PHI LỘ – Tin đơn giản là CHẤP NHẬN (nhưng không ảo tưởng) hoặc TỪ CHỐI. Hoàn toàn tự do. Dù Đức Tin là điều trừu tượng, nhưng lại có thể chứng minh bằng hành động cụ thể: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2:17 & 26), và “Đức Tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1:3). Lạ thật! Đức Tin có vẻ mơ hồ, vì thế những người không có niềm tin tôn giáo cho đó là ảo tưởng (hoặc ảo giác) và ngu xuẩn, thậm chí người vô thần còn cho các Kitô hữu là bị “bùa mê, thuốc lú” hoặc “nghiện thuốc phiện”. Tại sao? Vì Đức Tin quá trừu tượng, còn cuộc sống và khoa học lại quá thực tế. Vậy các lĩnh vực này có đối nghịch nhau? Đây là vấn đề khó hiểu, hãy đọc chậm và suy nghĩ nhiều – nếu có thể thì đọc mỗi lần một phần thôi. Xin mời bạn!
Stephen Jay Gould đã xác định rằng khoa học và tôn giáo không xung khắc nhau, vì mỗi thứ xử lý các lĩnh vực khác nhau. Điều này có vẻ khả nghi, và khoa học và tôn giáo đều có những đòi hỏi mạnh mẽ và khác nhau về thế giới chúng ta sinh sống. Về cơ bản, cả hai đều có những thứ khác nhau về những gì hiện hữu và về những gì tạo thành kiến thức an toàn. Tuy nhiên, không thể có lợi thế hơn từ cách trả lời về vấn đề nào tốt nhất. Đôi khi triết học được coi là có lợi thế này, nhưng nó chỉ có thể giúp làm rõ vấn đề. Dùng vấn đề linh hồn làm ví dụ, thách đố này đề nghị rằng chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) có thể hoạt động như tôn giáo trong việc làm thỏa mãn nhu cầu con người về sự nối kết và ý nghĩa.
Dù có nhiều người hâm mộ Stephen J. Gould, hầu như tôi không thể không tham dự buổi giảng thuyết của ông về sự bất tử tại Trường Harvard Divinity. Buổi giảng thuyết này là hoạt động mỗi 6 tháng, nhiều vị có uy tín được mời đến để nói chuyện chuyên đề về viễn cảnh của con người sau khi chết. Các diễn giả trước đó là William James và Josiah Royce. Nhà địa chất giỏi và mạo hiểm theo thuyết tân Darwin nói về một chủ đề quá xa rời mối quan ngại về chủ nghĩa tự nhiên một cách bình thường thì sẽ làm gì? Có vẻ rõ ràng ngay từ đầu là hai phương pháp đều sẵn sàng đối với ông ta: Thứ nhất, phê bình khái niệm sự bất tử là cách suy nghĩ hay, không được khoa học ủng hộ; thứ nhì, nói rằng khoa học và tôn giáo không xung khắc, vì chúng không cùng mục đích, phương pháp, hoặc lĩnh vực để cung cấp nền tảng đối với sự bất đồng. Trong sự tế nhị và sự liên quan này, Gould đã dùng cách thứ hai, ông tranh luận rằng vì các yêu cầu tôn giáo – như sự hiện hữu của linh hồn bất tử – không là giả thuyết khả dĩ minh chứng, những điều đó không thể thử nghiệm bằng khoa học.
Gould cho rằng có vẻ hợp lý về vị trí này, ông không có gì hơn để đưa ra về vấn đề bất tử. Nhưng không muốn làm chúng ta thất vọng, ông có thể nói những điều tốt trong 90 phút về hai vấn đề có liên quan. Thứ nhất, khái niệm bất tử được chọn bởi các cơ chế tiến hóa, nghĩa là, điều đó có là giá trị sinh tồn dẫn đến thành công được sản sinh của những người có thể “chuyển tải” nó hay không? Thứ nhì, cứ cho rằng một số hệ thống lý thuyết về tính bất tử cá nhân, như của Teilhard de Chardin, là cơ bản trong khái niệm phát triển tới “siêu trí tuệ” chung và vĩnh hằng nào đó, có rõ ràng là sự phát triển có những đặc tính theo thuyết mục đích (teleological characteristics) hay không?
