Home / Chia Sẻ / Đức Tin và Chuỗi Mân Côi

Đức Tin và Chuỗi Mân Côi

 

DucTin va ChuoiManCoiSách “Những Ơn Lạ Mẹ Ban” có ghi lại câu chuyện này:

Hồi 19 tuổi, nhà văn Ozanam đến Paris với một tâm hồn không hẳn là vô tín ngưỡng, nhưng đang bị lung lay mạnh, có thể nói là khủng hoảng trần trọng.

Một hôm Ozanam vào nhà thờ Đức Bà để xem tranh ảnh và công trình kiến trúc, bỗng Ozanam thấy gần cung thánh có một ông lão đang quì cầu nguyện, Ozanam tưởng là ông ta chỉ là một thường dân. Chàng đến gần và nhận ra đó là Ampère đại nhân, một nhà bác học danh tiếng đương thời. Tự nhiên Ozanam quì xuống, ngượng nghịu thầm thĩ cầu nguyện với Đấng mà chàng đã bỏ lâu nay. Lúc đó, tay bác học Ampère đang lẫn chuỗi Mân côi, mắt nhắm lại và rất kính cẩn.

Lúc sau, nhà bác học ra về, Ozanam đến gần và có vẻ rụt rè. Thấy vậy, bác học Ampère hỏi:

     – Tôi có thể giúp anh việc gì không, hay anh muốn giải một bài toán?

Ozanam nói:

     – Thưa không, con là sinh viên văn khoa, rất giở về môn toán.

     – Vậy anh bạn cần điều gì khác?

     – Con muốn xin giáo sư giúp ý kiến về vấn đề đức tin.

Bác học Ampère cười:

     – Đức tin là môn tôi rất dở, nhưng tôi sẽ gắng.

Về sau, ông Ozanam thường nói: “Chuỗi tràng hạt của nhà bác học Ampère đã ảnh hưởng mạnh tới cuộc đời tôi hơn tất cả những sách đạo và bài giảng”.

Bác học André-Marie Ampère sinh ngày 20-1-1775 tại Lyon (gần Poleymieux, Pháp), là nhà vật lý, là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật mang tên ông là định luật Ampère – đơn vị đo cường độ dòng điện. Ông nói một câu khiến chúng ta phải suy tư: “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện”. Một bác học danh tiếng mà còn vậy thì chúng ta là gì mà không cầu nguyện, không lần Chuỗi Mân Côi?

Ông có tính tò mò và say mê tìm hiểu kiến thức từ khi còn rất nhỏ, người ta nói rằng ông đã đưa ra lời giải cho các tổng số học lớn bằng cách sử dụng các viên sỏi và mẩu bánh bích quy trước khi biết các con số. Cha ông dạy Latin cho ông, nhưng sau đó người cha không dạy Latin nữa vì nhận thấy con trai mình có khả năng và khuynh hướng nghiên cứu toán học. Về sau, Ampère học lại tiếng Latin để hiểu được các tác phẩm của Euler và Bernoulli. Cuối đời ông nói rằng ông biết nhiều nhất về toán học khi ông 18 tuổi, tuy vậy ông cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thi ca, triết học và khoa tự nhiên.

Khi Lyon rơi vào tay quân đội Cách Mạng Pháp năm 1793, cha của Ampère (giữ chức thẩm phán trị an) đã chống lại một cách kiên quyết với cuộc cách mạng này, do đó đã bị bỏ tù và sau đó đã chết trên đoạn đầu đài. Sự kiện này gây ấn tượng sâu sắc đối với tâm hồn nhạy cảm của Ampère. Vài năm sau đó ông đã chìm trong sự lãnh cảm. Sau đó, sở thích của ông đã được đánh thức bởi một số bức thư về thực vật học khi chúng đến tay ông, và từ đó ông đã chuyển sang nghiên cứu thi ca cổ điển và sáng tác những bài thơ. Sau này, ông cho biết rằng có ba mốc lớn tròng đời ông: Rước lễ lần đầu, đọc bài Điếu văn cho Descartes của Antoine Léonard Thomas (nhà thơ Pháp), và sự kiện chiếm ngục Bastille.

Năm 1796, ông gặp cô Julie Carron và họ đã gắn bó với nhau. Quá trình gặp gỡ của hai người đã được ông ghi chép lại rất thật trong tạp chí Amorum. Năm 1799, họ cưới nhau. Khoảng năm 1796, Ampère dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon. Năm 1801, ông chuyển tới Bourg làm giáo sư vật lý và hóa học, để lại người vợ ốm đau và con gái Jean Jacques Ampère ở Lyon. Vợ ông mất năm 1804, ông đã không bao giờ lấy lại được thăng bằng vì sự mất mát này. Cùng năm này, ông được bổ nhiệm làm giáo sư môn toán tại trường trung học Lyon.

