Home / Chia Sẻ / Gặp Chúa Phục Sinh trong kinh nguyện

Gặp Chúa Phục Sinh trong kinh nguyện

Gặp Chúa Phục Sinh trong kinh nguyện

Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho tới tận thế” (Mt 28:20).

Đó là lời cuối cùng của Đức Kitô Phục Sinh nói với các Tông Đồ trước khi Ngài về Trời. Lời đó vẫn sống động trong những lúc chúng ta gặp Con Thiên Chúa ngày nay. Vì Ngài không bỏ chúng ta và vẫn hành động trong thế giới, Ngài làm cho lời cầu nguyện của chúng ta thành cuộc đối thoại với Ngài, trong tình yêu kỳ diệu mà Ngài mở ra, Ngài luôn hành động để giải thoát chúng ta khỏi sự tức giận và kiêu ngạo. Bằng những cách nổi bật nhất, các thánh và các nhà thần bí đã có các dạng gặp gỡ kỳ diệu và làm thay đổi cuộc sống, và chứng cớ của họ mời gọi chúng ta cũng tìm kiếm Ngài như vậy.

Trong Tuần Thánh khoảng 700 năm trước, Chân phước Angela di Foligno (1248-1309) đã được ơn thanh tẩy và đào sâu lòng sùng kính đối với Thiên Chúa. Đó là riêng tư và đặc biệt mà bà mời gọi mỗi chúng ta tìm kiếm ân sủng này cho chúng ta. Điều đó cũng rất cần cho bất cứ ai yêu mến Chúa.

Bà mô tả cuộc gặp gỡ Chúa theo dạng Lời Chúa nói trực tiếp với bà trong sâu thẳm linh hồn. Chỉ có sức mạnh của sự thật mới có thể làm như vậy, điều Thiên Chúa mở ra cho bà biết khiến bà cảm thấy lòng ăn năn vô cùng và cảm thấy đau thắt ngực. Tuy nhiên, những lời Chúa nói với bà không gay gắt mà rất dịu dàng. Chúa-Giêsu-chịu-đóng-đinh chân thành nói với bà khiến bà muốn đến với Ngài: “Tình yêu của Ta dành cho con không là điều giả dối”.

Trong đời sống tâm linh của bà lúc này, bà là người khổ hạnh, dành nhiều thời gian để cầu nguyện. Trong Tuần Thánh đó, bà không nghĩ tới thứ gì khác để bà có thể hoàn toàn tập trung trước sự hiện diện của Đức Kitô trong mầu nhiệm cứu độ. Khi bà nghe những lời đó vang lên trong sâu thẳm của linh hồn, bà hiểu được lý do mà chúng ta tin Con Thiên Chúa mang nhân tính và khiêm nhường chấp nhận mọi dạng thiếu thốn và đau khổ.

Nhờ “chấp nhận” nhân tính, Ngài làm cho nhân tính của chúng ta mang ý nghĩa mới, ý nghĩa cứu độ mà chúng ta có thể nhận thức về sự thật của tình yêu Chúa dành cho chúng ta. Tình yêu Chúa làm vui mừng khi hoàn tất công việc trong giới hạn của sự nỗ lực yêu thương. Đó là vì Ngài muốn nên giống chúng ta — đó là dấu chứng của tình bạn hữu đích thực. Bạn bè muốn giống nhau và muốn vào trong thế giới của nhau. Khi mặc lấy nhân tính, Chúa Giêsu tìm được cách vào trong thế giới khốn khổ của chúng ta mà qua lời cầu nguyện, chúng ta có thể nghe tiếng Chúa-Giêsu-chịu-đóng-đinh mời gọi chúng ta vào trong thế giới vinh quang của Ngài, đó là thế giới vô tận.

Chúng ta khả dĩ nhận biết tình yêu của Chúa Giêsu, không phải vì những gì chúng ta đạt được, mà vì Chúa thực sự yêu thương chúng ta ngay trong lúc này, qua nhân tính chịu đóng đinh và nhân tính phục sinh. Nếu sự thiếu thốn và đau khổ làm cho khó xác định sự hiện hữu của tình yêu chiến thắng này, Ngài vẫn luôn ở gần chúng ta. Khi chúng ta phải đối diện với những điều đó, ngay cả cái chết, chúng ta vẫn không bao giờ cô đơn. Tình yêu của Chúa Phục Sinh dành cho mỗi chúng ta, thực sự chứ không mơ hồ hoặc ảo tưởng, điều đó thật hơn cả sự thật. Ngài luôn ở với chúng ta… mãi cho tới tận thế.