Vì tôi muốn trở lại vấn đề cái gì có thể được gọi là “tính thông ước” (khả dĩ so sánh, commensurability) của khoa học và tôn giáo, tôi đưa ra sự tính toán trong cách trả lời có sức thuyết phục của Gould đối với các vấn đề này. (Cách trả lời của ông tái diễn các chủ đề trong nhiều bài viết và sách của ông, vì những điều đó muốn thuyết phục thêm). Trước tiên, Gould tranh luận rằng khái niệm về sự bất tử khởi đầu tốt sau khi con người xuất hiện, và như thế là không được chọn trực tiếp bởi các cơ chế tiến hóa sinh học (biological evolutionary mechanisms). Cơ bản vật lý về khả năng của chúng ta hình thành các khái niệm trừu tượng như vậy – não bộ – thực sự được chọn, nhưng về những điều thuận lợi trong việc xử lý các vấn đề còn cụ thể hơn sự hiện hữu của linh hồn. Yếu tố tuyệt vời là cấu trúc thần kinh trong chúng ta nhờ sự chọn lựa cấp bách tự nhiên cho phép, như một sản phẩm phụ “không định trước” và “không cần thiết”, khả năng trau chuốt tất cả những điều phức tạp của triết học và thần học, kể cả vấn đề hấp dẫn nhất là số phận con người sau khi chết.
Về thuyết mục đích trong việc tiến hóa, Gould cho biết rằng không có chứng cớ về các thụ tạo sau đó sẽ phức tạp hơn, phỏng tạo tốt hơn, hoặc ở trong bất kỳ tình trạng nào “hoàn thiện” các thụ tạo trước. Cứ cho là nhiều trường hợp quan trọng về thiết kế hữu cơ được thúc đẩy bởi các yếu tố địa chất và sự đột biến ngẫu nhiên có thể trở thành rất khác nhau, không có sự cần thiết theo thuyết mục đích gắn liền với chúng ta hiện nay, cũng chẳng thể tránh được tính phức hóa của các chiến lược thích nghi sẽ tiếp tục. Như Gould nói, nếu chiếu đi chiếu lại cuốn băng lịch sử, chúng ta sẽ rất có thể không hiện diện ở đây, kể cả các loài khác, với các sinh vật rất khác nhau, có thể sẽ khai thác các vị trí sinh thái khác nhau. Nếu không có chứng cứ về sự phát triển về tiến hóa, các nhà thần bí như Teilhard không thể tự sinh lợi hiệu quả nhờ nền tảng khoa học khi họ cố gắng mở rộng thuyết tiến hóa thành kế hoạch theo thuyết mục đích (teleological scheme) bảo đảm sự sống đời đời.
Cuối buổi nói chuyện, Gould trả lời một số câu hỏi của cử tọa, một số người đã thay đổi tính khả dĩ của sự xung đột giữa tôn giáo và khoa học. Nhưng ông khăng khăng bám vào vị trí ban đầu của mình: Khoa học giải quyết các vấn đề theo kinh nghiệm, tôn giáo không như thế, cho nên chúng không thể xung đột. Ở mức độ nào đó về sự hiện hữu của linh hồn bất tử, Gould nói rằng ông có mối nghi ngờ riêng về vấn đề này, nhưng mối nghi ngờ này không có nền tảng trong quan niệm khoa học của ông. Có một vấn đề khác (cũng may là không được hỏi): Nghi ngờ của ông là gì? Nếu điều đó không dựa trên sự phê bình tôn giáo đòi hỏi về khoa học, vậy theo tiêu chuẩn nào mà họ đánh giá?
Gould tranh luận rằng khoa học và tôn giáo là hai lĩnh vực khác nhau, không thể so sánh, điều này có vẻ khiến chúng ta hụt hẫng. Chúng ta phải bước vào thế giới lý thuyết như thế nào để đánh giá niềm tin tôn giáo về sự hiện hữu của linh hồn, hoặc chỉ dựa vào trực giác, để trả lời vấn đề này? Nếu cho rằng linh hồn hiện hữu là không cần thiết dựa trên kinh nghiệm, mà chỉ là cách tuyên xưng niềm tin riêng hoặc tín lý chung, điều này có đòi hỏi chúng ta để lại một lời tuyên bố không thể bị khoa học phản biện? Thiết tưởng Gould đang quá “ngoan ngoãn” – hoặc có thể quá nặng “ngoại giao” – khi ông không chịu phản bác khi xét theo khoa học về niềm tin tôn giáo đối với tính bất tử của linh hồn. Lý do của tôi đơn giản thế này: Tôn giáo và khoa học cũng tương tự, là thế giới đơn giản mà đòi hỏi lẫn nhau về những cách không tương hợp lẫn nhau. Vì cả hai có những đòi hỏi riêng nên không xung đột nhau, tới mức chúng ta có thể cảm thông với viễn cảnh của khoa học mà chúng ta không nên không nói về vị trí của nó về vấn đề này. Nhưng, tôi tranh luận như luận án chính của tôi, có thể không có viễn cảnh thứ ba độc lập của tôn giáo hoặc khoa học có thể quyết định sự cảm thông của chúng ta nên ở chỗ nào. Đức tin và chứng cứ gặp và đấu tranh về một lĩnh vực không được tham khảo bằng bất cứ tiêu chuẩn nào cao hơn. Như vậy sự chọn lựa của chúng ta có thể là chức năng truyền bá văn hóa và đề cao giáo dục hơn là kết quả của sự tranh luận hợp lý. Tuy nhiên, ở cuối tiểu luận này tôi sẽ cố gắng cân bằng sự kết luận hoài nghi hơn bằng cách cho thấy có thể có những lý lẽ thực tế để ủng hộ cái này hơn cái kia.