Bài báo nhỏ của ông “Considérations Sur La Théorie Mathématique Du Jeu” (Suy nghĩ về Lý thuyết Toán học Vui) miêu tả những khả năng thắng bạc thay vì chơi may rủi, được xuất bản năm 1802, và đã được sự chú ý của Jean Baptiste Joseph Delambre – người giới thiệu ông làm giáo sư ở Lyon. Năm 1804, ông là trợ giảng tại trường Bách khoa Paris, ở đó ông được bầu là giáo sư toán năm 1809. Ông tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu đa ngành với một sự chuyên cần không suy giảm. Ông được kết nạp làm thành viên của Hàn lâm viện Pháp năm 1814.

Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận. Ngày 11-9-1820, ông được biết về phát minh của Hans Christian Orsted rằng kim nam châm chịu tác động của dòng điện. Ngày 18-9-1820, ông gửi một báo cáo tới Hàn lâm viện, báo cáo này chứa đựng những bình luận hoàn thiện hơn về hiện tượng này.

Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công thức toán học, không chỉ để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới. Ông đã viết bài “Essai Sur La Philosophie Des Sciences” (Trắc nghiệm về Triết lý Khoa học) rất có giá trị. Ngoài ra, ông đã viết một loạt các bài viết, trong đó có hai bài về tích phân của các phương trình vi phân.

Sự hào hiệp và tính cách đơn giản của ông được thể hiện trong cuốn Journal et correspondance (Paris, 1872) do ông viết. Sau 45 năm, các nhà toán học đã phải công nhận ông. Sự cống hiến của ông rất lớn trong lĩnh vực khoa học, toán học, vật lý, hóa học, triết học. Trong toán học, ông nghiên cứu lý thuyết xác suất, giải tích và ứng dụng toán học vào vật lý.

Là nhà toán học hàng đầu, ông đã chỉ ra cách sử dụng ngành khoa học này. Ông coi toán học là một ngành của triết học, là cơ sở để đưa các phát minh trong vật lý trở thành các công thức định lượng. Vai trò của toán học là nâng cao tính chính xác, cũng như một phương tiện thực nghiệm của vật lý hiện đại.

Là một nhà tiên đoán vĩ đại, ông đã đưa ra các tư tưởng khoa học, từ đó đã mở ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học rộng lớn. Tên tuổi của ông được xếp ngang hàng với các nhà bác học vĩ đại khác của nước Pháp và thế giới.

Công trình của Ampère về vật lý đạt được hàng loạt các thành tựu vĩ đại. Dựa vào phát hiện của Orsted năm 1820 về tác dụng của dòng địện lên kim nam châm, ông đã nghiên cứu bằng thực nghiệm để tìm ra lực điện từ và phát biểu thành định luật mang tên ông. Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học. Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện. Công thức Ampère và định luật Faraday là hai cơ sở chính để James Clerk Maxwell xây dựng nên lý thuyết trường điện từ.

Trong hóa học, ông đã tìm ra định luật sau này gọi là định luật Avogadro-Ampère. Ông còn là một nhà thực nghiệm tài ba, tự thiết kế và tự làm nhiều thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Các thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện (như am-pe kế, vôn kế, điện trở kế,…). Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện.

Ông qua đời ngày 10-6-1836 tại Marseille (Pháp) và được an táng tại nghĩa trang Montmartre (Paris, Pháp).

Một nhà khoa học danh tiếng lẫy lừng như bác học André-Marie Ampère mà có niềm tin mạnh mẽ và rất sùng kính Đức Mẹ, bằng chứng là ông say mê lần chuỗi Mân Côi. Điều đó cho chúng ta thấy rằng khoa học và đức tin không hề đối nghịch, một khi người ta càng hiểu rõ về khoa học thì càng thêm vững đức tin, càng đến gần Thiên Chúa và Đức Mẹ.

Đức tin vô cùng quan trọng. Tại sao? Vì nhờ đức tin mà được cứu độ (Rm 1:15), nhờ đức tin mà nên công chính (Rm 3:21; Rm 5:1; Rm 9:30; Rm 9:32; Rm 10:6; Gl 3:24; Dt 11:7), nhờ đức tin mà được niềm vui và bình an (Rm 15:13), nhờ đức tin mà được chữa lành (Mt 9:22; Mc 5:34; Lc 8:48; Lc 17:18; Lc 18:42).

Chuỗi Mân Côi là Bản Tóm Lược của Phúc Âm, lần chuỗi Mân Côi là một cách củng cố đức tin. Chính Đức Mẹ đã khuyến cáo tại Fatima: “Ăn năn đền tội – Canh tân đời sống – Lần chuỗi Mân Côi”. Đó là “Mệnh Lệnh Fatima” được Đức Mẹ truyền qua ba trẻ nhỏ (Luxia, Giaxinta và Phanxicô), và đó cũng là bí quyết để chúng ta có thể cứu thế giới, cứu các linh hồn, và cứu chính mình.

TRẦM THIÊN THU

Xem thêm

VIRGIN MARY

Suy niệm Tin Mừng Lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống, NĂM B, của Lm Minh Anh

  NGÔI NHÀ NGỌT NGÀO “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về …