Các sự thật đó tràn ngập Chân phước Angela trong lúc bà nghe Chúa Giêsu nói riêng với bà. Bà biết Chúa nối kết với bà, tình yêu của Ngài dành cho bà, những lời đó chiếm cả tâm hồn bà theo cách mới. Bà nhận biết đau khổ và nhận biết tình yêu thiếu chân thật bà dành cho Chúa Giêsu. So sánh với tình yêu mà Chúa dành cho bà, bà nhận biết tình yêu của bà chưa thực sự là tình yêu. Chấp nhận sự thật này làm cho bà tôn thờ Chúa bằng cả tâm hồn. Chúa Giêsu không bỏ bà cô đơn trong sự hối hận đó. Ngài tiếp tục tái xác nhận rằng bà không bao giờ xa cách Ngài: Ngài giữ bà ở gần Ngài qua mọi cố gắng của bà trong suốt đời. Thật vậy, Ngài đã an ủi bà bằng cách giải thích: “Ta ở bên con nhiều hơn con ở bên chính con”.

Điều đó có ý nghĩa gì?

Thứ nhất, chúng ta thực sự không biết rõ chính mình. Thật vậy, chúng ta là bí ẩn đối với chúng ta nhưng là bí ẩn đối với Thiên Chúa. Trong ánh sáng của tình yêu Chúa, chúng ta biết nhờ đức tin, có những cuộc đối thoại với chính mình mà chúng ta phải từ bỏ. Chúng ta không nên tham dự vào cuộc đối thoại đó vì chúng ta tự thương mình. Chúng ta cũng không nên tham dự vào cuộc đối thoại nội tâm mà “cái tôi” của chúng ta bảo chúng ta quan trọng. Không cuộc đối thoại nào bằng tiếng Chúa trong sâu thẳm tâm hồn của chúng ta. Không có tiếng nói nào biết sự thật về chính chúng ta trước mặt Đức Giêsu Kitô. Không có tiếng nói nào hiểu cách Ngài khuyến khích chúng ta và muốn chia sẻ mọi điều với chúng ta.

Thứ nhì, cuộc gặp gỡ của Chân phước Angela di Foligno với Đức Kitô dạy chúng ta rằng sự thật về chính chúng ta chỉ có thể được biết khi chúng ta chú ý tới Đức Kitô Phục Sinh. Chúng ta phải mở lòng ra với Lời Chúa và tiếp đón Ngài trong lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta phải để Ngài làm chúng ta ngạc nhiên bằng tình yêu của Ngài và chiếm giữ chúng ta bằng vẻ đẹp sáng ngời của nhân tính nơi Ngài. Chân phước Angela tin rằng Chúa muốn chúng ta nhận biết sự hiện diện của Ngài và cảm nghiệm tình yêu của Ngài trong chúng ta. Bà tin rằng bất cứ ai khao khát tìm kiếm Chúa Giêsu và nhận biết tình yêu Ngài trong linh hồn sẽ được ban các ơn này. Đồng thời, những người muốn trở nên anh em với Đức Kitô thì phải tạo khoảng trống trong cuộc sống để Đức Kitô bày tỏ chính Ngài theo cách Ngài muốn.

Tình yêu của Đức Kitô Phục Sinh dành cho mỗi chúng ta là điều thực tế nhất về cuộc đời chúng ta. Đó là tình yêu Chúa và không là sự bất xứng hạn chế chúng ta. Tình yêu Chúa dành cho chúng ta là nền tảng của sự xứng đáng nơi chúng ta. Đó là vì chúng ta muốn lắng nghe tiếng Chúa hơn là “cái tôi” của chúng ta khi chúng ta thinh lặng cầu nguyện, sống đơn giản, và phục vụ người nghèo – nhất là những người nghèo ở gần sát chúng ta. Đó là học cách chia sẻ mọi thứ trong cuộc đời với Đức Kitô khi chúng ta thường xuyên tham dự Thánh Lễ, vui nhận mọi thứ Ngài muốn ban cho chúng ta để chia sẻ chính mình và xứng đáng tiếp nhận Thánh Thể. Về điểm này, Chân phước Angela giúp chúng ta hiểu Đấng ở gần bên chúng ta hơn chính chúng ta, hiểu cách Ngài muốn chúng ta biết, không chỉ bằng trí óc mà bằng sự cảm nhận về sự hiện diện của Ngài. Qua tình bạn này, bà làm chứng về cách kỳ diệu khi chịu đau khổ và nghỉ ngơi trong cách Chúa muốn chia sẻ với những người mà Ngài gọi là bạn hữu.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ rcspiritualdirection.com)

Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót, 27-4-2014

Xem thêm

23-1-2025 11-25-05 AM

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT TUẦN III THƯỜNG NIÊN, NĂM C, CỦA LM AN TÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Năm Thánh – Năm Hồng Ân SUY NIỆM CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN – C (Lc …