Trước tiên, cần phải hiểu rằng tôn giáo và khoa học thảo luận các phạm vi trái ngược nhau nhưng cùng đề cập một thế giới. Nếu thần học gia tranh luận đối nghịch với điều khẳng định này và nói rằng linh hồn hiện hữu trong trong lĩnh vực khác thì người ta phải chấp nhận sự ngu xuẩn của bất kỳ một huấn thị nào đó dựa trên tôn giáo và quan tâm đời sống trần thế. Để có ý nghĩa đối với chúng ta, thế giới tâm linh phải “giao nhau” tại một điểm nào đó với thế giới vật chất, trong trường hợp đó, tại điểm giao thoa thì chúng phải một phần ở cùng một thế giới. Thuyết nhất nguyên (monisticism) cho rằng mọi hiện tượng đều liên kết các yếu tố của vũ trụ, dĩ nhiên giả thuyết khoa học và chủ nghĩa tự nhiên cơ bản (fundamental naturalism). Nhưng thậm chí những người sống tâm linh thành kính phải đồng ý với sự chồng chéo nhau nào đó trong lĩnh vực vật chất và tâm linh, nếu không thì chúng gây nguy cơ xác định các điều thực hành của chúng không thích hợp.
Nếu có lĩnh vực này của “tính thông ước”, chúng ta giả sử rằng Gould đúng khi cho rằng sự hiện hữu của linh hồn là vấn đề không hiển nhiên về đức tin. Có thể là đức tin như vậy dựa vào mặc khải riêng và tự xét nội tâm, sự cần thiết về cảm xúc, sự bất khả ngộ về Kinh thánh, hoặc truyền thống độc đoán. Như vậy, khi chúng ta hỏi những người tin có linh hồn đưa ra lý lẽ của họ thì họ nói rằng họ không có chứng cớ khả dĩ chấp nhận về khoa học, chỉ tin theo Kinh thánh, vì hiển nhiên, vì không tin thì cuộc sống vô nghĩa, và vì họ không là những người máy (robot), v.v… Lưu ý rằng mặc dù họ không bị thu hút vào chứng cớ (theo lý thuyết), họ vẫn tin thế giới này, nghĩa là thế giới có chứa đựng linh hồn. Dù có thể đó là bản chất siêu phàm và vô hình nhưng vẫn hiện hữu ở chỗ này hoặc chỗ kia.
Đây là một tuyên bố theo bản thể học về thế giới mà chúng ta đang sống, và do đó mà không thể không ảnh hưởng chúng ta, dù rất ít khi chúng ta xem kỹ cuốn sách nhỏ “Chứng Cớ Của Đức Gia-vê” (Jehovah’s Witness), hoặc mạnh mẽ hơn nếu người Công giáo chúng ta biết trước hình phạt đời đời đối với tội lỗi. Dù tin linh hồn là cái độc lập với vật chất hoặc chứng cớ thực nghiệm, các chi nhánh của một niềm tin như vậy khá thực tế, và không phải là không đáng kể. Nghĩa là sự tranh luận về sự hiện hữu của linh hồn không cần suy luận trống rỗng, nhưng tiêu biểu cho sự xung đột giữa quan điểm thế giới khác nhau về cơ bản với các hệ quả vật chất và xã hội tương ứng. Các ví dụ về ảnh hưởng của tôn giáo đối với cộng đồng không khó tìm: Nỗ lực ngăn chặn phá thai và hạn chế sinh sản, hạn chế quyền từ chối điều trị bằng thuốc, ngăn chặn việc dạy về sự tiến hóa, ngăn chặn nghệ thuật kích dục. Các lời cảnh báo mới đây về “phạt vạ” (rút phép thông công) nhằm thúc ép sự đồng thuận với quan điểm chính thống của Công giáo là các nỗ lực hiển nhiên để giành lấy đòn bẩy chính trị bằng cách lợi dụng niềm tin về linh hồn. Nếu là rất thực tế, và không luôn thuận lợi, hệ quả của một số niềm tin trong đời sống thường nhật, khoa học không nên từ bỏ vai trò trong việc phản biện các đòi hỏi của tôn giáo chỉ vì không thể kiểm nghiệm thực tế. Muốn vậy thì nên bỏ ảnh hưởng ý thức hệ của tôn giáo không bị phản bác bởi một trong các đối thủ nào mạnh nhất. Vì chỉ có một thế giới để biết, để sống, và để gìn giữ, khoa học phải cố gắng tạo trường hợp đối với quan điểm tự nhiên về thế giới này, dù quan điểm đó từ khước một số niềm tin được ưa chuộng nào đó.
