GẶP CHÚA PHỤC SINH TRONG KINH NGUYỆN

GẶP CHÚA PHỤC SINH TRONG KINH NGUYỆN

GapChuaPhucSinhTrongKinhNguyen_resizeChúa Giêsu đã hứa với chúng ta: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho tới tận thế” (Mt 28:20).

Đó là lời cuối cùng của Đức Kitô Phục Sinh nói với các Tông Đồtrước khi Ngài về Trời. Lời đó vẫn sống động trong những lúc chúng ta gặp Con Thiên Chúa ngày nay. Vì Ngài không bỏ chúng ta và vẫn hành động trong thế giới, Ngài làm cho lời cầu nguyện của chúng ta thành cuộc đối thoại với Ngài, trong tình yêu kỳ diệu mà Ngài mở ra, Ngài luôn hành động để giải thoát chúng ta khỏi sự tức giận và kiêu ngạo. Bằng những cách nổi bật nhất, các thánh và các nhà thần bí đã có các cuộc gặp gỡ kỳ diệu với Thiên Chúa, và cuộc đời họ đã hoàn toàn thay đổi. Các chứng cớ của họ mời gọi chúng ta cũng tìm kiếm Ngài như vậy.

Trong Tuần Thánh hơn 700 năm trước, Chân phước Angela di Foligno (*) đã được ơn thanh luyện và đào sâu lòng kính thờ Thiên Chúa. Đó là riêng tư, nhưng rất cần để yêu mến Chúa, và thánh nhân mời gọi mỗi chúng ta tìm kiếm ơn này cho chính mình.

Bà mô tả cuộc gặp gỡ Chúa theo dạng ngôn ngữ Ngài trực tiếp nói với bà trong sâu thẳm tĩnh lặng của linh hồn. Chỉ có sức mạnh của sự thật mới có thể làm như vậy, điều Thiên Chúa mở ra cho bà biết khiến bà cảm thấy lòng ăn năn vô cùng và cảm thấy đau nhói trong tim. Tuy nhiên, những lời Chúa nói với bà không gay gắt mà rất dịu dàng, nhẹ nhàng quá nên rất khó nghe thấy. Chúa-Giêsu-chịu-đóng-đinh tha thiết nói với bà để bà cố gắng chú ý tới Ngài: “Tình yêu của Ta dành cho con không là điều giả dối”. Điều đó khiến bà muốn thật lòng đến với Ngài.

Trong đời sống tâm linh của bà lúc này, bà là người khổ hạnh, dành nhiều thời gian để cầu nguyện. Đặc biệt trong Tuần Thánh đó, bà không nghĩ tới thứ gì khác để bà có thể hoàn toàn tập trung trước sự hiện diện của Đức Kitô trong Mầu nhiệm Cứu độ. Khi bà nghe những lời đó vang lên trong sâu thẳm của linh hồn, bà hiểu được lý do mà chúng ta tin Con Thiên Chúa mặc lấy nhân tính và khiêm nhường chấp nhận mọi dạng thiếu thốn và đau khổ.

Bằng việc mặc lấy nhân tình, Ngài ban cho chúng ta nhân tính theo nghĩa mới, nghĩa cứu độ mà chúng ta có thể nhận biết tình yêu đích thực mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tình yêu Thiên Chúa đem lại sự vui sướng khi hoàn tất công việc trong giới hạn mong manh của chúng ta trong tình yêu. Đó là vì Ngài muốn nên giống chúng ta – và đó là dấu ấn của tình bằng hữu đích thực. Bạn bè muốn nên giống nhau và họ muốn vào trong thế giới của nhau. Khi mặc lấy nhân tính, Chúa Giêsu đã có cách vào trong thế giới đau khổ của chúng ta mà qua lời cầu nguyện, chúng ta có thể nghe tiếng Chúa-Giêsu-chịu-đóng-đinh mời gọi chúng ta vào trong thế giới vinh quang của Ngài, đó là thế giới vô tận.

Chúng ta có thể thực sự nhận biết tình yêu của Chúa Giêsu, không phải vì chúng ta đạt được, mà vì Chúa Giêsu thực sự yêu thương chúng ta ngay trong lúc này, trong và qua nhân tính bị đóng đinh và phục sinh của Ngài. Đau khổ có thể khiến chúng ta khó xác định sự hiện hữu của tình yêu, nhưng tình yêu Chúa luôn ẩn trong những đau khổ, thậm chí Ngài còn ở gần hơn và ở trong mỗi chúng ta. Khi chúng ta đối đầu với đau khổ, ngay cả sự chết, chúng ta vẫn không bao giờ cô độc. Tình yêu của Chúa Phục Sinh dành cho mỗi chúng ta không là bề ngoài hoặc giả vờ – mà đó là THẬT, thực sự là THẬT. Ngài luôn ở với chúng ta mãi cho đến tận thế!

Đó là những lúc Chân phước Angela nghe tiếng Chúa Giêsu thầm nhủ với bà. Đó là bà nhận biết sự kết hiệp của Chúa Giêsu với bà, tình yêu Ngài dành riêng cho bà, điều thần bí này được bà nhận biết bằng một cách mới. Bà nhận biết nỗi đau khổ và tình yêu bà dành cho Chúa Giêsu trong cả cuộc đời bà. So với tình yêu Chúa Giêsu dành cho bà, bà nhận thấy tình yêu của bà chưa thực sự là tình yêu. Chấp nhận sự thật khó khăn này đã khiến bà yêu mến Chúa sâu đậm hơn bằng chính “nỗi buồn thánh thiện” (holy sorrow), nỗi đau của tâm hồn. Chúa Giêsu không muốn bỏ mặc bà một mình trong nỗi đau khổ này. Ngài tiếp tục tái xác định rằng bà không bao giờ xa cách Ngài: Ngài giữ bà sát vào Ngài bằng những nỗ lực của bà, suốt cuộc đời bà. Thật vậy, Ngài giải thích để an ủi bà: “Ta ở bên con nhiều hơn con ở bên chính con”.

Điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay?

  1. Thực sự chúng ta không nhận biết rõ về chính mình. Chúng ta là nỗi khổ cho chính mình chứ không là nỗi khổ cho Chúa. Trong ánh sáng của tình yêu Chúa, chúng ta biết nhờ đức tin, có những cuộc đối thoại với chúng ta mà chúng ta phải thừa nhận. Chúng ta không nên chú ý tới cuộc đối thoại riêng mà chúng ta tự cảm thấy thương hại mình hoặc tự quan trọng hóa chính mình. Chúng ta cũng không nên chú ý tới cuộc đối thoại trong chính mình và cho rằng mình không quan trọng. Không có cuộc đối thoại nào ích kỷ hoặc tự thương hại mà chính là Tiếng Chúa nói với chúng ta từ sâu thẳm trong linh hồn. Chẳng có tiếng nói nào của sự thật nói về chúng ta trước mặt Chúa Giêsu Kitô. Chẳng có tiếng nói nào hiểu được mức độ Chúa Giêsu yêu thương chúng ta và mong muốn chia sẻ mọi điều với chúng ta.

  1. Cuộc gặp gỡ của Chân phước Angela di Foligno với Đức Kitô dạy chúng ta rằng sự thật về chính chúng ta chỉ có thể được biết khi chúng ta chú ý tới Đức Kitô Phục Sinh. Chúng ta phải mở lòng ra với Lời Chúa và tiếp đón Ngài trong lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta phải để Ngài làm chúng ta ngạc nhiên bằng tình yêu của Ngài và chiếm giữ chúng ta bằng vẻ đẹp sáng ngời của nhân tính nơi Ngài. Chân phước Angela tin rằng Chúa muốn chúng ta nhận biết sự hiện diện của Ngài và cảm nghiệm tình yêu của Ngài trong chúng ta. Bà tin rằng bất cứ ai khao khát tìm kiếm Chúa Giêsu và nhận biết tình yêu Ngài trong linh hồn sẽ nhận được các ơn này. Đồng thời, những người muốn trở nên anh em với Đức Kitô thì phải tạo “khoảng trống” trong cuộc sống để Đức Kitô bày tỏ chính Ngài theo cách Ngài muốn.

Tình yêu của Đức Kitô Phục Sinh dành cho mỗi chúng ta là điều thực tế nhất về cuộc đời chúng ta. Đó là tình yêu Chúa và không là sự bất xứng hạn chế chúng ta. Tình yêu Chúa dành cho chúng ta là nền tảng của sự xứng đáng nơi chúng ta. Đó là vì chúng ta muốn lắng nghe tiếng Chúa hơn là “cái tôi” của chúng ta khi chúng ta thinh lặng cầu nguyện, sống đơn giản, và phục vụ người nghèo – nhất là những người nghèo ở gần sát chúng ta. Đó là học cách chia sẻ mọi thứ trong cuộc đời với Đức Kitô khi chúng ta thường xuyên tham dự Thánh Lễ, vui nhận mọi thứ Ngài muốn ban cho chúng ta để chia sẻ chính mình và xứng đáng tiếp nhận Thánh Thể. Về điểm này, Chân phước Angela giúp chúng ta hiểu Đấng ở gần bên chúng ta hơn chính chúng ta, hiểu cách Ngài muốn chúng ta biết, không chỉ bằng trí óc mà bằng sự cảm nhận về sự hiện diện của Ngài.Qua tình bạn này, bà làm chứng về cách kỳ diệu khi chịu đau khổ và nghỉ ngơi trong Chúa, điều mà Ngài mong muốn chia sẻ với những ai được Ngài gọi là bạn hữu.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ RCSpiritualDirection.com)

(*) CP Angela sinh năm 1248 tại Foligno thuộc Umbria, trong một gia đình giàu có, và là nhà thần bí. Bà kết hôn sớm, vui với thế gian, thậm chí bà quên cả chân giá trị và nhiệm vụ của người vợ và người mẹ. Bà phạm tội và sống bừa bãi. Nhưng Thiên Chúa đã xót thương linh hứng cho bà bằng nỗi buồn sâu xa đối với tội lỗi, đưa bà từ từ tới đỉnh hoàn thiện và hiểu các mầu nhiệm sâu xa nhất. Bà ghi lại những cuộc đối thoại với Chúa trong cuốn “Book of Visions and Instructions” (Sách Thị kiến và Hướng dẫn), gồm 70 chương, được bà đọc cho linh mục Dòng Phanxicô viết, Lm Arnoldof Foligno, người giải tội cho bà.

 

Một thời gian sau, theo linh hướng của Lm Arnold, bà vào Dòng Ba Phanxicô. Nhiều người nhờ bà mà tiến bộ trên đường nhân đức. Rồi bà lập dòng nữ tại Foligno, theo Tu luật Dòng Ba, với ba lời khấn và dành thời gian làm việc bác ái.

 

Bà qua đời ngày 4-1-1309. Thi hài bà được an táng tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Foligno. Nhiều phép lạ xảy ra tại ngôi mộ của bà. ĐGH Innocent XII đã tôn phong bà lên bậc chân phước. Lễ nhớ bà được mừng trong Dòng Phanxicô vào ngày 30-3. Bà được người ta tôn vinh là “Bậc Thầy của các Thần học gia” (Mistress of Theologians).

Xem thêm

T3T31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Ba Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  TIỆC BẤT TẬN “Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!”. “Thiên …