Trong trường hợp như vậy, khoa học gia đối mặt với một lĩnh vực đơn giản về đức tin mà linh hồn hiện hữu, không thể tranh luận chống lại người-thực-sự-tin. Một tín hữu như vậy sẽ không cần chứng cớ và cũng không lay chuyển. Nhưng khoa học gia có thể vì lợi ích của việc thuyết phục những người vẫn “yếu cơ” khi tranh luận – tạo sự đòi hỏi đối nghịch rằng linh hồn không hiện hữu, về cơ bản không có chứng cớ bảo đảm rằng linh hồn hiện hữu.
Mặc dù không thể hy vọng thuyết phục một người thừa nhận mình “thiếu kinh nghiệm”, hiển nhiên có sự tranh luận cơ bản giữa tôn giáo và khoa học về những gì thực sự hiện hữu. Sự tranh luận này một phần do thái độ riêng về những gì cấu thành nền tảng hợp lý về đức tin. Kinh Tin Kính cho phép bản thể học “tháo gỡ” cho sự quan sát theo hệ thống, trong khi các phương pháp khoa học đòi hỏi các yêu cầu về bản thể phải phù hợp với hầu hết các chứng cớ xảy ra theo nhận thức. Cách tranh luận chống lại linh hồn là sự tranh luận thực sự (trong số các thứ khác) về “khung” của sự chứng minh về đức tin. Sự xung khắc giữa khoa học và tôn giáo về sự hiện hữu của linh hồn là có thật vì không thể cả hai đều đúng, và theo ý nghĩa này, chúng đều khả dĩ thông ước (có thể so sánh). Nhưng sự tranh luận về cái nào hiện hữu thì không thể nối kết cho đến khi có sự đồng thuận về vấn đề ưu tiên cái gì là nền tảng hợp lý đối với đức tin. Theo tôi, đây là sự tương phản giữa khoa học và tôn giáo là cứng ngắc nhất, và là điều khó phát hiện nhất về điểm chung có thể cung cấp nền tảng để tranh luận.
Một phương pháp có thể nhận biết các niềm tin tôn giáo, dù có chứng cớ hay không, và khá khác với sự thật tuyệt đối, là phục vụ thực tế trong việc giải quyết các nhu cầu của con người. Vậy chúng ta không thể so sánh niềm tin nào dựa vào đức tin và các lý thuyết khoa học tác dụng đối với các nhu cầu này để biết cái nào “cao cấp” hay sao? Nếu chúng ta có thể chứng tỏ đức tin không có ở nơi khoa học thành công thì điều này có thể làm cho người-thực-sự-tin thắc mắc về giá trị của các đòi hỏi không có chứng cớ và bản thể học được liên kết.
Cái khó là các nhu cầu được diễn tả trong lĩnh vực đức tin không thường được thừa nhận là các nhu cầu mà khoa học có thể đáp ứng. Cách giải quyết thỏa mãn đối với các vấn đề “tối hậu” như mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, số phận của con người sau khi chết, và nền tảng đối với luân thường đạo lý (ethical conduct) thường được coi là lĩnh vực truyền thống của tôn giáo. Đối với đa số chúng ta, khoa học không đưa ra đáp án về các vấn đề này, cũng không thể an ủi chúng ta khi đau khổ như tôn giáo có thể làm: Nhờ đặt một thế giới kế tiếp (kiếp sau) mà đau khổ sẽ được giải thoát, các vấn đề đều được trả lời. Khoa học có thể cho chúng ta biết cách, nhưng không cho biết lý do; có thể đưa ra phương pháp, nhưng không có cùng đích; có thể giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào nhưng đa số lại im lặng đối với các vấn đề thuộc cốt lõi về tình trạng của con người. Cứ cho rằng tôn giáo và khoa học có vẻ đưa ra các nhu cầu rất khác nhau và khó so sánh về nền tảng giá trị thực tế của các niềm tin riêng. Khoa học không thể “tấn công” niềm tin “phi kinh nghiệm” về linh hồn mà cho rằng linh hồn không hiện hữu, vì đối với nhiều người, linh hồn tác động khá tốt trong việc giải quyết một số vấn đề quan trọng hơn.
Nếu tin có linh hồn là điều không thể chỉ bị bác bỏ như điều vô ích thì tôi sẽ làm cách nào, với tư cách người theo chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricist), để chứng minh sự nghi ngờ của tôi? Tôi có thể dùng cái gì khác để theo khoa học? Tôi có thể giải thích ra sao đối với người-thực-sự-tin khi họ nói rằng bạn phải cân nhắc sự thiếu chứng cớ khoa học đối với vị thế của bạn?
Trước khi giải quyết vấn đề này, chúng ta phải đưa ra điều có thể là mối nghi ngờ của tôi về linh hồn không thuộc khoa học, mà chỉ theo thuyết bất khả tri (agnosticism). Có thể tôi không tin, cách này hay cách khác, về việc linh hồn hiện hữu hay không hiện hữu. Hoặc có thể tôi là người-thực-sự-tin nhưng với ý kiến trái ngược với người duy linh. Không cần gì chứng cớ, tôi chắc chắn rằng linh hồn không hiện hữu. Nhưng nếu tôi nghiêng về chủ nghĩa tự nhiên thì sao? Thật khó, vì họ hoàn toàn ngược với quan điểm thế giới, như chứng cớ ưu tiên của ngũ quan, tầm quan trọng của sự đồng thuận theo nhận thức, và sự kết hợp toàn bộ các hiện tượng. Sự thúc đẩy khoa học và tự nhiên là nối kết các lĩnh vực khác nhau về sự hiện hữu thành một tổng thể chặt chẽ, như vậy nó không thể chứng tỏ rằng tôi đặt riêng ra các câu hỏi về linh hồn hoặc là không thể giải quyết (dù thiếu chứng cớ hiện hữu) hoặc là không thể giải quyết bằng các tiêu chuẩn khác nhau về cơ bản. Như vậy, mối nghi ngờ của tôi sẽ rất có thể là mối hoài nghi khoa học, dù là vấn đề gì. Đối với vấn đề này, tôi quan ngại rằng, dù từ chối, nhưng mối nghi ngờ của Gould về sự hiện hữu của linh hồn vẫn phát xuất từ nguồn gốc khác chứ không phải thuộc thói quen suy nghĩ khoa học của ông.
Dĩ nhiên, một số khoa học gia chia thành các vị thế về các vấn đề siêu hình, chẳng hạn vài điều về đức tin, vài điều về chứng cớ. Một vấn đề đáng quan tâm là cách họ quyết định niềm tin nào được công nhận từ phương diện đòi hỏi chứng cớ. Điều gì đặc biệt về các mối quan tâm truyền thống của tôn giáo có chiều hướng miễn trừ, ngay cả trong ý kiến của một số khoa học gia, từ việc điều tra chứng cớ? Câu trả lời hiển nhiên có vẻ là cách phản ứng dựa vào niềm tin đối với các vấn đề nào đó chỉ làm thỏa mãn cảm xúc; chúng đưa ra sự hy vọng thoải mái mà khoa học không thể làm. Điều này gây khó cho khoa học là phải cho biết lý do người ta lo lắng làm theo thái độ kiên định và không tách rời theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Trở lại ví dụ của chúng ta, làm sao chúng ta chứng minh mối hoài nghi khoa học với sự quan tâm về linh hồn?
Như đã nói trên, đây là điều cần hỏi rằng chúng ta chứng minh sự đòi hỏi phải tin có linh hồn nên có nền tảng nào đó về chứng cớ. Vì lịch sử của khoa học thành công (rất tương đối) thuộc lĩnh vực quan sát, lý thuyết, tiên đoán, và theo dõi thêm, vai trò chính của chứng cớ trong khoa học là được chấp nhận. Việc đòi hỏi chứng cớ là một phần trong quá trình dẫn tới các lý thuyết đơn giản nhất, được thống nhất, và được tiên báo. Đó là thứ tự và giải thích chứng cớ – bề ngoài của thế giới – đó là dự định khoa học về sự nổi trội. Các lý thuyết kết hợp vẻ bề ngoài thành các tổng thể chặt chẽ, hợp lý, phổ biến, được mong đợi, xác định (chỉ thăm dò) hoặc không xác định. Vì không có chứng cớ thực nghiệm về linh hồn hiện hữu, và vì không thể giữ vai trò giải thích hoặc dự đoán trong các lý thuyết khoa học, nên không có nền tảng để cho nó một vị trí trong bản thể học về lý thuyết. Sự không hiện hữu của nó được coi là thuộc các khoa học gia, ít ra là ngoài Giáo hội.
Việc tin có linh hồn được chứng minh là chỉ dùng thuyết kinh nghiệm bên ngoài lĩnh vực khoa học bình thường, đối với những gì thường là vấn đề được quyết định do truyền thống tôn giáo hoặc nội quan riêng. Đó là cách thúc đẩy sự thống nhất nhận thức vào lĩnh vực mà truyền thống đã ngăn ngừa sự điều tra về kinh nghiệm. Điều gì có thể làm cho những điều đó có thể bảo vệ lĩnh vực tâm linh khỏi bị khoa học tái đánh giá? Như đã nói, những câu trả lời do đức tin đưa ra đối với vấn đề tồn tại và trừu tượng đều tác dụng tốt đối với nhiều người, khoa học gia không thể đòi hỏi chứng cớ về nền tảng của sự ích lợi. Tuy nhiên, khoa học có thể kêu gọi nhiều xung động khoa học mà các thành phần tôn giáo sở hữu. Có thể như vậy: “Bạn có tìm thấy sự bất hòa giữa những niềm tin hằng ngày và sự chắc chắn về tôn giáo, nhất là theo cách mà các niềm tin đó được chứng minh? Sự kiên định về nhận thức và quan niệm về sự hiện hữu có quan trọng đối với bạn? Nếu vậy, hãy nhìn vào chứng cớ để quyết định các vấn đề trừu tượng theo truyền thống, chứ không phải đức tin”.
Lời kêu gọi đó có vẻ như những người-thực-sự-tin đôi khi dựa trên lý trí theo cách chung là khởi điểm của khoa học, họ hình thành một số niềm tin của họ theo nền tảng của chứng cớ khách quan, thỏa hiệp chung, và sự nối kết chung. Ngay cả những người duy tâm nhất cũng phải phản ứng với thế giới vật chất, điều kiện teo kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong các vấn đề về đức tin thì các niềm tin của họ không có nền tảng tương tự, với kết quả là họ dùng hai chiến lược lý trí rất khác nhau khi chứng minh các niềm tin. Cũng như khoa học gia là người “chia phần”, người duy tâm có thể biết và cảm thấy không thoải mái về điểm này thuộc lĩnh vực nhận thức, và tìm cách uốn nắn sự mâu thuẫn. Tôi quan ngại rằng mối bất hòa này thực sự là động lực đối với nhiều “cách hoán chuyển” từ quan điểm tôn giáo sang quan điểm tự nhiên hơn.
Nhưng, và dĩ nhiên, sự mâu thuẫn trí tuệ không quá quan trọng đối với mọi người; không có luật tự nhiên hoặc tập quán nào đòi hỏi điều đó. Nhiều người khá bằng lòng giải quyết các vấn đề trần tục dựa trên nền tảng của chứng cớ, còn các vấn đề tâm linh dựa trên nền tảng của quyền hành, mặc khải, tư duy tích cực, v.v… Trong đó, chúng ta vẫn có thể bế tắc. Làm sao chúng ta thuyết phục họ tin các niềm tin chính, chẳng hạn như sự hiện hữu của linh hồn, dựa trên nền tảng niềm tin hằng ngày về xe cộ, công việc, chính trị, truyền thuyết,…?
Về điểm này, thú thật là tôi là người bi quan trong việc tìm cách tranh luận đủ sức thuyết phục để có thể khiến người duy tâm theo lập trường của chủ nghĩa tự nhiên. Nếu nó theo sự kiên định về nhận thức và sự kết hợp không tác dụng, và nếu việc tin linh hồn bất tử có nhiệm vụ quan trọng trong nhận thức của ai đó, thì đức tin có thể tiếp tục không bị xáo trộn. Mặc dù tôi coi những cái chung là khởi điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm theo khoa học, sự tranh luận có thể là cái chung để dùng tùy ý cho cả chứng cớ và đức tin, tùy vào những gì có tác dụng. Tại sao chúng ta cần chứng cớ cho các niềm tin? Điều đó không hợp lý để chúng ta thực hiện những gì có tác dụng sao?
Nếu chúng ta định nghĩa sự hợp lý, theo nghĩa đen, là công việc của nhận thức – giúp đạt được mục đích có sẵn, thì các niềm tin dựa vào đức tin thực sự có thể bị coi là thuộc lý trí, mặc dù từ quan điểm theo kinh nghiệm để xử lý các điều phi thực thể. Mục đích của nhiều tôn giáo và Triết lý Tân Thời Đại (New Age philosophies) bao gồm sự phổ biến các học thuyết muốn thỏa mãn các nhu cầu về sự hiện hữu an toàn, ý nghĩa, và tính đồng nhất. Cách bảo vệ các hệ thống như vậy khỏi bị đòi hỏi về chứng cớ thì các lý thuyết phải được chuyển bởi truyền thống và Kinh thánh, đồng thời bản chất của các nhu cầu cần được bảo đảm rằng các lĩnh vực này sẽ đạt được chứng thực từ nội quan và mơ ước. Nhưng nếu không có cách tốt hơn thì khó chê trách cách phản ứng dựa vào đức tin mà cho rằng vấn đề hiện hữu là phi lý. Đã có nhiều trường hợp có thể mang ý nghĩa thực tế để không cần chứng cớ và dựa vào đức tin hứa hẹn sự cứu độ, nếu không có ở thế giới này thì ở kiếp sau.
Tính hợp lý của khoa học là phục vụ các mục đích rất khác nhau, bao gồm các chiến lược nhận thức khác nhau. Dự định to lớn ít trực tiếp xử lý vấn đề an toàn cá nhân, hoặc mối bận tâm về sự đồng nhất, sự chết, nguồn gốc sự thiện và sự ác. Dĩ nhiên cách áp dụng có thể có nhiều cách loại bỏ đau khổ của con người, nhưng nói chung thì đó là điều không riêng cho ai, tìm cách bổ sung và có thể hoàn tất, như triết gia Thomas Nagel nhận định rõ đặc tính của nó: “Cách nhìn vô căn cứ”. Sự khách quan khắt khe này đòi hỏi các tiêu chuẩn về sự thật từ bên ngoài khái niệm, ý kiến, hoặc kinh nghiệm của ai đó, ngay cả các niềm tin chủ yếu nhất của tính thông nhất khoa học hiện nay cũng bị coi là khả biến. Việc đòi hỏi chứng cớ theo kinh nghiệm bảo đảm rằng các niềm tin sẽ phản ứng với nhận thức và thực nghiệm, cách phản ứng này nghĩa là lý thuyết khoa học và bản thể học có thể thay đổi về căn nguyên theo các phát hiện mới.
Cứ cho là có sự khác biệt về mục đích và nhận thức, chẳng lạ gì khi khoa học và tôn giáo, dù chúng hiện hữu và nói về cùng một thế giới, vẫn khó tìm được tiếng nói chung. Mỗi thứ có thể chứng minh bằng chính những cái của chúng, bằng sự thành công theo mục đích riêng, nhưng quyết định cái nào có thể là tiêu chuẩn? (Chúng ta có thể quyết định không? Rõ ràng chúng ta phải quyết định, vì sự chọn lựa này có thể xác định lập trường của chúng ta về các vấn đề quan trọng). Nếu so sánh và cân nhắc cái nào hơn, chúng ta phải là người chia sẻ một số động lực, mục đích, hoặc phương pháp, vì nếu không, theo tôi thì sẽ có cách nhận thức có thể chứng minh rằng có một cái “tốt hơn” áp dụng cho mọi vấn đề, như một quy luật, mà chúng ta nên áp dụng cái này hoặc cái kia. Triết học có vẻ khả dĩ là “đối tượng” cho một viễn cảnh như vậy, nhưng chính triết học lại không là một nền tảng được chấp nhận khả dĩ cung cấp các tiêu chuẩn để phân xử các vấn đề như vậy. Vả lại, cũng như khoa học, nó là một quá trình thẩm tra lâu dài. Triết học có thể hỏi nên chọn chứng cớ hay đức tin, và chọn cách nào, cùng với những hình ảnh khác nhau của thế giới, nhưng nó không thể có cách trả lời.
Bổn phận của chúng ta đối với tôn giáo hoặc khoa học thường không được quyết định bởi sự thẩm tra của triết học, tôi nghĩ vậy, nhưng chỉ bởi mỗi chúng ta khôn lớn theo nền văn hóa riêng nào đó, có thể đó là tôn giáo, khoa học, hoặc cả hai. Ông Gould, và những người như ông, có thể quyết định vấn đề linh hồn dựa trên kinh nghiệm vì quan điểm được khai hóa, với giá trị cao của nó về sự nối kết theo nhận thức, khá nhiều người đòi hỏi điều đó. Những người lớn khôn trong môi trường tôn giáo mạnh mẽ, hoặc ảnh hưởng hệ thống của các tôn giáo với một chút hoặc không được hỗ trợ về chứng cớ, sẽ quyết định bằng cách kiểm soát giáo lý hoặc theo trực giác. Vì khoa học không thể bác bỏ sự hiện hữu của linh hồn, mà chỉ nói là thiếu chứng cớ, những người này “vô cảm” bởi sự đòi hỏi chứng cớ sẽ lợi dụng sự thất bại hiển nhiên và quy định những gì họ thích. Nếu không có chứng cớ thì những người-thực-sự-tin cũng tin rồi, không cần dẫn chứng. Nhưng một phần văn hóa của đức tin là sự mặc khải và giáo quyền cũng đủ làm nền tảng cho niềm tin, chúng ta không cần biết khoa học nói gì. Đối với người-thực-sự-tin, như vậy không có điểm rõ ràng trong khoa học (hoặc triết học) để chứng minh tính nghiêm khắc trí tuệ của chủ nghĩa tự nhiên.
Trong tiểu luận này, tôi nhấn mạnh về bản thể học tương ứng và đức tin được điều khiển bởi các chiến lược chứng minh đức tin, các chiến lược này lần lượt được điều khiển bởi các mối bận tâm thực tế khác. Nhưng, vì chúng ta là con người, có thể chúng ta sẽ chia sẻ nhiều mối bận tâm trong cuộc sống. Khoa học gia, khi không liên quan kiến thức nối kết thì sẽ đối mặt với các vấn đề tương tự về sự hiện hữu mà tôn giáo coi là lĩnh vực đặc biệt. Dĩ nhiên chúng ta cũng cung cấp cho các thần học gia, các giáo dân sùng đạo, và “môn đệ” của Tân Thời Đại chút hiếu kỳ trí tuệ và mong muốn sự kiên trì nhận thức được minh hạ nhờ khoa học.
Nếu các khoa học gia lưỡng lự về sự hiện hữu, chúng ta có nên cho rằng họ không gặp bất lợi so với những người không bị hạn chế bởi sự đòi hỏi chứng cớ? Nói cách khác, các khoa học gia và những người theo chủ nghĩa tự nhiên có thể thoải mái nói về các mối quan tâm “tối hậu” mà không đòi hỏi sự phổ biến tạo họ nên các Kitô hữu mừng lễ Phục Sinh và những người Do Thái mừng lễ Vượt Qua? Nếu vậy, có thể trường hợp này vẫn được tạo ra vì cách áp dụng toàn cầu theo quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên. Có thể chúng ta không cần thổi phồng đòi hỏi của chúng ta về những gì hiện hữu trong thế giới này để làm thỏa mãn nhu cầu cá nhân đối với sự hiện hữu an toàn, sự đồng nhất ổn định, và nguồn gốc các giá trị cơ bản.
Ý thức hệ dựa vào đức tin là cách phản ứng đối với điều kiện của nhân loại. Cách phản ứng này có thể liên quan nguồn gốc trí thức và xã hội nhưng không cần làm ngơ phạm trù hiện hữu cá nhân. Việc cho biết sức mạnh của quan điểm như vậy vẫn không làm cho nó thành cách chọn lựa duy nhất, vì không có tiêu chuẩn ưu tiên nào điều khiển đức tin và bản chất. Mặc dù đức tin, truyền thống, quyền hành, và sự mặc khải sẽ tiếp tục thỏa mãn các nhu cầu nào đó, vì nhiều nhu cầu này có thể được thỏa mãn như nhau bằng cách đòi hỏi chứng cớ về các niềm tin chính. Có sự thỏa mãn đáng kể về cảm xúc trong chủ nghĩa tự nhiên, tôi cho rằng sự thỏa mãn tâm linh không là đặc điểm quá tải với thuyết Nhị Nguyên (dualism). Dù sao thì cũng vẫn cần có cái tên để mà gọi!
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Naturalism.org)